Trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 36)

Theo luật giáo dục, Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân.Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến 6 tuổi.Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp Một.

Tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân đều bao gồm nội dung giáo dục phát triển thể chất, nhưng duy chỉ có ở cấp học mầm non, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng được ghi vào luật giáo dục. Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được coi là hoạt động chủ đạo bên cạnh hoạt động giáo dục.Hệ thống các phương pháp tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ sinh hoạt ăn ngủ, vệ sinh của trẻ mầm non được triển khai thành công tác trọng tâm. Hệ thống quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc nuôi dưỡng là một phần công việc trọng tâm của người quản lý mầm non. Đó là đặc thù của nội dung quản lý trường mầm non.

Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.

Theo điều lệ trường mầm non,Trường mầm non có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt dộng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn trên, điều 15,16,18,19,20 Trong điều lệ trường mầm non quy định cụ thể Trường mầm non có cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm:

1.Tổ chuyên môn 2.Hội đồng trường

3.Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn

4.Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và các đoàn thể khác trong nhà trường Điều lệ trường mầm non cũng quy định cụ thể về Hiệu trưởng - người

đứng đầu, lãnh đạo và quản lý trường mầm non. “Hiệu trưởng nhà trường,

nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ. Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ“

Theo tác giả Phạm Thị Châu, Nghiệp vụ quản lý trường mầm non baogồm 9 nội dung:

1.Lập kế hoạch trong trường mầm non

2.Quản lý số lượng trẻ trong trường mầm non

3.Quản lý các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục 4.Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên

5.Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong trường mầm non 6.Quản lý công tác hành chính trong trường mầm non 7.Trường mầm non với công tác xã hội hóa giáo dục 8.Kiểm tra nội bộ trường mầm non

9.Tổ chức khoa học lao động quản lý trong trường mầm non

Các nội dung quản lý trường mầm non có mối liên hệ mật thiết với nhau mà người Hiệu trưởng cần phải bao quát và tổ chức công việc quản lý sao cho có khả năng khái quát hết mọi mặt hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo sự quy củ, nề nếp và đạt yêu cầu cụ thể của từng nội dung trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.

Với những nét đặc thù do đối tượng học sinh quy định, trường mầm non vẫn là một tổ chức nhà trường với đầy đủ cơ cấu tổ chức sư phạm của

một nhà trường hiện đại. Những mô hình nhà trường tích cực, nhà trường

cộng đồng, nhà trường hiệu quả, trường học thân thiện cho trẻ em có tiếng

vang của thế kỉ XX vẫn có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức quản lý trường mầm non trong bối cảnh hiện nay. Mong muốn về một nhà trường tốt đẹp đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người học, thỏa mãn những nhu cầu học tập phát triển của trẻ em, mang lại hạnh phúc cho trẻ em, đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh và nhu cầu xã hội nói chung luôn là động lực thúc đẩy người làm giáo dục và quản lý giáo dục. Những đặc trưng tốt đẹp của các mô hình nhà trường nói trên chính là những đặc trưng chất lượng mà mọi người đều mong muốn nhưng không dễ dàng có được.Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý, những người có trách nhiệm luôn luôn phải nghiên cứu và tiếp

cậnnhững phương thức quản lý mới, những phương pháp quản lý hiệu quả với những biện pháp quản lý cụ thể nhằm ổn định và phát triển nhà trường. Với mỗi nhà trường thì quy mô số lượng là hữu hạn nhưng chất lượng thì luôn có thể tốt hơn và tốt hơn nữa. Chính vì vậy, tiếp cận chất lượng là một xu hướng được nhiều cán bộ quản lý quan tâm.

1.3.2. Quản lýtrường mầm non theo tiếp cận chất lượng

1.3.2.1.Thực tế xu hướng quản lý trường trường mầm non theo tiếp cận quản

lý chất lượng hiện nay

Quản lý trường mầm non theo tiếp cận chất lượng là nghiên cứu lý thuyết quản lý chất lượng, phân tích các đặc trưng chất lượng của trường mầm non, vận dụng các mô hình quản lý chất lượng từ lĩnh vực kinh tế vào quản lý chất lượng nhà trường phù hợp với hoàn cảnh địa phương và đặc thù riêng của nhà trường.

