Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 78)

Nguyên nhân chủ quan:

- Những mong muốn kì vọng của chủ trường, của các thành viên cốt cán thì mạnh mẽ nhưng chưa có biện pháp đủ lantỏa đến mọi thành viên.

- Sức ỳ vốn có của đội ngũ về nhận thức và thói quen làm việc cá nhân, tách biệt “việc ai nấy làm” khi đưa vào dây chuyền, vào quy trình chất lượng sẽ gặp phải trở ngại.

- Sự vận dụng mang tính tự mày mò, chưa có được sự tư vấn đầy đủ của các chuyên gia về quản lý chất lượng.

Nguyên nhân khách quan:

- Việc vận dụng quản lý chất lượng vào quản lý trường mầm non không phải là hiện tượng phổ biến trong các trường mầm non cho nên khi giáo viên luân chuyển từ trường khác sang thì không tránh khỏi khó khăn ban đầu khi tiếp cận với cung cách làm việc mới, chặt chẽ hơn, tính liên thuộc cao hơn giữa các khâu, các bộ phận nhằm đảm bảo chất lượng công việc chung.

Kết luận chương 2

Các nguyên tắc quản lý chất lượng chính là những nội dung áp dụng đầu tiên trong việc tiếp cận quản lý chất lượng để quản lý nhà trường. Trên thực tế, trường MNTT “Mẹ Yêu Con” quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đã vận dụng khá đồng đều những nguyên tắc trên, lấy các nguyên tắc của quản lý chất lượng để điều chỉnh những khâu, những việc mà nhà trường trước đây chưa coi trọng nhân tố khách hàng. Trước đây, học sinh được xem là đối tượng bị quản lý, phụ huynh gửi con đến trường thì hoàn toàn phải thực hiện những quy định một chiều từ phía nhà trường, giáo viên nhân viên trong trường cũng là đối tượng quản lý và việc thỏa mãn nhu cầu nội bộ chưa được đặt thành vấn đề then chốt. Nhưng khi có những điều chỉnh từ quan điểm và cách thức thực hiện theo phương thức quản lý mới, nhà trường đã có những chuyển biến tích cực về quan hệ giữa gia đình – nhà trường, quan hệ giữa giáo viên với công việc của chính họ, quan hệ giữa quản lý và tự quản, tạo nên màu sắc văn hóa mới trong nhà trường.Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ của trường MNTT “Mẹ Yêu Con” vẫn còn có nhiều điểm chưa đạt những chuẩn mực trong quản lý chất lượng, tính khoa học chưa cao, chưa thực sự hiệu quả, có nhiều điểm còn gây áp lực về thủ tục cho người giáo viên mầm non. Tác giảnhận thấy những kết quả đã đạt được chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của quản lý chất lượng, tạo ra tốc độ phát triển và mức độ gia tăng về chất lượng chưa cao mặc dù những triển vọng mà phương thức quản lý chất lượng mang tới cho các tổ chức khác là rất to lớn. Đó là lý do chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý tiếp cận quản lý chất lượng mang tính đồng bộ và hiệu quả hơn nhằm xây dựng văn hóa chất lượng bền vững và mạnh mẽ trong nhà trường, hướng tới quản lý chất lượng tổng thể.

CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC “MẸ YÊU CON” QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Nguyên tắc thứ nhất là các biện pháp phải thể hiện được quyết tâm kiên trì thực hiện các nguyên tắc quản lý chất lượng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của nhà trường.

Nguyên tắc thứ hai là bám sát các chức năng cơ bản của quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để thực hiện các yêu cầu của quản lý chất lượng. Nhà trường phải: Nhận biết được các quá trình cần thiết trong quản lý chất lượng và áp dụng chúng trong toàn bộ nhà trường; Xác định trình tự và mối tương tác giữa các quá trình; Xác định các chuẩn chất lượng và phương pháp cần thiết để đảm bảo tác nghiệp và kiểm soát các quá trình một cách có hiệu lực; Đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động tác nghiệp và theo dõi các quá trình; Đo lường, theo dõi, phân tích các quá trình; Thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được kết quả đã định và cải tiến liên tục các quá trình. Như vậy, các yêu cầu của quản lý chất lượng sẽ được thực hiện thông qua các chức năng của quản lý.

