Triển khai việc đưa quản lý chất lượng vào kế hoạch chiến lược phát

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 81)

triển trường MNTT “Mẹ Yêu Con”

a. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm khẳng định cam kết chất lượng của nhà trường trong chiến lược dài hạn phát triển nhà trường, biến những vấn đề chất lượng khái quát trong mục tiêu sứ mạng của nhà trường thành những nội dung yêu cầu cụ thể về chất lượng. Một hệ thống các yêu cầu cụ thể, có khả năng thu thập minh chứng và đánh giá bằng thực tiễn là mục tiêu của biện pháp này. Chất lượng được đánh giá bằng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.Cách đánh giá đó sẽ định hướng những hoạt động của nhà trường và mọi thành viên, thúc đẩy những nỗ lực nhằm đảm bảo đạt và vượt tiêu chuẩn chất lượng.

b. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch chiến lược mang tính dài hạn. Tôn chỉ, mục đích và sứ mạng của nhà trường chính là nội dung khái quát nhất về chất lượng được mô tả và khái quát thành ba mục tiêu lớn của tổ chức như sau:

Đối với trẻ: Đảm bảo tuyệt đối quyền trẻ em

Đối với phụ huynh: Cung cấp dịch vụ giáo dục giá trị thực

TRẺ EM

GIA ĐÌNHNHÀ TRƯỜNG

Hình 3.1. Mô tả tôn chỉ mục đích và sứ mạng của nhà trường

Cách thức mà các nhà quản lý và các thành viên phân tích đi từ khái quát đến cụ thể hóa vấn đề chất lượng ngay trong mục tiêu, sứ mạng của trường MNTT “Mẹ Yêu Con”, nỗ lực thực hiện trong chiến lược lâu dài vận hành phát triển nhà trường chính là nội dung của biện pháp.

Coi chất lượng là vấn đề mấu chốt, coi quản lý chất lượng là phương thức quản lý chiến lược.Mọi nỗ lực của ban lãnh đạo và từng thành viên trong trường MNTT “Mẹ Yêu Con” phải hướng tới đảm bảo tuyệt đối quyền trẻ em trên cơ sở mối quan hệ nhà trường kết hợp chặt chẽ với gia đình. Trẻ em có các quyền cơ bản: được bảo vệ, được yêu thương, được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển toàn diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội thẩm mỹ. Quyền trẻ em là căn cứ quan trọng để chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường và mọi hành xử của lãnh đạo, quản lý, giáo viên, nhân viên. Ngoài việc tuyệt đối không xâm phạm quyền trẻ em, nhà trường còn tích cực tạo môi trường cho các em được hưởng thụ quyền phát triển.Sự phát triển của trẻ là mục tiêu vừa cụ thể vừa vô hạn. Cụ thể vì nó được chỉ rõ trong chương trình giáo dục mầm non, vô hạn vì nó là tiềm năng con người. Hoạt động trong nhà trường chính vì vậy mà không bao giờ là đủ mà luôn cần đổi mới, sáng tạo để tạo cơ hội cho trẻ được phát triển tốt nhất, nhiều nhất khi trẻ tham gia các hoạt động ở trường. Với tôn chỉ mục đích này, nhà trường và mỗi người giáo viên mầm non phải có trách nhiệm cao và thực sự nỗ lực trong quá trình lao động sư phạm để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Ở góc độ quản lý chất lượng, sự thỏa mãn của trẻ hay là trẻ được hạnh phúc khi đến trường là một tiêu chí chất lượng quan trọng hàng đầu, chi phối tất cả các nội dung hoạt động của nhà trường.Bởi vì trẻ em là đối tượng khách hàng đặc biệt. Các em còn quá nhỏ, những gì các em nhận được từ nhà trường cần đến sự xác nhận, sự bảo vệ của người lớn bao gồm cha mẹ, người thân và các thầy cô giáo để các em nhận được đúng, đầy đủ những gì các em có quyền được thụ hưởng chính đáng. Chính vì vậy, để tạo ra dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đáng tin cậy, nhà trường cần có một cơ chế, một cách thức hoạt động và kiểm soát chất lượng phù hợp để đảm bảo tuyệt đối các quyền của trẻ em khi sinh hoạt và học tập tại đây. Chẳng hạn như việc công khai mọi hoạt động của trẻ ở lớp qua hệ thống camera trực tuyến đối với các trường mầm non gần đây như là mọt cách để phụ huynh có thể tham gia vào việc giám sát việc đảm bảo quyền trẻ em tại các cơ cở nuôi dạy trẻ.

