Xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 97)

a.Mục đích của biện pháp

Xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng trường mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” là biện pháp cần thiết nhằm tiếp cận quản lý chất lượng ở mức độ hệ thống, bài bản. Một hệ thống quản lý chất lượng với hệ thống thông tin mở, đa chiều (nhà trường – giáo viên, nhân viên – phụ huynh học sinh – các cấp quản lý cấp trên như phòng GD –ĐT, chính quyền địa phương), xuyên suốt đến từng thành viên, được xử lý nhanh, đúng trách nhiệm, phát huy được tính dân chủ và tự quản.

b.Nội dung của biện pháp

Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ trường mầm non tư thục để hướng tới xây dựng được hệ thống quản lý bao gồm:

1.Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng:

a)Các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng

c)Các thủ tục dạng văn bản và hồ sơ theo yêu cầu của quản lý chất lượng

d)Các tài liệu, hồ sơ được nhà trường xác định là cần thiết để đảm bảo hoạch định, vận hành và kiểm soát có hiệu lực các quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ.

2.Bộ máy tổ chức trường MNTT “Mẹ Yêu Con” với cơ chế điều hành và phân bổ nguồn lực theo mục tiêu và nhiệm vụ đảm bảo và cải tiến chất lượng. Bộ máy này tập trung vào các vấn đề chính:

a)Trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường b)Quản lý nguồn lực

c)Tạo sản phẩm/ dịch vụ d)Đo lường, phân tích, cải tiến

c.Cách thức tổ chức thực hiện

Một giao diện gần gũi với khách hàng (bao gồm cả học sinh, phụ huynh và khách hàng nội bộ - chính là những thành viên trong nhà trường) là điểm quan trọng cho toàn bộ chiến lược quản lý chất lượng và là những điều kiện cơ sở để xác định một mô hình cần thiết, một cơ chế vận hành phù hợp cho hệ thống quản lý chất lượng này. Việc tổng hợp các nhu cầu của khách hàng, các nhu cầu nội bộ của tổ chức để xác định các quy trình quản lý hướng tới thỏa mãn cao nhất các nhóm nhu cầu chính là cơ sở của việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Nhiều khi, tâm lý của thành viên trong nhà trường và các tác động quản lý của lãnh đạo nhà trường có phù hợp với quy luật tâm lý nghề nghiệp, tâm lý giới tính và tâm lý sư phạm hay không ?các cô giáo thì muốn được làm việc trong môi trường như thế nào, quản lý ra sao ? chính là những câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời để có thể xây dựng và vận hành thành công một hệ thống quản lý chất lượng trước khi đề cập đến những vấn đề mang tính chất hành chính.

Vận dụng hệ thống quản lý chất lượng có uy tín như ISO, trường mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” có thể căn cứ vào điều kiện thực tiễn của đơn vị

để từng bước tự xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ mầm non. Khi có đủ sự tự tin vững vàng, nâng cao được chất lượng đội ngũ có sự thích ứng với phương thức quản lý chất lượng, nhà trường có thể xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, mời chuyên gia tư vấn và các nhóm đánh giá ngoài để được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn ISO về quản lý chất lượng dịch vụ.

Để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO đòi hỏi những nỗ lực và quyết tâm của lãnh đạo nhà trường. TCVN ISO 9001 – 2008 đã chỉ ra rằng “Chấp nhận một hệ thống quản lý chất lượng nên là một quyết định chiến lược của tổ chức. Việc thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nên phụ thuộc vào

a)môi trường của tổ chức, các thay đổi và những rủi ro trong môi trường đó

b)các nhu cầu khác nhau c)các mục tiêu riêng biệt d)các sản phẩm cung cấp e)các quá trình được sử dụng f) quy mô và cơ cấu của tổ chức”

và “Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu cụ thể cho các hệ thống quản lý khác, như các hệ thống quản lý môi trường, quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, quản lý tài chính hoặc quản lý rủi ro. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này giúp tổ chức hòa hợp và hợp nhất hệ thống quản lý chất lượng của mình với các yêu cầu của hệ thống quản lý có liên quan. Tổ chức có thể điều chỉnh hệ thống quản lý hiện hành của mình nhằm mục đích thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này ”

Những gợi dẫn trên đây của ISO 9001 – 2008 cho thấy mức độ linh hoạt và sự phù hợp của các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO đối với hệ thống quản lý nhà trường.Các tổ chức muốn áp dụng các tiêu chuẩn này căn cứ vào những chỉ dẫn đó để tự xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo đặc

thù của tổ chức và sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung ứng ra thị trường.Khi thực hiện việc xây dựng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ mầm non tại trường MNTT “Mẹ Yêu Con”, nhà trường có thể dựa trên các tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm/ dịch vụ theo các nguyên tắc và những chỉ dẫn được đưa ra cụ thể theo quy trình quản lý chất lượng.

d.Điều kiện thực hiện

Nhà trường phải nghiên cứu kĩ lưỡng bộ tiêu chuẩn để áp dụng phù hợp với tổ chức nhà trường.Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả đánh giá, phân tích dữ liệu, hành động khắc phục, hành động phòng ngừa và sự xem xét của lãnh đạo mà bộ tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 là những hướng dẫn thiết thực. Tuy nhiên, quản lý chất lượng không bao giờ là công việc làm một lần là xong.Đó là việc thường xuyên, liên tục và luôn luôn cải tiến dựa trên kết quả cập nhật các thông tin mới, đáp ứng được nhu cầu ngày một đa dạng và cao hơn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)