trình” (Process Approach) và nguyên tắc “Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý” ( System approach to management)vào quản lý nhà trường
Nhà trường đã căn cứ những giá trị cốt lõi của trường mầm non để phân tích các đặc thù của tổ chức. Nhà trường là một tổ chức hữu cơ, trong đó bao hàm chủ yếu là quan hệ tương tác giữa con người với con người chứ không phải giữa con người với nguyên vật liệu và máy móc như ở các công xưởng sản xuất. Kể cả so với các lĩnh vực dịch vụ khác trong xã hội thì quan hệ tương tác giữa con người với con người, giữa các nhân cách với nhau để hình thành nhân cách của đứa trẻ mới là quan hệ chủ yếu của nhà trường. Ngay trong mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học sinh với hệ thống cơ sở vật chất như sách giáo khoa, bàn ghế, phòng lớp, trang thiết bị giảng dạy cũng mang nét đặc thù.Chẳng hạn, sách giáo khoa cũng là tinh hoa phẩm chất người và văn hóa tích tụ để truyền đạt cho thế hệ sau.Các trang thiết bị dạy học chỉ là phương tiện để thực hiện tương tác về nhân cách giữa thầy với trò để hình thành giá trị, nhân cách cho thế hệ trẻ. Chính vì vậy, vận dụng nguyên tắc
cách tiếp cận quá trình và theo hệ thống đối với hoạt động của tổ chức nhà trường sẽ là sự khác biệt rất lớn so với cách tiếp cận theo quá trình và theo hệ thống trong các đơn vị sản xuất dịch vụ khác của nền kinh tế, không thể áp dụng rập khuôn mà phải vận dụng theo quan điểm giáo dục, bằng tư duy giáo dục.
Quá trình trong trường mầm non là quá trình thực hiện một chương trình giáo dục đã được kế hoạch hóa tới từng năm học, theo chủ điểm, theo độ tuổi của học sinh, tới từng tuần, từng ngày học. Chương trình giáo dục mầm non định hướng toàn bộ hoạt động tương tác giữa cô với trẻ trong nhà trường.Từng hoạt động của từng vị trí công việc trong nhà trường đều có liên hệ hữu cơ với nhau.Mỗi quá trình công việc tạo ra sản phẩm của nó và chất lượng sản phẩm đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong quá trình tiếp sau.Chẳng hạn, công việc lập kế hoạch của người hiệu trưởng diễn ra thành cả một quá trình. Từ khâu thu thập thông tin, dữ liệu để làm kế hoạch đến khâu xử lý thông tin, tư duy chiến lược, có thể bao gồm cả sự tham vấn nội bộ, nhóm tinh hoa trong trường … rồi mới hình thành nên một bản kế hoạch. Bản kế hoạch đó chính là sản phẩm của quá trình làm kế hoạch và bản kế hoạch sẽ định hướng các hoạt động của nhà trường trong một giai đoạn nhất định.Bản kế hoạch còn là thông tin đầu vào của quá trình thực hiện kế hoạch. Các hoạt động của nhà trường vận hành theo kế hoạch đó, vậy rõ ràng chất lượng của bản kế hoạch (sự phù hợp, sự khả thi, tính chỉ dẫn cao, …) ảnh hưởng trực tiếp đến một chuỗi các quá trình ở đằng sau.
Tuy nhiên, nhà quản lý giáo dục không thể chỉ quan tâm đến những công việc gói gọn đằng sau cánh cổng trường học mà còn phải quan tâm và giải quyết các vấn đề giáo dục xuất hiện trong quá trình đứa trẻ từ nhà – đến trường – về nhà – trở lại nhà trường – tiếp xúc xã hội (gia đình, cộng đồng, xã hội).
Khi tiếp cận quản lý chất lượng trong quản lý nhà trường, Trường MNTT “Mẹ Yêu Con” đã nhận thức và bước đầu tiến hành việc phân tích các
tiêu chí chất lượng cần đạt, các điều kiện đảm bảo kết quả của từng khâu, bước đầu hướng hệ thống quản lý hiện tại theo hướng tiếp cận quản lý chất lượng để tổ chức các quá trình công việc nhằm đạt kết quả như đã được kế hoạch hóa.
