2.1.Đối với các cán bộ quản lý trường mầm non tư thục
Sự tồn tại và phát triển của một trường mầm non tư thục đặc biệt phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn các nhu cầu của phụ huynh học sinh. Chất lượng của một nhà trường là căn cứ để phụ huynh quyết định gửi con. Và chất lượng đó ngoài việc đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non còn phải được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.Chính vì vậy, quản lý chất lượng không còn là vấn đề mới mẻ mà là hướng đi tất yếu đối với mọi tổ chức tồn tại nhờ vào khách hàng.
Quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng là tất yếu, còn vận dụng như thế nào, ở mức độ nào lại tùy vào đặc thù, điều kiện, năng lực và mô hình quản lý hiện tại của từng trường. Các biện pháp quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” theo tiếp cận quản lý chất lượng là kết quả của việc nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng quản lý nhà trường sau khi đã áp dụng những nguyên tắc quản lý chất lượng vào hoạt động quản lý nhà trường trong 2 năm vừa qua có thể là một mô hình thực tế để tham khảo và tiếp tục nghiên cứu.
Đối với các cán bộ quản lý của trường MNTT “Mẹ Yêu Con”, căn cứ trên những kết quả khả quan đã đạt được, Ban giám hiệu, các tổ trưởng, trưởng ban cần phối hợp thực hiện các biện pháp khả thi để duy trì, đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và ngày càng nâng cao hiệu lực quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng, phấn đấu đạt mục tiêu được cấp chứng nhận ISO về quản lý chất lượng. Bản thân những người quản lý cần luôn quán triệt nguyên tắc “Cải tiến liên tục” và quan điểm hệ thống quản lý chất lượng không phải làm một lần là xong. Để đạt được các mục tiêu chiến lược, đội ngũ cán bộ quản lý phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp để góp phần thực hiện tốt đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2.Khuyến nghị đối với lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo
Quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng là một hướng đi có khả năng mang lại kết quả tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các cơ sở ngoài công lập. Mặt khác, số lượng các cơ sở GDMN ngoài công lập ngày càng tăng, tạo ra môi trường cạnh tranh trong giáo dục, mỗi nhà trường có thể có những hướng đi khác nhau để nâng cao chất lượng, gia tăng sức mạnh thương hiệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, mỗi trường có thể có cách thức khác nhau về tổ chức bộ máy và hệ thống quản lý, dẫn đến các hệ thống hồ sơ sổ sách có thể có những điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với đặc thù của từng cơ sở. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý chất lượng”, tác giả xin đề xuất ý kiến tham mưu với lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo các cấp trong công tác quản lý chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập nói chung và với các trường mầm non tư thục nói riêng. Một là, khuyến khích các trường đưa lý thuyết quản lý chất lượng vào quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ nầm non. Hai là, trong công tác thanh tra, kiểm tra, không áp đặt các yêu cầu và thủ tục, quy trình quản lý hồ sơ như trường mầm non công lập. Ví dụ: một số trường mầm non tư thục thu học phí và thanh toán tiền ăn với phụ huynh học sinh theo quý thì không nhất thiết phải tách thêm một phần quyết toán theo tháng như quy định hiện nay. Hoặc : một số trường mầm non cho trẻ ăn theo nhu cầu, hình thức tổ chức bữa ăn là bup – phê (tức là trẻ lựa chọn thức ăn mà mình muốn và không phải ăn những thức ăn mình không thích) dẫn đến lượng thức ăn xuất ra bao giờ cũng nhiều hơn lượng thức ăn tiêu thụ và việc giao nhận thức ăn chín không thể theo xuất ăn cũng như việc tính khẩu phần ăn không theo cách tính của các trường có chế độ thực đơn áp đặt (không có món thứ 2, 3 cho trẻ lựa chọn). Sự linh hoạt trong kiểm tra, thanh tra của các cấp lãnh đạo quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập sẽ có tác dụng khuyến khích những cách làm mới, đáp ứng cao hơn nhu cầu của trẻ và phụ huynh học sinh. Chỉ cần đảm bảo các quyền của trẻ em, chất lượng theo từng hạng mục việc và tính minh bạch trong
quản lý, các trường có thể tự chịu trách nhiệm về những công việc của mình. Với những cách làm khác với quy định hiện hành, các trường phải có thuyết minh, giải trình đủ chặt chẽ, đủ căn cứ và có minh chứng thực tế đầy đủ về việc đảm bảo các quyền lợi chính đáng của trẻ khi tham gia sinh hoạt và học tập ở các trường lớp mầm non ngoài công lập. Có thể các cấp lãnh đạo, quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nên có những chính sách riêng cho các mô hình ngoài công lập để phù hợp hơn với thực tiễn, khuyến khích những cách làm mới, những cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của khối mầm non ngoài công lập nói riêng và của giáo dục mầm non nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Quỳnh Anh (2013), Quản lý chất lượng giáo dục mầm non tại
Trường mẫu giáo Việt – Triều hữu nghị , thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ
QLGD.
