7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Món ăn ngày tết:Bánh trôi ngô(chúa đay, chúa chò)
Bánh trôi ngô là món ăn quen thuộc của người Hmông trong những ngày Tết. Được chế biến từ ngô nếp khô, chọn ngô có chất lượng tốt, tránh mối mọt, ẩm mốc. Ngô nếp khô được ngâm với nước 3- 4 giờ, đem xay sao cho hạt ngô vỡ làm 4- 5 phần. Lọc lấy phần bột nhỏ, sau đó loại bỏ vỏ, lấy phần lõi ngâm với nước khoảng 20- 30 ngày, trong thời gian đó, cứ 4- 5 ngày họ thay nước một lần. Sau đó, đem xay thành bột nước (Ảnh 21Ờ PL. 4). Việc xay bột ngô rất quan trọng, nó quyết định xem bánh có ngon hay không. Muốn bánh ngon hơn, ăn mềm mịn và không bị bã chỉ cần xay bột ngô thật nhỏ. Công đoạn tiếp theo là làm cho bột ngô ráo nước. Có nhiều cách làm bột ráo nước nhưng thông thường người ta làm theo hai cách. Cách thứ nhất, đổ bột nước vào túi vải, rồi treo lên cho ráo nước. Cách làm này cần nhiều thời gian, vì vậy đồng bào thường dùng cách thứ hai, đổ nước bột ngô vào chậu, đặt nhiều miếng vải lanh xếp chồng lên nhau, phủ tro bếp lên bề mặt trên để hút nước. Đến khi bột khô vừa đủ, nặn không bị dắnh tay thì được. Khi nặn bánh, phải lấy từng góc nhỏ, xuyên từ trên xuống để dễ bảo quản bột, tránh bụi bẩn và mốc.
Bánh được nặn tròn, đường kắnh từ 2 Ờ 2,5cm, thả bánh vào nồi nước sôi nhanh chóng để bánh chắn đều. Tùy vào khẩu vị của từng người và điều kiện của từng gia đình, có thể ăn với muối hoặc đường. Cho đường hoặc muối vào nồi bánh, thêm một củ gừng dập nhỏ, khuấy đều, cho nhỏ lửa, chờ bánh nổi là chắn. Bánh có mùi thơm của ngô. Bột ngô được ngâm lâu trong nước nên có vị chua khiến dễ ăn hơn và ăn nhiều không có cảm giác nhanh chán.
Bánh trôi ngô thường được ăn vào dịp Tết Nguyên đán. Người Hmông cho rằng phụ nữ Hmông ngày xưa không uống rượu. Trong ngày Tết, chỉ đàn ông Hmông mới mời nhau uống rượu, chị em phụ nữ không có gì thì mời nhau ăn bánh trôi. Bánh trôi là thứ bánh ngày Tết giành riêng cho các chị em. Ở một số họ như họ Giàng, họ Ly còn dùng bánh làm đồ cúng ngày Tết. Sáng mùng Một Tết, gia đình thuộc các họ này cần hai người ra mộ các cụ, một người quỳ gối, người kia đứng mời gọi các cụ về ăn tết. Khi đi mang theo bánh trôi ngô đã nấu chắn. Các họ này cho rằng chỉ khi thấy bánh trôi ngô, người đã khuất mới biết đã đến tết và theo con cháu mình về nhà ăn tết. Người đi mời thường là người đàn ông chủ gia đình và một người con trai trong gia đình. Do không có gạo và đỗ làm nguyên liệu nên người Hmông ở Lũng Táo ắt làm bánh chưng ngày Tết. Khi hỏi về phong tục này, ông Vàng Mắ Súng, 41 tuổi, người Hmông, xóm Mà Lủng, cho biết: ỘĂn bánh trôi ngô ngày Tết là lệ từ cha ông để lại. Ngày xưa, những người Hmông nghèo khổ chỉ ăn bằng ngô, không có ruộng để trồng lúa, tất cả ruộng và nương tốt ở gần dùng để trồng lúa đều nằm trong tay bọn chúa đất, những nương ở xa, đất xấu, đá tai mèo nhiều hơn, đất không trồng được lúa thì người dân mới được làm. Do đó, ngày Tết người Hmông ăn ngô và dâng ngô lên tổ tiên, đời nào cũng vậy, đã thành truyền thống nên khó bỏ.Ợ. Ngày Tết, nếu người Kinh và nhiều tộc người ở các vùng khác làm bánh chưng, bánh dày, bánh tét từ gạo nếp để dâng lên tổ tiên, ăn và tiếp khách thì người Hmông dùng sản phẩm từ ngô là bánh trôi ngô và mèn mén. Bột bánh được làm sẵn từ nhiều ngày
trước, để bánh ăn ngon hơn, khi có khách đến, người phụ nữ mới vào bếp nấu bánh. Bánh nóng ăn ngay cùng với mèn mén và thịt lợn hun khói, ăn không nhanh chán mà lại hợp với tiết trời lạnh của ngày Tết.