(Factual approach to decision making) vào quản lý nhà trường
Nguyên tắc này đòi hỏi “Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin”. Trong trường mầm non cần phân tích sự thỏa mãn của khách hàng (học sinh – phụ huynh), các yêu cầu của thị trường lao động và các yêu cầu khác của xã hội, những nguyện vọng của người giáo viên mầm non về môi trường làm việc của họ… Việc đánh giá phải bắt từ nguồn chiến lược của tổ chức, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nhà trường bước đầu xác định những dấu hiệu, con số, tỷ lệ nhằm định lượng, thống kê được những yêu cầu công việc và coi đó là những thông số chất lượng.Các dấu hiệu, con số và tỷ lệ phản ảnh mức độ đảm bảo chất lượng công việc. Ví dụ: về việc đảm bảo chất lượng vệ sinh học đường, có thể thống kê số liệu về: số trẻ được rửa tay đúng quy cách, số lần lớp học được xử lý diệt uế tẩy trùng đúng quy cách, số lần dụng cụ phục vụ sinh hoạt của trẻ được xử lý tiệt trùng đúng quy cách, số lần trường được phun thuốc phòng
chống côn trùng gây hại … Các đặc trưng chất lượng có thể được định tính hoặc định lượng nhưng việc lượng hóa là cần thiết để thu thập thống kê và đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu đó. Chẳng hạn sự hài lòng của phụ huynh mang tính chất định tính nhiều hơn là định lượng.Nhà trường đã xây dựng những phiếu khảo sát sự thỏa mãn của phụ huynh về chất lượng toàn diện của nhà trường và bước đầu áp dụng việc đưa ra những quyết định quản lý trên cơ sở thống kê số lượng ý kiến hài lòng, đồng thuận, số lượng ý kiến trái chiều, chưa hài lòng nhằm điều chỉnh các biện pháp quản lý trong thời gian tới sao cho nâng cao mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh.
Trong trường mầm non, sự thỏa mãn các nhu cầu của trẻ em là điều tối quan trọng cần xác định các đặc điểm của sự thỏa mãn nhu cầu đó bằng các dấu hiệu có thể định lượng, đong đếm, thu thập dữ liệu được. Với những nhu cầu thiết yếu cần được phân tích thật kĩ và đưa ra cách thức tổng hợp dữ liệu, thông tin hợp lý.Đây là một đặc trưng chất lượng đặc biệt quan trọng phải được nghiên cứu sâu trong thực tiễn. Về mặt tâm lý, trẻ được hạnh phúc khi đến trường mầm non hay không được phản ánh thông qua:
- Tỉ lệ trẻ vui vẻ đến lớp, không lo sợ quấy khóc khi dời tay mẹ.
- Tỉ lệ trẻ vui vẻ trong một ngày học, tỉ lệ trẻ khóc và mức độ kéo dài việc trẻ khóc.
- Tỉ lệ trẻ hào hứng tham gia các hoạt động ở trường lớp.
- Tỉ lệ trẻ biết vui chơi hợp tác với cô giáo và các bạn trong sinh hoạt và học tập ở lớp.
- Tỉ lệ trẻ bộc lộ tâm lý tích cực, vui vẻ sau khi đi học về (số liệu có thể cập nhật qua thống kê ý kiến phụ huynh).
- ….
Về mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ …, trẻ được phát triển khi đến trường mầm non hay không được phản ánh qua:
- Số đo chiều cao và cân nặng của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng, khả năng vận động (vận động cơ bản, vận động tinh, vận động thô)
- Sự phát triển ngôn ngữ: sự gia tăng vốn từ, cách diễn đạt, độ phức tạp của câu, việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của trẻ, khả năng nhớ/đọc/kể chuyện/ thơ/ bài hát
- Sự phát triển nhận thức, năng lực tư duy …
- …..