Nguyên tắc thứ ba là phải đảm bảo tính khả thi, vừa sức, phù hợp với thực trạng nguồn nhân lực, khắc phục được những hạn chế tồn tại và chưa hoàn thiện của việc vận dụng phương thức quản lý chất lượng vào quản lý trường mầm non.

Nguyên tắc thứ tư là phải xác định rõ phạm vi sản phẩm mà các biện pháp tác động tới. Như đã trình bày ở chương I, trường mầm non cung cấp cho xã hội đồng thời 2 sản phẩm, đó là: sự phát triển toàn diện của trẻ em và dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ em. Mặc dù 2 sản phẩm này không tách rời nhau trong một quy trình hoạt động của nhà trường nhưng vấn đề chất lượng giáo dục nhằm phát triển nhân cách trẻ em độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo là một vất

đề cần tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp giữa khoa học giáo dục, khoa học quản lý, tâm lý học... và cần đến sự định hướng ở tầm vĩ mô, bao gồm cả chủ trương chính sách, đường lối của Đảng, nhà nước về chất lượng con người thời đại mới. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn này, tác giả xác định sản phẩm cần đảm bảo chất lượng là dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ em.Như vậy các biện pháp quản lý Trường MNTT “Mẹ Yêu Con” tiếp cận quản lý chất lượng được áp dụng để đảm bảo chất lượng dịch vụ đó.

3.2. Các biện pháp quản lý trường MNTT “Mẹ Yêu Con” theotiếp cận quản lý chất lượng

3.2.1. Triển khai việc đưa quản lý chất lượng vào kế hoạch chiến lược phát

triển trường MNTT “Mẹ Yêu Con”

a. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm khẳng định cam kết chất lượng của nhà trường trong chiến lược dài hạn phát triển nhà trường, biến những vấn đề chất lượng khái quát trong mục tiêu sứ mạng của nhà trường thành những nội dung yêu cầu cụ thể về chất lượng. Một hệ thống các yêu cầu cụ thể, có khả năng thu thập minh chứng và đánh giá bằng thực tiễn là mục tiêu của biện pháp này. Chất lượng được đánh giá bằng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.Cách đánh giá đó sẽ định hướng những hoạt động của nhà trường và mọi thành viên, thúc đẩy những nỗ lực nhằm đảm bảo đạt và vượt tiêu chuẩn chất lượng.

b. Nội dung của biện pháp

Kế hoạch chiến lược mang tính dài hạn. Tôn chỉ, mục đích và sứ mạng của nhà trường chính là nội dung khái quát nhất về chất lượng được mô tả và khái quát thành ba mục tiêu lớn của tổ chức như sau:

Đối với trẻ: Đảm bảo tuyệt đối quyền trẻ em

Đối với phụ huynh: Cung cấp dịch vụ giáo dục giá trị thực

TRẺ EM

GIA ĐÌNHNHÀ TRƯỜNG

Hình 3.1. Mô tả tôn chỉ mục đích và sứ mạng của nhà trường

Cách thức mà các nhà quản lý và các thành viên phân tích đi từ khái quát đến cụ thể hóa vấn đề chất lượng ngay trong mục tiêu, sứ mạng của trường MNTT “Mẹ Yêu Con”, nỗ lực thực hiện trong chiến lược lâu dài vận hành phát triển nhà trường chính là nội dung của biện pháp.