Tiếp cận quản lý chất lượng trong quản lý trường mầm non là một hướng nghiên cứu và ứng dụng có thể tạo ra một hiệu ứng mới tích cực cho công tác quản lý nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng mọi hoạt động trong nhà trường, dẫn tới kết quả tốt hơn về phát triển thể chất và tâm lý cho học sinh.

Tiếp cận quản lý chất lượng trong quản lý giáo dục là một hướng tiếp cận đã được khẳng định tính thích hợp và đã được vận dụng trong thực tiễn quản lý giáo dục. Hiện nay, trong hoạt động quản lý trường mầm non, các bộ chuẩn, các văn bản hướng dẫn của các cơ quản lý giáo dục về việc kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục đã trở thành định hướng quan trọng cho các hoạt động quản lý:

1.Chuẩn giáo viên mầm non, Ban hành theo quyết định số 02/2008/ QĐ – BGDĐT ngày 22/1/2008.

2.Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, Ban hành theo thông tư số 23/2010/TT – BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, Ban hành theo Thông tư 02/ 2014/ TT – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có thể thấy rằng, phương thức quản lý chất lượng đã được thừa nhận và ứng dụng trong hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo của nước ta nói chung và trong quản lý cấp học mầm non nói riêng. Các yếu tố “đầu vào” hay “đầu ra” của quá trình giáo dục mầm non đều được các chuyên gia đưa vào nghiên cứu, xây dựng, thiết lập các tiêu chuẩn, xác định các tiêu chí cụ thể để đánh giá, đo lường chất lượng và từ đó có ảnh hưởng điều chỉnh đến mọi yếu tố, mọi khâu của quá trình quản lý giáo dục trong cấp học mầm non nói chung và trong các nhà trường mầm non nói riêng.

Các bộ chuẩn với hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể này chi phối tất cả các hoạt động chức năng của các nhà quản lý giáo dục, từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra. Việt Nam đã có những trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia và các nhà trường khác đã và đang được xây dựng, tổ chức lại đếp hướng đến nâng thực trạng ngang với chuẩn, từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên và chất lượng trẻ 5 tuổi khi ra trường. Những thay đổi này chính là minh chứng cho sự thay đổi trong phương thức quản lý đang diễn ra.

1.3.2.2.Mục tiêu quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng

Quản lý giáo dục mầm non nói chung và quản lý trường mầm non nói riêng theo tiếp cận quản lý chất chượng đã được vận dụng khá rộng rãi và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, phương thức quản lý chất lượng đã được ứng dụng tới đâu ? Những chỉ đạo từ cấp vĩ mô đã được cụ thể hóa thành mức độ thấu hiểu và tự giác của các tổ chức tới đâu ? Các nhà trường đã tự tổ chức quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục như thế nào ? Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nào, ISO hay TQM … ? Cần có những điều chỉnh gì cho phù hợp với đặc thù của tổ chức giáo dục, của sản phẩm giáo dục ?

Tác giả Phạm Quang Huân [7] khi nghiên cứu quản lý chất lượng theo ISO 9000 với vấn đề đổi mới quản lý giáo dục cũng đã đề xuất các mức độ áp dụng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm văn hóa của mỗi tổ chức nhà trường.

Mức cao nhất: Áp dụng cho nhà trường có đủ điều kiện là thực hiện đúng những nội dung của hệ tiêu chuẩn ISO để có thể cấp chứng chỉ ISO 9000, có ý nghĩa như là giấy thông hành xác nhận chất lượng giáo dục đạt tầm cỡ quốc tế.

Mức thấp hơn: ứng dụng ISO 9000 để thiết lập hệ thống quản lý mới phù hợp với đặc thù riêng của ta nhưng lại có hiệu quả hơn hẳn hệ thống quản lý truyền thống từng có hiệu quả thấp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục một cách đích thực.

Mức thấp hơn nữa: là tùy nhu cầu và khả năng của mỗi cơ sở nhà trường mà xác định có thể tiếp thu những gì phù hợp để cải tiến từng khâu của quá trình quản lý để quá trình đó có chất lượng và hiệu quả hơn.

Như vậy, tiếp cận quản lý chất lượng trong quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non có thể tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và văn hóa của tổ chức mà ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng nhà trường, chất lượng giáo dục một cách vững chắc. Quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng cần đạt những mục tiêu cụ thể là:

 Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn cụ thể cho các nhân tố đầu và kết quả đầu ra. Nêu được các tuyên bố chất lượng cụ thể của nhà trường.