Căn cứ trên những thống kê cụ thể các dấu hiệu phản ánh những đặc trưng chất lượng mong muốn, người quản lý mới có thể đưa ra quyết định quản lý đúng đắn, có hiệu lực. “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” – đây là một đặc trưng chất lượng mang tính định tính. Nhưng thực tế nó là một tiêu chuẩn chất lượng của trường học mầm non. Không có phân tích số liệu thống kê cụ thể thì việc kết luận rằng nhà trường có đảm bảo trẻ được “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” trở nên cảm tính, không đủ tin cậy. Việc đánh giá trở nên chủ quan duy ý chí nếu chỉ dựa vào quan sát nhất thời và thiếu sự thu thập có hệ thống. Kéo theo việc ra quyết định quản lý nhằm đảm bảo mục tiêu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” của trẻ mầm non không có đầy đủ căn cứ vững chắc và tính thuyết phục, có khi trở thành nói xuông, không chứng minh được. Chính vì vậy, nguyên tắc quyết định dựa trên sự kiện là một nguyên tắc của quản lý chất lượng đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục, quản lý nhà trường phải thực hiện các kĩ thuật thống kê, thu thập dữ liệu, để đánh giá mức độ đảm bảo các mục tiêu chất lượng của nhà trường tại một thời điểm nhất định được chính xác, từ đó kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động của nhà trường để đạt ngang bằng hoặc vượt các mục tiêu chất lượng đã đề ra.
2.2.7. Thực trạng vấn đề “Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung
ứng” (Multualybenificial supplier relationship) vào quản lý nhà trường
Vận dụng nguyên tắc “quan hệ hợp tác cùng cơ lợi với người cung ứng”, nhà trường đã được đầu tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các đơn vị như: cơ quan quản lý y tế, vệ sinh dịch tễ, cơ quan quản lý giáo dục đào tạo cấp trên, các đơn vị trường mầm non trên cùng địa bàn, các viện nghiên cứu,
các nhà cung cấp thực phẩm cho trường học, các nhà cung cấp đồ dùng học phẩm cho học sinh, các nhà cung cấp khí đốt, dịch vụ truyền thông du lịch tổ chức sự kiện, cung cấp dịch vụ đào tạo kĩ năng cho giáo viên .v.v. để đạt được các mục tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra rà soát thể chất học sinh đầu vào và định kì hàng năm, về truyền tải thông tin, về đào tạo nhân lực …. Đó là mối quan hệ với các nhà cung ứng bên ngoài nhà trường.
Mặt khác, nhà trường cũng quan tâm đến mối quan hệ nội bộbao gồm các mối quan hệ thúc đẩy hợp tác giữa lãnh đạo và các thành viên trong trường, tạo lập các mối quan hệ mạng lưới giữa các bộ phận trong trường để tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp ứng nhanh các yêu cầu công việc.Với môi trường có tỉ lệ giáo viên nữ chiếm gần như tuyệt đại đa số thì việc quản lý theo nguyên tắc “quan hệ hợp tác cùng có lợi” cần được vận dụng linh hoạt, khéo léo, phù hợp với đặc điểm tâm lý của nữ giới. Vấn đề lợi ích đối với người giáo viên mầm non là vấn đề chung của mọi tổ chức lao động, nhưng là vấn đề đặc thù của giáo dục mầm non, nhất là trong các trường tư thục. Người lãnh đạo, quản lý trường mầm non tư thục cần xử lý linh hoạt, khéo léo các mối quan hệ trong nội bộ nhà trường, tạo ra môi trường làm việc đoàn kết, cạnh tranh lành mạnh, tạo nên sức mạnh của tập thể sư phạm, vì lợi ích chung của mọi người.
2.3.Đánh giá thực trạng
2.3.1. Ưu điểm
Hiện nay, Trường MNTT “Mẹ Yêu Con” là một địa chỉ tin cậy đối với các bậc phụ huynh học sinh. Nhà trường đã xây dựng được thương hiệu giáo dục ở một mức độ nhất định, khẳng định được chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non. Hàng năm, nhà trường tiến hành khảo sát định kì 6 tháng/ lần mức độ hài lòng và tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh học sinh về chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ của nhà trường; khảo sát nhận thức và những ý kiến đóng góp của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường về tổ chức nhà trường theo phương châm chất lượng. Kết
quả khảo sát gần nhất cho thấy những ưu điểm và hạn chế mà nhà trường cần tiếp tục phấn đấu để làm tốt hơn nữa vai trò nhiệm vụ của mình.