Trong một số trường hợp điển hình nằm trong chuỗi các công việc liên quan dây chuyền với nhau, nhà trường đã nhìn nhận, đánh giá từng bộ phận, từng yếu tố, từng khâu của quá trình.Ví dụ, khâu đón trẻ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc đứa trẻ đó trong 1 ngày ở trường và liên quan tới khâu trả trẻ cuối ngày.Cô giáo đón trẻ quan sát trẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường mà cha mẹ do vô tình không biết hoặc cố ý không cho biết. Gia đình của trẻ cũng có thể gửi tới lớp một số đồ dùng cá nhân của trẻ, đồ ăn, thức uống. Được tiếp nhận cái gì, vì sao, tiếp nhận như thế nào, sử dụng ở lớp ra sao ?... Tất cả đều cần được chỉ dẫn rõ ràng, được thống nhất. Việc nắm bắt thông tin khi đón trẻ là yêu cầu bắt buộc về chuyên môn nhưng cần phải trở thành yêu cầu cụ thể về chất lượng với các tiêu chí cụ thể. Đảm bảo các tiêu chí đó là đảm bảo chất lượng, không đảm bảo tiêu chí đó là không đảm bảo chất lượng. Việc đánh giá chất lượng thực thi công việc như vậy trở nên minh bạch, có cơ sở.
Bảng 2.3: Hướng dẫn quy trình theo dõi thông tin sức khỏe của trẻ trong ngày và tiêu chí chất lượng khâu đón trẻ
Nhận trẻ từ cha mẹ Chăm sóc trẻ ở lớp Trả trẻ về với cha mẹ Tiếp nhận thông tin Xử lý thông tin, điều chỉnh
công việc, theo dõi diến biến, báo cáo quản lý
Thông tin phản hồi, hướng dẫn
Ví dụ: Phụ huynh đưa con đến lớp và trao đổi thông tin tối hôm qua thân nhiệt cháu là 37 độ 5, khó ngủ, có
- Cô giáo cần chú ý theo dõi thân nhiệt và biểu hiện sức khỏe của trẻ, nếu sốt hoặc mệt mỏi thì thông báo để gia đình đón về cho
Trao đổi lại tình hình trẻ tham gia sinh hoạt 1 ngày ở lớp, kết quả quan sát, phán đoán của cô về sức khỏe của trẻ, đề
thể cháu sắp mọc thêm răng hoặc là dấu hiệu của việc bị ốm, mắc bệnh. Sáng nay thân nhiệt cháu bình thường khi đến lớp.
đi khám)
- Báo cáo quản lý những biểu hiện bất thường của trẻ. Ghi sổ nhật kí theo dõi sức khỏe cá nhân học sinh.
xuất gia đình quan sát thêm hoặc cho trẻ đi khám sức khỏe.
Tiêu chí chất lượng khâu đón trẻ:
1. Không gian, bài trí phòng lớp giờ đón trẻ phù hợp với thời tiết, sạch đẹp, hấp dẫn, nhạc vui tươi.
2. Giáo viên luôn luôn trong tư thế sẵn sàng (mặc đồng phục, tóc buộc gọn, răng miệng, hơi thở hợp vệ sinh), tươi cười, niềm nở đón trẻ vào lớp. Kết hợp giáo dục lễ giáo và kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trong giờ đón trẻ. Đón, bế, dắt trẻ nhỏ cẩn thận, ân cần.
3. Không nhận vào lớp những trẻ có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ốm đau. Khi từ chối nhận trẻ, cô giáo nhẹ nhàng giải thích lý do, phân tích lợi ích để phụ huynh cảm thấy hài lòng. Giáo viên xin ý kiến quản lý với những trường hợp đặc biệt hoặc khó xử.
4. Bất cứ thông tin nào phụ huynh trao đổi về sức khỏe, tâm lý của trẻ đều cần được hồi đáp và lưu lại trong nhật kí, báo cáo và xin ý kiến quản lý. Ghi chú những trường hợp cần tư vấn, góp ý với phụ huynh về cách chăm sóc trẻ nếu nhận thấy cách làm của cha mẹ có điểm chưa hợp lý.
5. Tất cả đồ ăn thức uống của trẻ do gia đình gửi tới phải kèm theo giấy bàn giao, được ghi sổ nhật kí, cho trẻ dùng đúng hướng dẫn của cha mẹ.
6. Quản lý điều phối nhân lực giờ đón trẻ, luôn có giáo viên trực đón trẻ đến muộn, nắm bắt lý do, động viên cha mẹ cho con đi học đúng giờ. Sổ trực quản lý ghi theo mẫu lưu giữ thông tin, đánh giá chất lượng khâu đón trẻ.