 Thiết lập quy trình tổ chức công việc cụ thể, rõ ràng, được văn bản hóa trong “Sổ tay chất lượng” để hướng dẫn đảm bảo chất lượng công việc các khâu quan trọng trong quy trình hoạt động của nhà trường: khâu chăm sóc nuôi dưỡng, khâu dạy học, quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin yêu cầu của khách hàng, hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu.

 Thiết lập hệ thống thông tin, theo dõi việc thực thi các yêu cầu công việc theo tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng quy chế nội bộ về đảm bảo chất lượng và hệ thống khen thưởng kỉ luật dựa trên kết quả công việc.

 Thiết lập cơ chế cải tiến chất lượng, cải tiến hệ thống quản lý, phát huy sáng tạo

 Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng nội bộ ( sự hài lòng của đội ngũ giáo viên nhân viên), tăng hiệu quả đầu tư và tích lũy tái đầu tư, phát triển thị phần, nâng cao thu nhập cho người giáo viên mầm non, phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp, hình thành văn hóa chất lượng trong nhà trường

 Phát triển thương hiệu, tạo ra nhà trường thân thiện, nhà trường tích cực.

1.3.2.3.Nội dung quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng

a.Quản lý khách hàng

Thị trường giáo dục có những đặc thù riêng về đối tượng khách hàng.Quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng không thể không tiến hành thu thập thông tin khách hàng, phân tích nhu cầu thị trường, phân tích đặc điểm khách hàng mục tiêu. Các kết quả của quá trình thu thập thông tin thị trường và phân tích nhu cầu thị trường, đặc điểm của khách hàng sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho các mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường.

Khi phụ huynh học sinh đã lựa chọn và gửi con tới trường, họ là khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ của nhà trường, phải quản lý thông tin phụ huynh học sinh, xác định mức độ hài lòng và sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Ngoài ra, nhân nhóm khách hàng theo mức thu nhập, trình độ nhận thức, quan điểm về giáo dục con cái, quan điểm về đầu tư cho tương lai con em họ v.v. đều ảnh hưởng, liên quan trực tiếp đến cách ứng xử, giao tiếp và phương pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

Trẻ em ở khi đến lớp bản thân mỗi bé có đặc điểm riêng về thể chất (chiều cao, cân nặng, khả năng vận động, giao tiếp, tự phục vụ … ) được nuôi dưỡng trong cácgia đình khác nhau, trẻ cũng có những xu hướng tính cách và đặc điểm dinh dưỡng khác nhau v.v. dẫn đến những nhu cầu khác nhau trong chăm sóc và dạy dỗ. Quản lý chất lượng đòi hỏi nhà trường phải chú trọng quản lý thông tin khách hàng, hiểu rõ khách hàng và đáp ứng tối đa các nhu cầu chính đáng của học sinh và định hướng các nhu cầu cho phù hợp với mục tiêu giáo dục.

b.Quản lý chất lượng các nhân tố đầu vào

 Chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên: được phản ánh qua trình độ, kinh nghiệm và kết quả kiểm tra đánh giá chuyên môn của nhà trường. Quản lý chất lượng đội ngũ xuyên suốt trong tất cả các công đoạn quản luản lý nguồn nhân lực, từ khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đến bổ nhiệm, giám sát, kiểm tra, đánh giá, phát triển đội ngũ.Chất lượng lao động luôn là chìa khóa thành công của mọi tổ chức, và nó đặc biệt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Chính vì vậy, quản lý chất lượng giáo viên và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ phải là nội dung quan trọng của quản lý nhà trường theo tiếp cận quản lý chất lượng.

 Ngoài ra, nhà trường cũng cần có hệ thống đo lường, đáng giá và lưu trữ thông tin về trẻ sự phát triển của trẻ khi vào trường làm căn cứ lập kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn tiếp theo.

 Chất lượng hàng hóa mua sắm cho nhà trường, bao gồm: các tài sản cố định, hệ thống đồ dùng phương tiện dạy học, các mặt hàng tiêu hao, hàng thực phẩm phục vụ khâu chăm sóc nuôi dưỡng.v.v. Quản lý trường mầm non theo tiếp cận quản lý chất lượng đòi hỏi các hoàng hóa này phải có nguồn gốc

Một phần của tài liệu Quản lý trường mầm non tư thục mẹ yêu con quận ba đình, thành phố hà nội theo tiếp cận quản lý chất lượng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)