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của PHHS năm học 2012- 2013 STT Nội dung thăm dò ý kiến phụ huynh Đồng
ý
Phân vân
Không đồng ý 1 Quý vị yên tâm với chất lượng bữa ăn của trẻ 82% 10% 8% 2 Quý vị yên tâm với môi trường sinh hoạt và
chất lượng vệ sinh phòng dịch của nhà trường
82% 8% 10%
3 Quý vị yên tâm với chất lượng hoạt động học tập của trẻ
79% 15% 6%
4 Nhà trường có cải tiến trong quản lý, tổ chức và phụ huynh, học sinh nhận được lợi ích từ những điều chỉnh đó.
96% 2% 4%
5 Quý vị cảm thấy những gì con em mình nhận được là phù hợp với mong muốn của gia đình
83% 2% 15%
6 Quý vị cảm thấy những gì con em mình nhận được là phù hợp với mức chi phí gia đình đóng góp
85% 5% 10%
7 Mức học phí và các khoản thu của nhà trường hiện nay là phù hợp với mức thu nhập của quý vị
95% 4% 1%
8 Hệ thống thông tin giữa gia đình và trường đã đảm bảo được kịp thời, hiệu quả
95% 5% 0%
9 Nhà trường đã quan tâm, lắng nghe và xử lý tốt thông tin, yêu cầu, đề nghị từ phía phụ huynh và học sinh
91% 6% 3%
10 Tác phong, cử chỉ của giáo viên thể hiện được sự quan tâm, chu đáo, ân cần đối với trẻ và tôn trọng, chia sẻ đối với phụ huynh
88% 5% 7%
xuyên
12 Quý vị cảm thấy chất lượng chung của nhà trường có được cải thiện hơn so với năm trước.
92% 5% 3%
CỘNG BÌNH QUÂN TỈ LỆ 87,8% 5,9% 6,3%
Nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong các hoạt động và nhất là các nội dung hoạt động mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ. “Mẹ Yêu Con” đã được khẳng định là cơ sở giáo dục mầm non tư thục có thương hiệu, có uy tín trong khu vực.Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả khảo sát và các ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh, nhất là những điểm mà phụ huynh học sinh chưa hài lòng, nhà trường luôn nhìn nhận khách quan những gì còn tồn tại hạn chế để tìm giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng, niềm tin của các bậc phụ huynh học sinh.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nhận thức, suy nghĩ và ý kiến của giáo viên, nhân viên về quản lý chất lượng năm học 2012 - 2013
STT Nội dung thăm dò ý kiến giáo viên, nhân viên Đúng Không hoàn toàn đúng
Không đúng
1 Đồng chí nhận thấy mình có thể làm việc tốt theo mô hình nhà trường hướng tới thỏa mãn nhu cầu phụ huynh học sinh
96% 4% 0%
2 Đồng chí thấy phương pháp tổ chức công việc của nhà trường là rõ ràng và dễ thực hiện
86% 12% 2%
3 Đồng chí nhận được sự hỗ trợ về phương pháp và sự cung ứng về phương tiện làm việc đầy đủ từ phía nhà trường
82% 16% 2%
4 Đồng chí nhận được sự khen thưởng và phê bình đúng lúc, đúng việc
5 Bản thân đồng chí hiểu rõ các yêu cầu về chất lượng từng công việc mà mình thực hiện
90% 10% 0%
6 Bản thân đồng chí đã thực hiện các công việc theo yêu cầu để đảm bảo các tiêu chí chất đã đề ra
92% 8% 0%
7 Đồng chí có suy nghĩ đến việc cải tiến công việc và đã từng đề xuất cải tiến lên ban giám hiệu nhà trường
56% 12% 32%
8 Hệ thống thống kê làm cho việc đánh giá trở nên rõ ràng, chính xác hơn và quyết định tốt hơn
81% 14% 5%
9 Hệ thống sổ sách giấy tờ theo dõi công việc giúp người giáo viên chủ động với công việc hơn
86% 12% 2%
10 Kết quả công việc trở nên tốt hơn khi nhà trường áp dụng các tiêu chí chất lượng và quy trình chất lượng
80% 8% 12%
CỘNG BÌNH QUÂN TỈ LỆ 83,7% 10,1% 6,2%
Căn cứ vào mức độ nhận thức, kết hợp với quan sát đánh giá thực tế công việc, nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên về phương pháp tổ chức công việc và thực thi các yêu cầu công việc nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ.