Đối với phụ huynh hiện nay, việc gửi con tại các trường tư thục, đóng học phí và các chi phí khác dựa trên sự thỏa thuận giữa gia đình và nhà trường, có thể cao hơn, thậm chí cao hơn rất nhiều lần so với mức đóng góp cho trẻ theo học tại hệ thống nhà trường công lập, đó là sự một lựa chọn có cân nhắc, tính toán cẩn thận. Phụ huynh có quyền được nhận lại một dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ với những giá trị đích thực phù hợp với nguyện vọng chính đáng và mức phí mà họ chi trả. Ở đây, trong khi phân tích nguyên tắc của quản lý chất lượng là “Hướng vào khách hàng”, luận văn cũng đã xác định phụ huynh vừa là một chủ thể trong mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường vừa là khách hàng, đại diện cho nhu cầu của xã hội về dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em với những đòi hỏi thực tế về chất lượng dịch vụ. Phụ huynh học sinh là khách hàng của trường mầm non tư thục.

Đối với phụ huynh học sinh, nhà trường cần rõ ràng minh bạch trong chất lượng dịch vụ. Nhà trường xác định các tiêu chí “chất lượng theo hợp đồng” để đảm bảo giữa chi phí và chất lượng dịch vụ được nhận lại là tương

xứng. Chẳng hạn việc thu tiền ăn bán trú của trẻ là bao nhiêu ? Với mức thu đó, xuất ăn mà con em các gia đình được nhận lại sẽ như thế nào ? Chất lượng bữa ăn của trẻ sẽ đảm bảo các tiêu chí chất lượng ra sao ? Hoặc phụ huynh đóng học phí là X đồng thì các hạng mục cơ sở vật chất mà trẻ được thụ hưởng gồm những gì ?chỉ tiêu về số giáo viên / học sinh trong 1 lớp là bao nhiêu ? sĩ số học sinh tối đa trong 1 lớp là bao nhiêu ? .v.v. Việc công khai minh bạch về chất lượng dịch vụ đối với phụ huynh, đảm bảo các giá trị được nhận tương xứng với giá cả là một hướng đi nhằm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà trường, thu hút sự đầu tư của ban lãnh đạo cả về tinh thần và vật chất nhằm duy trì chất lượng đã công bố, nâng cao chất lượng đáp ứng kì vọng của phụ huynh học sinh. Đối với trường tư thục “Mẹ Yêu Con” thì đây chính là phương hướng để phát triển nhà trường và xây dựng uy tín, thương hiệu.

Với nguyên tắc “Hướng vào khách hàng”, nhà trường không thể không chú ý đến “khách hàng nội bộ”, đó chính là đội ngũ giáo viên nhân viên làm việc hàng ngày ở trường. Trường mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” phải xác định đội ngũ là yếu tố then chốt quyết định chất lượng mọi khâu trong quá trình hoạt động của nhà trường. Chính vì vậy, tôn chỉ mục đích, sứ mệnh của nhà trường là phải “Xây dựng môi trường sư phạm nhân văn” tức là một môi trường sư phạm vì con người, tôn trọng nhân cách người thầy, liên kết các thành viên bởi những giá trị tốt đẹp: dân chủ, kỉ cương – tình thương – trách nhiệm. Môi trường làm việc phải mang lại sự an toàn, đảm bảo mức thu nhập ổn định cho giáo viên nhân viên và là nơi họ có thể yên tâm công tác, cảm thấy được cống hiến và phát triển nghề nghiệp của mình. Với tôn chỉ mục đích này, nhà trường sẽ phải xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm về chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng, chính sách phát triển đội ngũ, chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp, tổ chức công đoàn, các hoạt động tạo sự gắn kết trong tập thể sư phạm và một môi trường làm việc vì sự phát triển của từng thành viên trong đó.

c.Cách thức tổ chức thực hiện

Để thực hiện biện pháp này, một chiến lược dài hạn và những kế hoạch năm học là cách tốt nhất để cụ thể hóa vấn đề chất lượng.

