Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 26)

“Nhà trường là cầu nối của giáo dục vi mô (nền giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân) với giáo dục vi mô ( quá trình dạy học, sự phát triển nhân cách học sinh). Nó cũng là cầu nối làm cho trẻ em đi từ thế giới tình cảm của gia đình đến thế giới công việc của xã hội gặp nhiều thuận lợi, tránh đi các sự hụt hẫng căng thẳng” [2, tr5]

Mỗi nhà trường là một cơ sở giáo dục được quy hoạch cụ thể, có địa chỉ, có địa giới hành chính rõ ràng. Mỗi nhà trường có hệ thống cơ sở vật chất riêng biệt, đội ngũ giáo viên nhân viên, học sinh và cơ cấu quản lý tổ chức độc lập.Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

Các nội dung cơ bản về quản lý nhà trường bao gồm:

- Quản lý hoạt động dạy học và kiểm định chất lượng - Quản lý các hoạt động giáo dục, hỗ trợ hoạt động dạy học - Quản lý nhân sự

- Quản lý tài chính

- Quản lý cơ sở vật chất – kĩ thuật - Quản lý hành chính trường học - Kiểm tra nội bộ trường học

Nhà trường là một thiết chế xã hội. Thiết chế nhà trường trong xu hướng phát triển nền dân chủ xã hội rất đa dạng nhưng “dù đa dạng đến đâu mọi nhà trường muốn tồn tại và phát triển hợp quy luật kinh tế - xã hội đều phải giữ vững lý tưởng dân chủ và nhân văn” “Nhà trường phấn đấu là vầng trán của cộng đồng và có biện pháp huy động được cộng đồng phát triển nhà trường, đưa cộng đồng là trái tim của nhà trường”. [2, tr98]

Những mô hình nhà trường gây được tiếng vang về tổ chức sư phạm ở

thế kỉ XX như: Nhà trường tích cực, Nhà trường cộng đồng, Nhà trường

hiệu quả, Trường học thân thiện cho trẻ em là những mô hình nhà trường

phản ánh rõ nét những quan điểm tư tưởng dân chủ nhân văn trong tổ chức, lãnh đạo, quản lý nhà trường. Một nhà trường tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho người học, thỏa mãn các nhu cầu xã hội chính là “chất lượng” mà ai cũng muốn nhưng không phải dễ dàng có được. Đối với mỗi nhà trường, quản lý nhà trường như thế nào để nhà trường đó trở thành một nhà trường tốt đẹp là một câu hỏi lớn mà người có chức năng nhiệm vụ lãnh đạo quản lý cần phải tìm ra đáp án.

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)