Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 101)

Các biện pháp trên được đề xuất trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” tiếp cận quản lý chất lượng trong 2 năm vừa qua.Các biện pháp đưa ra bản thân chúng đòi hỏi việc thực hiện phải mang tính đồng bộ do chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.Đưa quản lý chất lượng vào mục tiêu sứ mạng và chiến lược dài hạn của nhà trường là bước đi đầu tiên nhằm khẳng định cam kết của lãnh đạo và kì vọng tạo dựng đặc trưng

văn hóa của tổ chức ngay từ đầu.Bất cứ giáo viên nào khi là thành viên của tổ chức thì đương nhiên thừa nhận và làm việc theo những tôn chỉ mục đích này. Do đó, đây là biện pháp đầu tiên, biện pháp tiên quyết để đổi mới quản lý nhà trường.

Việc hoạch định và thiết kế chất lượng là cơ sở, là căn cứ cho việc đảm bảo chất lượng, vì vậy tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa là biện pháp gần như bắt buộc. Các biện pháp tiếp theo là từng bước hiện thực hóa làm cho tổ chức hướng vào chất lượng và quản lý hướng vào chất lượng một cách bài bản dựa trên nhận thức và năng lực thực thi chất lượng của đội ngũ. Quản lý chất lượng phải thực sự “hướng vào khách hàng nội bộ” .Tạo ra sự thỏa mãn của người giáo viên mầm non về nhận thức, tình cảm để người giáo viên mầm non dồn tâm huyết vào công việc là yếu tố quyết định thành công của người quản lý. Cho nên đào tạo bồi dưỡng đội ngũ về quản lý chất lượng, xây dựng và phát huy vai trò của tổ nhóm chất lượng là 2 biện pháp then chốt để quản lý chất lượng được chấp nhận và thúc đẩy trong tổ chức.

Quản lý chất lượng phải thể hiện trên một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cải tiến liên tục.Không xây dựng được hệ thống cho phù hợp thì những thủ tục văn bản có thể tạo ra gánh nặng, sự rườm rà thiếu hiệu quả mà lại gia tăng áp lực hành chính lên những người làm việc mang tính chuyên môn là người giáo viên.Biện pháp sử dụng chuyên gia là biện pháp hỗ trợ đắc lực cho việc chuyên môn hóa quản lý theo phương thức quản lý chất lượng do tính khách quan của đánh giá ngoài và hỗ trợ của chuyên gia về quản lý chất lượng.

3.4.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Trên đây là một số biện pháp quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội tiếp cận quản lý chất lượng mà tác giả đề xuất để nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non tại cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp, tác giả đã dùng phương pháp lập phiếu hỏi ý

kiến của các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Số người được hỏi là 32 người. Cách thức tổ chức lấy phiếu hỏi là thông qua cuộc họp chuyên môn của nhà trường, tác giả giới thiệu tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài, sau đó phát phiếu hỏi. Kết quả tổng hợp ý kiến về cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

STT BIỆN PHÁP TÍNH CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN

PHÁP Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %

1 Đưa quản lý chất lượng vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường

91 6 3%

2 Tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa các mặt công tác trong trường MNTT “Mẹ Yêu Con”

98 2 0

3 Đào tạo về quản lý chất lượng cho toàn thể đội ngũ để biến quản lý thành tự quản, đa dạng hóa hình thức đào tạo

96 4 0

4 Xây dựng và phát huy vai trò của các tổ nhóm trong cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng

80 20 0

5 Xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

95 5 0

Kết quả khảo nghiệm cho thấy đại đa số các cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đều cho rằng các biện pháp quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” theo tiếp cận quản lý chất lượng là cần thiết. Chỉ có biện pháp thứ 4: Xây dựng và phát huy vai trò của các tổ nhóm trong cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng là có 20 % số người được hỏi cho rằng không cần thiết, một số nêu ý kiến về lí do không cần thiết là quy mô tổ chức độ ngũ của nhà trường nhỏ, số lượng dưới 40 người và nhận thức của đại đa số giáo viên về chất lượng công việc cũng nhưng tinh thần và thái độ tâm huyết với nghề đều rất cao nên không cần phải có thêm 1 tổ nhóm chuyên về quản lý chất lượng để tránh thêm sự chồng chéo rườm rà trong bộ máy tổ chức.