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2010),Quản lý nhà trường(Sách
chuyên khảo giáo dục và quản lý giáo dục dành cho hệ đào tạo cử nhân quản lý).Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ giáo dục vào đào tạo (2010),Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, Ban hành
theo thông tư số 23/2010/TT – BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2008),Chuẩn giáo viên mầm non, Ban hành theo
quyết định số 02/2008/ QĐ – BGDĐT ngày 22/1/2008.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2014),Quy chế công nhận trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia, Ban hành theo Thông tư 02/ 2014/ TT – BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2008),Điều lệ trường mầm non, Ban hành theo
Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008). TCVN ISO 9001 : 2008
8. Phạm Thị Châu (2008),Quản lý giáo dục mầm non (Giáo trình dành cho
hệ cao đẳng sư phạm mầm non). Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010),Đại cương khoa học
quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
10.Nguyễn Đức Chính (2012),Tập bài giảng Quản lý chất lượng trong giáo
dục, Trường đại học giáo dục Đại học quốc gia Hà Nội.
11.Nguyễn Đức Chính (2012),“Những thách thức của giáo dục thế kỉ 21:
12.Trần Khánh Đức (2011), Giáo trình Sự phát triển các quan điểm giáo
dục (dùng cho các khóa đào tạo sau đại học về giáo dục và quản lý giáo dục).
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
13. Đặng Xuân Hải (2011),Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối
cảnh thay đổi ( Tập bài giảng). Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.
14.Nguyễn Trọng Hậu (2010),Tập bài giảng Những cơ sở của Lý luận quản
lý giáo dục. Trường Đại học giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội.
15.Phạm Quang Huân(2002), “Ứng dụng khoa học quản lý chất lượng, một
xu thế mới trong quản lý giáo dục hiện nay”, Tạp chí thông tin KHGD. Viện
KHGD, số 91/2002.
16.Phạm Quang Huân (2003), “Sự phát triển của các phương thức quản lý
chất lượng”, Tạp chí Phát triển giáo dục, Số tháng 10/2003.
17.Phạm Quang Huân (2004), “Tiếp cận ISO 9000 Trong đổi mới quản lý
giáo dục phổ thông ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục số 96/2004
18.Phạm Quang Huân (2006), “Vận dụng 8 nguyên tắc quản lý chất lượng
theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000 vào nhà trưởng phổ thông”, Tạp chí
Thông tin Khoa học sư phạm – ĐHSP Hà Nội. Số 16, tháng 12/2006.
19.Nguyễn Thị Bích Liên (2008),Biện pháp quản lý chất lượng trường mầm
non A theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể. Luận văn thạc sỹ QLGD.
20.Phan Thế Sủng, Lưu Xuân Mới (2000),Tình huống cách ứng xử tình
huống trong quản lý giáo dục và đào tạo. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
21.Lục Thị Nga (2004),Những tình huống thường gặp trong quản lý trường
học (cách suy nghĩ và ứng xử thành công). Nxb Giáo dục.
22.UNESCO (1996), Học tập, một kho báu tiềm ẩn (Báo cáo gửi UNESCO
của hội đồng quốc tế về giáo dục thể kỉ XXI) (2002) NXB Giáo dục.
23.Thủ tướng chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, phê
quyệt theo quyết định 771/ QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ, ngày 13/6/2012.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤ HUYNH HỌC SINH
Kính gửi: Quý phụ huynh học sinh
Để nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ và đáp ứng nhu cầu mong mỏi của các bậc phụ huynh, Nhà trường tổ chức đợt thăm dò ý kiến phụ huynh học kì II, năm học 2012 – 2013. Rất mong các bậc phụ huynh phối hợp thực hiện để đợt thăm dò đạt kết quả tốt, giúp nhà trường định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
STT Nội dung thăm dò ý kiến phụ huynh Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý 1 Quý vị yên tâm với chất lượng bữa ăn của trẻ
2 Quý vị yên tâm với môi trường sinh hoạt và chất lượng vệ sinh phòng dịch của nhà trường 3 Quý vị yên tâm với chất lượng hoạt động học