Việc tổ chức quản lý công việc trên nguyên tắc quá trình và nguyên tắc hệ thống bước đầu đã làm cho việc tổ chức công việc trở nên đồng bộ giữa các khâu, hình thành cơ chế vận hành nhịp nhàng, kết nối mọi thành viên
trong một tinh thần và nỗ lực chung, dễ dàng phát hiện và xử lý sự cố của từng khâu. Hệ thống quản lý do đó được gia tăng tính chặt chẽ, mềm dẻo và có tính thích hợp cao với đặc thù của lao động sư phạm là dựa vào nhân cách người giáo viên mà đảm bảo chất lượng. Bước đầu nâng cao tinh thần giáo viên tự giác thực hiện chức năng, nhiệmvụ của mình theo các quy định cụ thể về đảm bảo chất lượng của các khâu trong dây chuyền công việc.
Vận dụng nguyên tắc hệ thống, nhà trường đã chú ý tác động đồng bộ lên các nhân tố đầu vào: mục tiêu, đội ngũ, chương trình, cơ sở vật chất, thông tin. Để những nhân tố này tác động lẫn nhau theo một cơ chế thích hợp trong một hệ thống tổ chức công việc hiệu quả, ban giám hiệu nhà trường phải vận dụng cách phân tích hệ thống công việc, quy trình công việc và mối liên hệ giữa sản phẩm của quá trình này với quá trình sau nhằm mục đích tạo ra sự thỏa mãn khách hàng nội bộ, đó chính là người giáo viên mầm non, những nhân viên làm việc trong trường. Bởi vì, xét cho cùng, then chốt của đảm bảo chất lượng chính là người giáo viên mầm non,sự hài lòng đối với cung cách quản lý, sự thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng trong công việc của họ mang đến hiệu quả công việc.
2.2.5. Thực trạng thực hiện “Cải tiến liên tục” (Continual
Improvement)vào quản lý nhà trường
Nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc “Cải tiến liên tục”, nhà trường nhận thức được rằng một tổ chức tốt khi nó đạt được mục tiêu của từng giai đoạn, hơn thế nó còn phải có khả năng cải tiến liên tục để thích ứng với những thay đổi của ngoại cảnh và những yếu tố nội sinh, vượt qua khủng hoảng, mỗi ngày một sáng tạo hơn, tạo ra những sản phẩm có chất lượng mà “mọi người đều muốn nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu”. Trường học cũng như vậy, một thương hiệu giáo dục như Havert là biểu tượng của chất lượng mà ai cũng mong muốn nhưng không phải ai cũng có được. Nhà trường nếu không chú trọng sự sáng tạo, tự đổi mới thì giáo dục sẽ đi sau, lạc hậu, không thể dẫn dắt, khơi mở tương lai cho thế hệ trẻ được. Những người chủ
trì của giáo dục nếu không có khát vọng đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thì khó mà đưa giáo dục cất cánh lên được.
Nguyên tắc “Cải tiến liên tục” trong quản lý chất lượng khi vận dụng vào quản lý một trường MNTT “Mẹ Yêu Con” là một trường có quy mô nhỏ nhưng đã tạo ra những chuyển biến tích cực.Nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên nhân viên bước đầu hình thành nếp nghĩ luôn tự nhìn vào tổ chức của mình, xem xét các quá trình, các yếu tố của hệ thống xem nó đã đạt yêu cầuchưa ?có thể tốt hơn không ? có cách nào đó làm cho nó tốt hơn nữa không ? Người giáo viên thì tìm tòi để cải tiến chất lượng công việc của mình trên lớp, tham mưu với nhà trường. Còn ban giám hiệu thì cải tiến hệ thống quản lý. Cuộc sống luôn thay đổi, tiến lên phía trước.Cả tổ chức phải đặt mục tiêu “điều gì cũng có thể tốt hơn nữa”.“Liên tục cải tiến”“Thay đổi để tốt hơn” bước đầu trở thành màu sắc văn hóa của tổ chức. Các sáng kiến được cổ vũ, khen thưởng và mạnh dạn đưa vào ứng dụng trong thực tiễn công việc.