Bảng 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

STT BIỆN PHÁP TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN

PHÁP

Khả thi Ít khả thi Không khả thi

Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ %

1 Đưa quản lý chất lượng vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường

96 4 0

2 Tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa các mặt công tác trong trường MNTT “Mẹ Yêu Con”

80 20 0

3 Đào tạo về quản lý chất lượng cho toàn thể đội ngũ để biến quản lý thành tự quản, đa dạng hóa hình thức đào tạo

96 4 0

4 Xây dựng và phát huy vai trò của các tổ nhóm trong cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng

68 32 0

5 Xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

95 4 0

Từ kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp cho thấy:

- Tính khả thi của các biện pháp khá cao, trung bình: 89 %, còn lại 11 % là ít khả thi, không có biện pháp nào không khả thi.

- Biện pháp có tỉ lệ cao hơn là các biện pháp: 6, 5, 3,1. Cả 4 biện pháp đều liên quan đến phương thức thực hiện, triển khai sâu hơn nữa phương thức quản lý tiếp cận quản lý chất lượng. Cho nên nếu phương thức rõ ràng, phù hợp với đặc thù của nhà trường, có bộ phận chuyên gia hỗ trợ sẽ tạo điều kiện giúp các thành viên trong trường MNTT “Mẹ Yêu Con” thấu hiểu, tin tưởng và hưởng ứng xây dựng văn hóa chất lượng trong môi trường làm việc của chính mình.

Trên cơ sở tỷ lệ tính khả thi của các biện pháp, trong công tác quản lý nhà trường, tác giả tiếp tục nghiên cứu tìm những giải pháp hỗ trợ để các biện pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

Kết luận chương 3

Các biện pháp trên cần được tiến hành đồng bộ với sự cam kết mang tính chiến lược của lãnh đạo nhà trường. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đi đôi với tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ về quản lý chất lượng, xây dựng và phát huy vai trò của các tổ nhóm chất lượng với từng bước đi thích hợp. Tiếp cận quản lý chất lượng trong quản lý dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ mầm non là việc có khả năng mang lại hiệu quả lớn, cần quyết tâm, kiên trì nhưng cũng không nên nóng vội. Then chốt của mọi việc vẫn là vấn đề con người. Sự thành công trong quản lý dù vận dụng bất cứ phương thức quản lý nào cũng phải dựa trên nghệ thuật điều hành quản lý nhân tố con người. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường phải nỗ lực tuyên truyền, thay đổi nhận thức cho đội ngũ, bồi dưỡng năng lực đủ để người giáo viên cũng như các thành viên khác tự tin, chủ động, biết cách phối hợp trong các quy trình công việc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Chất lượng giáo dục là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Chất lượng của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong những năm gần đây không những là vấn đề được quan tâm mà còn là vấn đề nóng bỏng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo những quyền lợi cơ bản của trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, những tác động quản lý từ trên xuống của nhà nước, của ngành đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập sẽ chỉ thực sự có hiệu quả nếu bản thân các cơ sở giáo dục ngoài công lập ý thức đầy đủ và có biện pháp đúng đắn để tự quản lý và thực hiện mục tiêu chất lượng cho chính cơ sở của mình. Vì vậy, nghiên cứu tiếp cận một phương thức quản lý trực tiếp hướng vào chất lượng và đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em ở tại cơ sở giáo dục mầm non tư thục là việc làm thiết thực và có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Mặt khác, trong đà phát triển của hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tính cạnh tranh ngày càng cao, sự phát triển dựa vào chất lượng giáo dục đào tạo của mỗi cơ sở là điều được thực tế ngày càng khẳng định.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của đất nước nói chung và của Thủ Đô Hà nội nói riêng đã đặt ra những yêu cầu nhiệm vụ mới cho giáo dục mầm non. Vị trí, vai trò của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ngày càng được khẳng định là một bộ phận cần đượckhuyến khích phát huy để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở giáo dục.Chính vì vậy, nghiên cứu, ứng dụng những biện pháp quản lý tiếp cận quản lý chất lượng là một hướng đi có tính khả thi trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Trường mầm non “Mẹ Yêu Con” là cơ sở GDMN ngoài công lập cần vận dụng phương thức quản lý chất lượng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của nhà trường, thích ứng với những yêu cầu mới và ngày càng cao của giáo

dục mầm non Thủ đô. Chúng tôi đề xuất hệ thống 6 biện pháp quản lý chất lượng cụ thể :

Một là, đưa quản lý chất lượng vào kế hoạch chiến lược của nhà trường.

Hai là, tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa các mặt công tác trong nhà trường.

Ba là, tổ chức chương trình đào tạo về quản lý chất lượng cho toàn thể đội ngũ để biến quản lý thành tự quản.