Coi chất lượng là vấn đề mấu chốt, coi quản lý chất lượng là phương thức quản lý chiến lược.Mọi nỗ lực của ban lãnh đạo và từng thành viên trong trường MNTT “Mẹ Yêu Con” phải hướng tới đảm bảo tuyệt đối quyền trẻ em trên cơ sở mối quan hệ nhà trường kết hợp chặt chẽ với gia đình. Trẻ em có các quyền cơ bản: được bảo vệ, được yêu thương, được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục để phát triển toàn diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội thẩm mỹ. Quyền trẻ em là căn cứ quan trọng để chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường và mọi hành xử của lãnh đạo, quản lý, giáo viên, nhân viên. Ngoài việc tuyệt đối không xâm phạm quyền trẻ em, nhà trường còn tích cực tạo môi trường cho các em được hưởng thụ quyền phát triển.Sự phát triển của trẻ là mục tiêu vừa cụ thể vừa vô hạn. Cụ thể vì nó được chỉ rõ trong chương trình giáo dục mầm non, vô hạn vì nó là tiềm năng con người. Hoạt động trong nhà trường chính vì vậy mà không bao giờ là đủ mà luôn cần đổi mới, sáng tạo để tạo cơ hội cho trẻ được phát triển tốt nhất, nhiều nhất khi trẻ tham gia các hoạt động ở trường. Với tôn chỉ mục đích này, nhà trường và mỗi người giáo viên mầm non phải có trách nhiệm cao và thực sự nỗ lực trong quá trình lao động sư phạm để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Ở góc độ quản lý chất lượng, sự thỏa mãn của trẻ hay là trẻ được hạnh phúc khi đến trường là một tiêu chí chất lượng quan trọng hàng đầu, chi phối tất cả các nội dung hoạt động của nhà trường.Bởi vì trẻ em là đối tượng khách hàng đặc biệt. Các em còn quá nhỏ, những gì các em nhận được từ nhà trường cần đến sự xác nhận, sự bảo vệ của người lớn bao gồm cha mẹ, người thân và các thầy cô giáo để các em nhận được đúng, đầy đủ những gì các em có quyền được thụ hưởng chính đáng. Chính vì vậy, để tạo ra dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ mầm non đáng tin cậy, nhà trường cần có một cơ chế, một cách thức hoạt động và kiểm soát chất lượng phù hợp để đảm bảo tuyệt đối các quyền của trẻ em khi sinh hoạt và học tập tại đây. Chẳng hạn như việc công khai mọi hoạt động của trẻ ở lớp qua hệ thống camera trực tuyến đối với các trường mầm non gần đây như là mọt cách để phụ huynh có thể tham gia vào việc giám sát việc đảm bảo quyền trẻ em tại các cơ cở nuôi dạy trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với phụ huynh hiện nay, việc gửi con tại các trường tư thục, đóng học phí và các chi phí khác dựa trên sự thỏa thuận giữa gia đình và nhà trường, có thể cao hơn, thậm chí cao hơn rất nhiều lần so với mức đóng góp cho trẻ theo học tại hệ thống nhà trường công lập, đó là sự một lựa chọn có cân nhắc, tính toán cẩn thận. Phụ huynh có quyền được nhận lại một dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ với những giá trị đích thực phù hợp với nguyện vọng chính đáng và mức phí mà họ chi trả. Ở đây, trong khi phân tích nguyên tắc của quản lý chất lượng là “Hướng vào khách hàng”, luận văn cũng đã xác định phụ huynh vừa là một chủ thể trong mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường vừa là khách hàng, đại diện cho nhu cầu của xã hội về dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em với những đòi hỏi thực tế về chất lượng dịch vụ. Phụ huynh học sinh là khách hàng của trường mầm non tư thục.

Đối với phụ huynh học sinh, nhà trường cần rõ ràng minh bạch trong chất lượng dịch vụ. Nhà trường xác định các tiêu chí “chất lượng theo hợp đồng” để đảm bảo giữa chi phí và chất lượng dịch vụ được nhận lại là tương

xứng. Chẳng hạn việc thu tiền ăn bán trú của trẻ là bao nhiêu ? Với mức thu đó, xuất ăn mà con em các gia đình được nhận lại sẽ như thế nào ? Chất lượng bữa ăn của trẻ sẽ đảm bảo các tiêu chí chất lượng ra sao ? Hoặc phụ huynh đóng học phí là X đồng thì các hạng mục cơ sở vật chất mà trẻ được thụ hưởng gồm những gì ?chỉ tiêu về số giáo viên / học sinh trong 1 lớp là bao nhiêu ? sĩ số học sinh tối đa trong 1 lớp là bao nhiêu ? .v.v. Việc công khai minh bạch về chất lượng dịch vụ đối với phụ huynh, đảm bảo các giá trị được nhận tương xứng với giá cả là một hướng đi nhằm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà trường, thu hút sự đầu tư của ban lãnh đạo cả về tinh thần và vật chất nhằm duy trì chất lượng đã công bố, nâng cao chất lượng đáp ứng kì vọng của phụ huynh học sinh. Đối với trường tư thục “Mẹ Yêu Con” thì đây chính là phương hướng để phát triển nhà trường và xây dựng uy tín, thương hiệu.