Kế hoạch chiến lược dài hạn nhưng không được chungchung mà cần phải cụ thể, chi tiết để phát triển thương hiệu, phát triển thị trường, thu hút khách hàng. Xác định đối tượng khách hàng, phân tích nhu cầu thị trường, xác lập mô hình dịch vụ cung ứng ra thì trường với giá cả và chất lượng tương ứng .v.v. là những điều mà ban lãnh đạo trường tư thục phải thực hiện như một doanh nghiệp thực sự. Không tính đến các yếu tố này, hoạt động thu chi của nhà trường sẽ gặp những khó khăn bất ổn và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của nhà trường. Trong tình hình giáo dục nước nhà còn rất nhiều khó khăn, thị trường giáo dục là một vấn đề còn nhiều tranh luận, thì việc các nhà trường tư thục phải tự đảm bảo thu chi là một thực tế tất yếu. Các nhà trường không thể không nghiên cứu một chiến lược kinh tế cụ thể.Trong một chừng mực nhất định, hoạt động chuyên môn (nuôi dạy – phát triển nhân cách cho trẻ) cần được tách rời với hoạt động kinh doanh (cung ứng dịch vụ nuôi dạy trẻ).Điều này sẽ còn liên quan đến cơ cấu tổ chức nhà trường với 1 hội đồng quản trị làm việc tương đối độc lập với hội đồng chuyên môn. Điểm thứ 2 trong tôn chỉ mục đích của trường mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” là sự phản ánh một mối quan hệ tất yếu, một mối quan tâm thường trực, nó tham gia vào việc định hướng cho các hoạt động của nhà trường, của ban lãnh đạo và tập thể giáo viên nhân viên. Ban lãnh đạo phải tính đến các cách xử lý mối quan hệ khách hàng sao cho nó chỉ tác động tích cực chứ không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lao động sư phạm của người giáo viên mầm non.

Việc đảm bảo chất lượng đội ngũ cần được nghiên cứu, xây dựng với những tiêu chuẩn chất lượng cụ thể trong kế hoạch chiến lược. Hiện nay, bộ chuẩn giáo viên mầm non là một căn cứ quan trọng để trường MNTT “Mẹ Yêu Con” xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nhân lực, đáp ứng các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với giáo viên mầm non. Tuy

nhiên, để đáp ứng những yêu cầu về chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ, người giáo viên còn cần có những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết về chất lượng và đảm bảo chất lượng.Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, mức cầu về số lượng và chất lượng giáo viên mầm non đang vượt quá cung.Đó chính là một thử thách khó khăn đối với trường. Chiến lược tuyển dụng và đãi ngộ như thế nào để thu hút được giáo viên có trình độ, có tâm huyết, gắn bó lâu dài với nhà trường mà vẫn đảm bảo cân bằng giữa mức thu học phí của học sinh và mức chi cho nhân lực trong một trường tự chủ tài chính là một bài toán khó cần tập trung giải quyết. Mỗi trường tìm cho mình một hướng đi riêng để quản lý nhân lực. Bởi vốn con người là vốn quý nhất và quan trọng nhất để mỗi tổ chức thành công trong lĩnh vực của mình. Nhiều khi nó được coi như là một bí quyết thành công của lãnh đạo nhà trường.

Một kế hoạch chiến lược đúng đắn, toàn diện, chi tiết là điều thiết yếu nhưng không dễ dàng có được. Các nội dung chiến lược cần được triển khai vào từng kế hoạch năm học, học kì, tháng, được cụ thể hóa trong kế hoạch công tác của từng bộ phận, từng giáo viên. Các kế hoạch năm học, học kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, cho đến đơn vị nhỏ nhất là giáo án tiết dạy của người giáo viên cũng cần thể hiện được tinh thần chiến lược và những yêu cầu cụ thể , những tiêu chí chất lượng cụ thể. Những người người lãnh đạo hay cấp quản lý trung gian có thể thay đổi nhưng tôn chỉ mục đích phải được duy trì và quan trọng hơn phải được cụ thể hóa trong hoạt động, công việc hàng ngày, luôn luôn được kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh uốn nắn để mọi hoạt động đúng theo tôn chỉ mục đích.

Thực hiện nguyên tắc của quản lý chất lượng “Quyết định dựa trên sự kiện”. Một kế hoạch chiến lược cần có một hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá việc thực hiện, điều chỉnh uốn nắn, với các thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, rõ ràng. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 là một hệ thống được nhiều quốc gia, nhiều đơn vị tổ chức giáo dục thừa nhận và áp dụng. Trong điều kiện thực tế còn nhiều yếu tố chưa đáp ứng để áp dụng toàn

diện ISO 9001 – 2008, trường MNTT “Mẹ Yêu Con” có thể nghiên cứu và vận dụng những điểm phù hợp để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với đơn vị mình. Các bước đi cụ thể để có thể xây dựng hệ thống quản lý các mục tiêu chiến lược mà trường MNTT “Mẹ Yêu Con” tiến hành cần phải đảm bảo những yêu cầu của quản lý chất lượng.

d.Điều kiện thực hiện

Điều kiện thứ nhất là cam kết thực thi và quyết tâm đến cùng theo đuổi chính sách chất lượng của lãnh đạo và đội ngũ quản lý, đồng thời phải xây dựng được chiến lược với lộ trình thích hợp.

Điều kiện thức hai là sự tham gia đầy đủ của mọi thành viên trong tổ chức nhà trường.Nhà trường phải liên tục có những hình thức truyền thông nội bộ để mọi thành viên thấm nhuần tư tưởng, quan điểm, cùng đồng lòng quyết tâm thực hiện tôn chỉ mục đích đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)