tập của trẻ
4 Nhà trường có cải tiến trong quản lý, tổ chức và phụ huynh, học sinh nhận được lợi ích từ những điều chỉnh đó.
5 Quý vị cảm thấy những gì con em mình nhận được là phù hợp với mong muốn của gia đình 6 Quý vị cảm thấy những gì con em mình nhận
được là phù hợp với mức chi phí gia đình đóng góp
7 Mức học phí và các khoản thu của nhà trường hiện nay là phù hợp với mức thu nhập của quý vị
8 Hệ thống thông tin giữa gia đình và trường đã đảm bảo được kịp thời, hiệu quả
9 Nhà trường đã quan tâm, lắng nghe và xử lý tốt thông tin, yêu cầu, đề nghị từ phía phụ
huynh và học sinh
10 Tác phong, cử chỉ của giáo viên thể hiện được sự quan tâm, chu đáo, ân cần đối với trẻ và tôn trọng, chia sẻ đối với phụ huynh
11 Cơ sở vật chất được cải thiện, bổ sung thường xuyên
12 Quý vị cảm thấy chất lượng chung của nhà trường có được cải thiện hơn so với năm trước.
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC CÔNG VIỆC THEO PHƯƠNG CHÂM CHẤT LƯỢNG
“HƯỚNG VÀO KHÁCH HÀNG”
Kính gửi: Quý thầy cô
Nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức công việc trong nhà trường, phát huy vai trò tích cực chủ động của các thầy cô giáo trong việc tổ chức công việc theo phương châm chất lượng “Hướng vào khách hàng”, nhà trường tổ chức đợt tham dò ý kiến của Quý thầy cô. Rất mong Quý thầy cô hợp tác thực hiện để đợt thăm dò đạt kết quả nhằm nâng cao chất lượng Nhà trường.
STT Nội dung thăm dò ý kiến giáo viên, nhân viên Đúng Không hoàn toàn đúng Không đúng 1 Đồng chí nhận thấy mình có thể làm việc tốt theo mô hình nhà trường hướng tới thỏa mãn nhu cầu phụ huynh học sinh
2 Đồng chí thấy phương pháp tổ chức công việc của nhà trường là rõ ràng và dễ thực hiện 3 Đồng chí nhận được sự hỗ trợ về phương pháp
và sự cung ứng về phương tiện làm việc đầy đủ từ phía nhà trường
4 Đồng chí nhận được sự khen thưởng và phê bình đúng lúc, đúng việc
5 Bản thân đồng chí hiểu rõ các yêu cầu về chất lượng từng công việc mà mình thực hiện 6 Bản thân đồng chí đã thực hiện các công việc
theo yêu cầu để đảm bảo các tiêu chí chất đã đề ra
7 Đồng chí có suy nghĩ đến việc cải tiến công việc và đã từng đề xuất cải tiến lên ban giám hiệu nhà trường
8 Hệ thống thống kê làm cho việc đánh giá trở nên rõ ràng, chính xác hơn và quyết định tốt hơn
9 Hệ thống sổ sách giấy tờ theo dõi công việc giúp người giáo viên chủ động với công việc hơn
10 Kết quả công việc trở nên tốt hơn khi nhà trường áp dụng các tiêu chí chất lượng và quy trình chất lượng
Ý kiến đóng góp:
……… ……… ……… Xin trân trọng cảm ơn !
PHIẾU HỎI
Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Sau khi được thông tin về nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài “Quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” tiếp cận quản lý chất lượng”, các vị có thể cho biết ý kiến của mình về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp bằng cách đánh dấu X vào các lựa chọn:
1. Về tính khả thi của các biện pháp:
STT BIỆN PHÁP TÍNH KHẢ THI
Khả thi Ít khả thi
Không khả thi 1 Đưa quản lý chất lượng vào kế hoạch chiến
lược phát triển nhà trường
2 Tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa các mặt công tác trong trường MNTT “Mẹ Yêu Con”
3 Đào tạo về quản lý chất lượng cho toàn thể đội ngũ để biến quản lý thành tự quản, đa dạng hóa hình thức đào tạo 4 Xây dựng và phát huy vai trò của các tổ
nhóm trong cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng
5 Xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng
6 Sử dụng chuyên gia
Ý kiến đóng góp:
……… 2. Về tính cần thiết của các biện pháp:
Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Đưa quản lý chất lượng vào kế hoạch chiến
lược phát triển nhà trường
2 Tiêu chuẩn hóa và quy trình hóa các mặt công tác trong trường MNTT “Mẹ Yêu Con”
3 Đào tạo về quản lý chất lượng cho toàn thể đội ngũ để biến quản lý thành tự quản, đa dạng hóa hình thức đào tạo 4 Xây dựng và phát huy vai trò của các tổ
nhóm trong cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng
5 Xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng 6 Sử dụng chuyên gia Ý kiến đóng góp: ……… ……… ……… Xin trân trọng cảm ơn !