Bốn là, xây dựng và phát huy vai trò của các tổ nhóm trong cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng.

Năm là, xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng. Sáu là, sử dụng chuyên gia về quản lý chất lượng.

Với hệ thống các biện pháp trên đây, lãnh đạo nhà trường có thể từng bước vững chắc thiết lập một cơ chế quản lý nhà trường hướng vào chất lượng công việc, được đo lường cụ thể trên kết quả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non. Cơ chế quản lý này không trói buộc người giáo viên mầm non trong những quy định hà khắc mà cung cấp đầy đủ những chỉ dẫn để họ hoàn thành tốt công việc, cải tiến công việc, luôn làm việc chủ động theo định hướng mục tiêu chất lượng, đề cao mối quan hệ “Tôi và chất lượng công việc”, gạt bỏ mọi sự e dè sợ hãi trong quan hệ chủ thể - đối tượng quản lý, tạo ra văn hóa chất lượng trong nhà trường.

Toàn bộ luận văn là sự nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp trên cơ sở học tập nghiêm túc, kết hợp với kinh nghiệm công tác quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội của bản thân tác giả. Mặc dù quản lý chất lượng bắt nguồn từ quản lý sản xuất kinh doanh nhưng vấn đề chất lượng là vấn đề then chốt của mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.Thực tiễn việc áp dụng quản lý chất lượng vào quản lý nhà trường đã khẳng định những ưu điểm và đạt được thành công nhất định.Chính vì vậy, luận văn có cơ sở khoa học và thực tiễn để khẳng định quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” tiếp cận quản lý chất

lượng là hướng đi thích hợp để phát triển nhà trường.Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể có những đóng góp nhất định cho khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1.Đối với các cán bộ quản lý trường mầm non tư thục

Sự tồn tại và phát triển của một trường mầm non tư thục đặc biệt phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn các nhu cầu của phụ huynh học sinh. Chất lượng của một nhà trường là căn cứ để phụ huynh quyết định gửi con. Và chất lượng đó ngoài việc đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non còn phải được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.Chính vì vậy, quản lý chất lượng không còn là vấn đề mới mẻ mà là hướng đi tất yếu đối với mọi tổ chức tồn tại nhờ vào khách hàng.

Quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng là tất yếu, còn vận dụng như thế nào, ở mức độ nào lại tùy vào đặc thù, điều kiện, năng lực và mô hình quản lý hiện tại của từng trường. Các biện pháp quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” theo tiếp cận quản lý chất lượng là kết quả của việc nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng quản lý nhà trường sau khi đã áp dụng những nguyên tắc quản lý chất lượng vào hoạt động quản lý nhà trường trong 2 năm vừa qua có thể là một mô hình thực tế để tham khảo và tiếp tục nghiên cứu.

Đối với các cán bộ quản lý của trường MNTT “Mẹ Yêu Con”, căn cứ trên những kết quả khả quan đã đạt được, Ban giám hiệu, các tổ trưởng, trưởng ban cần phối hợp thực hiện các biện pháp khả thi để duy trì, đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và ngày càng nâng cao hiệu lực quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng, phấn đấu đạt mục tiêu được cấp chứng nhận ISO về quản lý chất lượng. Bản thân những người quản lý cần luôn quán triệt nguyên tắc “Cải tiến liên tục” và quan điểm hệ thống quản lý chất lượng không phải làm một lần là xong. Để đạt được các mục tiêu chiến lược, đội ngũ cán bộ quản lý phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp để góp phần thực hiện tốt đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.

2.2.Khuyến nghị đối với lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo

Quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng là một hướng đi có khả năng mang lại kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các cơ sở ngoài công lập. Mặt khác, số lượng các cơ sở GDMN ngoài công lập ngày càng tăng, tạo ra môi trường cạnh tranh trong giáo dục, mỗi nhà trường có thể có những hướng đi khác nhau để nâng cao chất lượng, gia tăng sức mạnh thương hiệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, mỗi trường có thể có cách thức khác nhau về tổ chức bộ máy và hệ thống quản lý, dẫn đến các hệ thống hồ sơ sổ sách có thể có những điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với đặc thù của từng cơ sở. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng”, tác giả xin đề xuất ý kiến tham mưu với lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo các cấp trong công tác quản lý chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập nói chung và với các trường mầm non tư thục nói riêng. Một là, khuyến khích các trường đưa lý thuyết quản lý chất lượng vào quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)