Xây dựng và phát huy vai trò của các tổ nhóm trong cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 94)

quản lý chất lượng

a.Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm hình thành các nhóm có hiểu biết, đã được đào tạo kĩ năng về quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ, có khả năng kiểm soát các quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ, đảm bảo các nguồn lực được phân bổ đúng trong các quy trình công việc và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác nghiệp của mọi vị trí trong trường mầm non, đồng thời sử dụng các công cụ đo lường, theo dõi, phân tích các quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và các quá trình giáo dục theo yêu cầu của quản lý chất lượng. Nhóm này có khả

năng tự phân tích, xem xét và đánh giá chất lượng. Nhóm chất lượng sẽ kịp thời nắm bắt các thông tin, tham gia vào việc thống kê phân tích chất lượng, báo cáo và tham mưu cho ban lãnh đạo về tình hình thực thi chất lượng các quy trình công việc, những khó khăn vướng mắc bất cập hoặc những sáng kiến, ý tưởng cải tiến công việc. Đây vừa là nhóm cốt cán trong hoạt động chăm sóc nuôi dạy trẻ của nhà trường, vừa là nhóm hỗ trợ tích cực cho các thành viên khác, nhất là hướng dẫn và đào tạo những thành viên mới về đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ theo tôn chỉ mục đích và các tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết với khách hàng.

b.Nội dung biện pháp

Nội dung chính của biện pháp này là xây dựng đội ngũ cốt cán có năng lực tự quản, có tinh thần xây dựng văn hóa chất lượng. Lấy năng lực đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ làm hướng phấn đấu cho các thành viên và dẫn dắt hoạt động thi đua sáng tạo trong nhà trường.

Những cam kết với phụ huynh học sinh, những cam kết về chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ bao giờ cũng phải đi đôi với cung cấp đầy đủ điều kiện để đảm bảo các cam kết đó. Các điều kiện đó có bao gồm: Một là, điều kiện về phương tiện lao động, cơ sở vật chất, mức chi trả đảm bảo đời sống cho người giáo viên mầm non. Hai là, kiến thức, kĩ năng và thái độ của người lao động. Những điều kiện thứ nhất thuộc nhiệm vụ của ban lãnh đạo nhà trường. Những điều kiện thứ hai phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người lao động. Nhóm chất lượng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cả hai điều kiện trên được đáp ứng đầy đủ, làm cơ sở để thực hiện các cam kết về chất lượng với khách hàng.

c.Cách thức tổ chức thực hiện

Trường mầm non có đặc thù về tổ nhóm chuyên môn. Có thể nâng cao năng lực quản lý chất lượng cho các tổ trưởng, nhóm trưởng các tổ, khối lớp: từ các khối lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn cho đến tổ nuôi, tổ nhân viên phục vụ, tổ tài vụ, ban công tác phụ huynh – tuyển sinh.

Ngay trong chính sinh hoạt chuyên môn đặc thù của giáo dục mầm non, ban lãnh đạo đưa hướng đến quản lý chất lượng hoạt động chuyên môn, phát triển năng lực của các tổ trưởng, xây dựng họ thành nhóm chất lượng, đi đầu trong thực hiện đảm bảo chất lượng. Mỗi thành viên của nhóm chất lượng chính là đầu tầu trong tổ chuyên môn của mình, có sức lantỏa đến các thành viên khác trong tổ nhóm chuyên môn.

Để có một nhóm chất lượng, cần sự đầu tư tâm huyết, thời gian đào tạo bồi dưỡng và cả cơ chế hoạt động phù hợp để việc quản lý chất lượng trở thành lợi ích thiết thân chứ không phải một ràng buộc gò bó và hình thức đối với người giáo viên mầm non vốn đã rất vất vả. Đây là sự thay đổi phương thức làm việc và văn hóa nhà trường chứ không phải là đầu việc “đẻ” thêm để các tổ nhóm chuyên môn kiêm nhiệm thêm một mảng công tác.Chính vì vậy, các thủ tục rườm rà phải hết sức tránh, ngay cả việc quy định về chức trách nhiệm vụ của nhóm chất lượng cũng không nên áp đặt mà chỉ mang tính định hướng. Người lãnh đạo phải nắm được tâm lý của người giáo viên mầm non, nắm được tâm tư nguyện vọng của những giáo viên có năng lực và tâm huyết với nghề, thuyết phục họ về tính chất đơn giản và ý nghĩa của văn hóa chất lượng trong nhà trường, khuyến khích họ thực hiện chất lượng vì chính lợi ích của bản thân họ và những đứa trẻ mà họ đang chăm sóc, dạy dỗ.

Bên cạnh nhóm chất lượng là một (hoặc hơn một) thành viên chuyên trách theo dõi chất lượng bằng hệ thống hồ sơ sổ sách giấy tờ. Thành viên chuyên trách này có thể nằm ngay trong ban lãnh đạo nhà trường để giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy tổ chức.

d.Điều kiện thực hiện

Muốn phát huy tích cực vai trò của tổ nhóm chất lượng thì người lãnh đạo phải có tinh thần cởi mở, chia sẻ thông tin, tầm nhìn và có sự ủy quyền thích hợp cho đội ngũ. Một đặc điểm cơ bản của quản lý giáo dục là tính chuyên môn của đội ngũ. Trong trường mầm non, Hiệu trưởng vừa là lãnh đạo cao nhất vừa là con chim đầu đàn về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm

mầm non, còn các giáo viên – thành viên chiếm đại đa số - cũng là những nhà chuyên môn, họ có xu hướng tự quản lý tốt trong phạm vi công việc của mình. Vì vậy, phát huy vai trò của các nhóm chất lượng xét ở khía cạnh nào đó cũng chính là phát huy vai trò tự quản lý, tự ảnh hưởng lẫn nhau của đội ngũ các nhà giáo có chuyên môn, có kinh nghiệm và am hiểu về quản lý chất lượng.Người quản lý phải nắm bắt được tâm lý của chị em giáo viên, phát hiện người có tầm ảnh hưởng và thúc đẩy những nhân tố tích cực trong tổ chức nhà trường. Người quản lý cũng đồng thời phải xử lý tốt mối quan hệ giữa việc theo dõi chất lượng với giám sát công việc để tránh những áp lực tâm lý đối với người giáo viên mầm non. Tổ nhóm chất lượng phải sử dụng chủ yếu những biện pháp tâm lý làm giảm nhẹ cảm giác bị giám sát công việc, loại bỏ sự e ngại và tăng sự hưởng ứng đồng thuận đối với việc theo dõi chất lượng để hỗ trợ người giáo viên cải tiến chất lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)