2.2.6. Thực trạng vận dụng nguyên tắc “Quyết định dựa trên sự kiện”
(Factual approach to decision making) vào quản lý nhà trường
Nguyên tắc này đòi hỏi “Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin”. Trong trường mầm non cần phân tích sự thỏa mãn của khách hàng (học sinh – phụ huynh), các yêu cầu của thị trường lao động và các yêu cầu khác của xã hội, những nguyện vọng của người giáo viên mầm non về môi trường làm việc của họ… Việc đánh giá phải bắt từ nguồn chiến lược của tổ chức, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và đầu ra. Nhà trường bước đầu xác định những dấu hiệu, con số, tỷ lệ nhằm định lượng, thống kê được những yêu cầu công việc và coi đó là những thông số chất lượng.Các dấu hiệu, con số và tỷ lệ phản ảnh mức độ đảm bảo chất lượng công việc. Ví dụ: về việc đảm bảo chất lượng vệ sinh học đường, có thể thống kê số liệu về: số trẻ được rửa tay đúng quy cách, số lần lớp học được xử lý diệt uế tẩy trùng đúng quy cách, số lần dụng cụ phục vụ sinh hoạt của trẻ được xử lý tiệt trùng đúng quy cách, số lần trường được phun thuốc phòng
chống côn trùng gây hại … Các đặc trưng chất lượng có thể được định tính hoặc định lượng nhưng việc lượng hóa là cần thiết để thu thập thống kê và đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu đó. Chẳng hạn sự hài lòng của phụ huynh mang tính chất định tính nhiều hơn là định lượng.Nhà trường đã xây dựng những phiếu khảo sát sự thỏa mãn của phụ huynh về chất lượng toàn diện của nhà trường và bước đầu áp dụng việc đưa ra những quyết định quản lý trên cơ sở thống kê số lượng ý kiến hài lòng, đồng thuận, số lượng ý kiến trái chiều, chưa hài lòng nhằm điều chỉnh các biện pháp quản lý trong thời gian tới sao cho nâng cao mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh.
Trong trường mầm non, sự thỏa mãn các nhu cầu của trẻ em là điều tối quan trọng cần xác định các đặc điểm của sự thỏa mãn nhu cầu đó bằng các dấu hiệu có thể định lượng, đong đếm, thu thập dữ liệu được. Với những nhu cầu thiết yếu cần được phân tích thật kĩ và đưa ra cách thức tổng hợp dữ liệu, thông tin hợp lý.Đây là một đặc trưng chất lượng đặc biệt quan trọng phải được nghiên cứu sâu trong thực tiễn. Về mặt tâm lý, trẻ được hạnh phúc khi đến trường mầm non hay không được phản ánh thông qua:
- Tỉ lệ trẻ vui vẻ đến lớp, không lo sợ quấy khóc khi dời tay mẹ.
- Tỉ lệ trẻ vui vẻ trong một ngày học, tỉ lệ trẻ khóc và mức độ kéo dài việc trẻ khóc.
- Tỉ lệ trẻ hào hứng tham gia các hoạt động ở trường lớp.
- Tỉ lệ trẻ biết vui chơi hợp tác với cô giáo và các bạn trong sinh hoạt và học tập ở lớp.
- Tỉ lệ trẻ bộc lộ tâm lý tích cực, vui vẻ sau khi đi học về (số liệu có thể cập nhật qua thống kê ý kiến phụ huynh).
- ….
Về mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ …, trẻ được phát triển khi đến trường mầm non hay không được phản ánh qua:
- Số đo chiều cao và cân nặng của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng, khả năng vận động (vận động cơ bản, vận động tinh, vận động thô)
- Sự phát triển ngôn ngữ: sự gia tăng vốn từ, cách diễn đạt, độ phức tạp của câu, việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của trẻ, khả năng nhớ/đọc/kể chuyện/ thơ/ bài hát
- Sự phát triển nhận thức, năng lực tư duy …
- …..
Căn cứ trên những thống kê cụ thể các dấu hiệu phản ánh những đặc trưng chất lượng mong muốn, người quản lý mới có thể đưa ra quyết định quản lý đúng đắn, có hiệu lực. “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” – đây là một đặc trưng chất lượng mang tính định tính. Nhưng thực tế nó là một tiêu chuẩn chất lượng của trường học mầm non. Không có phân tích số liệu thống kê cụ thể thì việc kết luận rằng nhà trường có đảm bảo trẻ được “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” trở nên cảm tính, không đủ tin cậy. Việc đánh giá trở nên chủ quan duy ý chí nếu chỉ dựa vào quan sát nhất thời và thiếu sự thu thập có hệ thống. Kéo theo việc ra quyết định quản lý nhằm đảm bảo mục tiêu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” của trẻ mầm non không có đầy đủ căn cứ vững chắc và tính thuyết phục, có khi trở thành nói xuông, không chứng