Với nguyên tắc “Hướng vào khách hàng”, nhà trường không thể không chú ý đến “khách hàng nội bộ”, đó chính là đội ngũ giáo viên nhân viên làm việc hàng ngày ở trường. Trường mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” phải xác định đội ngũ là yếu tố then chốt quyết định chất lượng mọi khâu trong quá trình hoạt động của nhà trường. Chính vì vậy, tôn chỉ mục đích, sứ mệnh của nhà trường là phải “Xây dựng môi trường sư phạm nhân văn” tức là một môi trường sư phạm vì con người, tôn trọng nhân cách người thầy, liên kết các thành viên bởi những giá trị tốt đẹp: dân chủ, kỉ cương – tình thương – trách nhiệm. Môi trường làm việc phải mang lại sự an toàn, đảm bảo mức thu nhập ổn định cho giáo viên nhân viên và là nơi họ có thể yên tâm công tác, cảm thấy được cống hiến và phát triển nghề nghiệp của mình. Với tôn chỉ mục đích này, nhà trường sẽ phải xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm về chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng, chính sách phát triển đội ngũ, chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp, tổ chức công đoàn, các hoạt động tạo sự gắn kết trong tập thể sư phạm và một môi trường làm việc vì sự phát triển của từng thành viên trong đó.

c.Cách thức tổ chức thực hiện

Để thực hiện biện pháp này, một chiến lược dài hạn và những kế hoạch năm học là cách tốt nhất để cụ thể hóa vấn đề chất lượng.

Kế hoạch chiến lược dài hạn nhưng không được chungchung mà cần phải cụ thể, chi tiết để phát triển thương hiệu, phát triển thị trường, thu hút khách hàng. Xác định đối tượng khách hàng, phân tích nhu cầu thị trường, xác lập mô hình dịch vụ cung ứng ra thì trường với giá cả và chất lượng tương ứng .v.v. là những điều mà ban lãnh đạo trường tư thục phải thực hiện như một doanh nghiệp thực sự. Không tính đến các yếu tố này, hoạt động thu chi của nhà trường sẽ gặp những khó khăn bất ổn và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của nhà trường. Trong tình hình giáo dục nước nhà còn rất nhiều khó khăn, thị trường giáo dục là một vấn đề còn nhiều tranh luận, thì việc các nhà trường tư thục phải tự đảm bảo thu chi là một thực tế tất yếu. Các nhà trường không thể không nghiên cứu một chiến lược kinh tế cụ thể.Trong một chừng mực nhất định, hoạt động chuyên môn (nuôi dạy – phát triển nhân cách cho trẻ) cần được tách rời với hoạt động kinh doanh (cung ứng dịch vụ nuôi dạy trẻ).Điều này sẽ còn liên quan đến cơ cấu tổ chức nhà trường với 1 hội đồng quản trị làm việc tương đối độc lập với hội đồng chuyên môn. Điểm thứ 2 trong tôn chỉ mục đích của trường mầm non tư thục “Mẹ Yêu Con” là sự phản ánh một mối quan hệ tất yếu, một mối quan tâm thường trực, nó tham gia vào việc định hướng cho các hoạt động của nhà trường, của ban lãnh đạo và tập thể giáo viên nhân viên. Ban lãnh đạo phải tính đến các cách xử lý mối quan hệ khách hàng sao cho nó chỉ tác động tích cực chứ không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lao động sư phạm của người giáo viên mầm non.

Việc đảm bảo chất lượng đội ngũ cần được nghiên cứu, xây dựng với những tiêu chuẩn chất lượng cụ thể trong kế hoạch chiến lược. Hiện nay, bộ

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 78)