Các nguyên tắc của quản lý chất lượng được nghiên cứu vận dụng tại nhà trường bước đầu đã tạo ra được những chuyển biến tích cực. Trước hết phải kể đến những thay đổi trong nhận thức của người giáo viên mầm non. Họ cùng chia sẻ nhận thức chất lượng là vấn đề sống còn của trường tư thục. Trong cung cách làm việc hàng ngày đã có chuyển biến do nhận thức được sự ảnh hưởng lẫn nhau của các công đoạn, các khâu trong quá trình hoạt động chung của cả trường. Môi trường làm việc của nhà trường quy củ hơn, có tính chuyên nghiệp cao hơn, đáp ứng được ngày càng nhiều những nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh học sinh về một dịch vụ linh hoạt, thân thiện.2 quy trình chính trong trường mầm non là quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quy trình dạy học được thực hiện theo phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm”, tỉ lệ
chuyên cần của trẻ luôn đảm bảo ở con số cao (89% – 95%), tỉ lệ trẻ tăng cân, phát triển khỏe mạnh luôn đạt mục tiêu, trẻ đạt và vượt chỉ số phát triển của từng độ tuổi.
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
Trong quá trình quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” tiếp cận quản lý chất lượng, nhà trường vẫn còn có những tồn tại và hạn chế như:
- Một số giáo viên cảm thấy áp lực do việc phải thực hiện công việc theo quy trình và điều kiện bắt buộc để đảm bảo các nguyên tắc chất lượng đã đề ra.
- Hệ thống quản lý chưa được hoàn thiện, các văn bản, sổ sách giấy tờ hướng dẫn công việc còn chưa đảm bảo tính khoa học, đôi khi tạo áp lực hành chính không cần thiết cho người giáo viên mầm non. Các mẫu sổ theo dõi chất lượng nhóm lớp cần được thiết kế lại cho phù hợp và thuận tiện. Hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí chất lượng trong công việc chưa đầy đủ, chưa bao quát hết được các mặt của hoạt động nhà trường và đôi khi vẫn chưa tạo được hiệu lực quản lý đảm bảo chất lượng công việc. Giao diện thông tin vẫn còn có độ chênh và những sự chậm chễ.
- Chưa xây dựng được tổ nhóm chất lượng.
- Chưa có được sự tư vấn của chuyên gia về quản lý chất lượng.
- Chưa thực hiện được đánh giá về việc quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng từ các chuyên gia và tổ chức chuyên nghiệp về quản lý chất lượng .
- Chưa có chương trình đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng để đảm bảo 100% cán bộ giáo viên nhân viên thông suốt về tư tưởng, am hiểu và có kĩ năng về đảm bảo chất lượng. Chưa có bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng dẫn đến việc một số thành viên coi các quy định đảm bảo chất lượng là quyết định quản lý mang tính một chiều và áp đặt nặng nề.
- Văn hóa chất lượng trong nhà trường chỉ mới ở mức độ bước đầu, chưa thực sự sâu sắc, dễ bị lấn át, xóa mờ.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
- Những mong muốn kì vọng của chủ trường, của các thành viên cốt cán thì mạnh mẽ nhưng chưa có biện pháp đủ lantỏa đến mọi thành viên.
- Sức ỳ vốn có của đội ngũ về nhận thức và thói quen làm việc cá nhân, tách biệt “việc ai nấy làm” khi đưa vào dây chuyền, vào quy trình chất lượng sẽ gặp phải trở ngại.
- Sự vận dụng mang tính tự mày mò, chưa có được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia về quản lý chất lượng.
Nguyên nhân khách quan:
- Việc vận dụng quản lý chất lượng vào quản lý trường mầm non