7. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Nguyên nhân của sự thay đổi
4.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự biến đổi của tự nhiên đã tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống (trong đó có đời sống ẩm thực) của đồng bào Hmông Trắng ở Lũng Táo nói riêng, và của tất cả các cộng đồng dân tộc sống trên địa bàn huyện Đồng Văn nói chung. Vì mưu sinh, con người phải khai thác và tận dụng tự nhiên. Bên cạnh mặt tắch cực là đảm bảo cho nhu cần cuộc sống, mặt trái của việc khai thác tự nhiên một cách bừa bãi, thiếu hiểu biết, chỉ nhằm lợi trước mắt mà không nghĩ đến lâu dài như: chặt phá rừng, tập quán đốt nương làm rẫy, du canh du cưẦ đã tác động không nhỏ đến tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên đất và tài nguyên nước. Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương dẫn đến hậu quả là mưa lớn làm đất dễ bị sụt lở, bào mòn, rửa trôi, hạn hán gia tăng, cây trồng thiếu nướcẦ. Trước đây, người Hmông Trắng ắt có thói quen sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp. Hoạt động canh tác trên nương rẫy chủ yếu dựa vào dinh dưỡng có từ đất mà không bổ sung thêm nguồn phân bón nào khác. Do đó, sau vài lần canh tác phải bỏ hoang 2- 3 năm để đất tự cân bằng lượng dưỡng chất trong nó. Điều này gây lãng phắ tài nguyên đất, năng suất cây trồng không cao.
Hiện nay, tài nguyên rừng ở đây ngày càng cạn kiệt, nhiều loại cây rừng sử dụng làm men lá ủ rượu không còn; các loại gỗ thông đá, gỗ sa mộc dùng làm chõ cất rượu, đồ bánh, mèn mén, ngày càng thu hẹp địa bàn phân bố (trước đây, thông đá có ở ba xã Tả Lủng, Tả Phìn, Sắnh Lủng, hiện nay ở Tả Lủng còn rất ắt); các loại tre, trúc dùng làm vật liệu đan lát rổ rá, quẩy tấu
phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt người dân ngày càng ắt đi, đồng bào chuyển sang dùng đồ nhựa hoặc phải nhập từ Trung Quốc về.
Thứ hai, do sự phát triển của giao thông, lưu thông thuận tiện hơn, nhiều chắnh sách của nhà nước được thực hiện nhằm xây dựng đời sống mới cho đồng bào, phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc. Đó là các chương trình định canh định cư; chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc; gần đây là chương trình ỘMột mái nhà, một bể nước, một con bò, một bóng điện, một tấm phản nằmỢ; chương trình Ộ Hỗ trợ cây, con giống mớiỢ; chương trình ỘHỗ trợ đồng cỏ chăn nuôi đại gia súcỢ, và đặc biệt là ỘChương trình 135Ợ xóa đói giảm nghèo (gồm 2 giai đoạn, giai đoạn I (1997 Ờ 2006) và giai đoạn II (2006 Ờ 2010). Trong giai đoạn II của chương trình, với tổng số vốn được đầu tư trên 105 tỷ đồng, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II của huyện Đồng Văn đã dành phần lớn nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với những hạng mục thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Đến nay, 100% các xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô từ huyện đến trung tâm xã; phần lớn hệ thống cầu, cống, đập thuỷ lợi, đường dân sinh được đầu tư nâng cấp. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Ban Chỉ đạo Chương trình 135 giai đoạn II của huyện đã xác định đầu tư sản xuất là nền tảng cơ bản cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn. Theo đó, Ban Chỉ đạo đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng cũng như hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong thời gian triển khai, Chương trình 135 đã hỗ trợ giá giống ngô, lúa có giá trị kinh tế năng suất cao; nhà nước trả lãi suất ngân hàng cho hộ nghèo khi vay mua gia súc; hỗ trợ phân bón, giống cỏ thức ăn gia súc; thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả để nhân rộng trong thôn, xã; thực hiện các nội dung tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác nông
nghiệp; hỗ trợ các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế như ngô lai và công cụ lao độngẦ..28.
Gần đây, xã Lũng Táo đã triển khai Nghị quyết 30a của Chắnh phủ, hỗ trợ kinh phắ tu sửa chuồng trại chăn nuôi cho 35 hộ với tổng số vốn là 35 triệu đồng, hỗ trợ 35 hộ mua gia súc với số vốn 7 triệu đồng/ hộ, hỗ trợ trồng cỏ 15 triệu đồng.ỘChương trình 167Ợ hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của chắnh phủ, được thực thi theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chắnh phủ về chắnh sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Mục đắch của Chương trình 167 là hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. Đối tượng của Chương trình 167 là: hộ nghèo ở khu vực nông thôn chưa có nhà (hoặc nhà tạm bợ, nhà đã hỏng) và không thuộc diện đối tượng của Chương trình 134. Năm 2011 hỗ trợ xây dựng 24 nhà. Năm 2012 UBND huyện phê duyệt 10 nhà thuộc đối tường của chương trình này. Ngoài ra, các Ộchương trình 193Ợ, Ộhỗ trợ gạo cứu đóiỢ giáp hạt cho người dân... cũng được triển khai. Nhờ các chương trình đó, đến nay, cuộc sống của nhân dân xã Lũng Táo đã có những chuyển biến tắch cực.
Năm Hộ nghèo Số khẩu (ngƣời) Tỷ lệ (%)
2011 457 2.295 63
2012 406 1.988 60,6
2013 375 1.808 56
Bảng 3: Thống kê số hộ nghèo của xã Lũng Táo
(Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, An ninh quốc phòng năm 2011, 2012, 2013 của UBND xã)
Ở một số nơi, do đảm bảo được nguồn nước từ hệ thống thủy lợi và các hồ treo chứa nước nên diện tắch và năng suất lúa được mở rộng. Kỹ thuật luân canh, xen canh và thâm canh được người dân tiếp nhận nên năng suất lúa không ngừng tăng.
Năm Lúa Ngô Tổng sản lượng lương thực có hạt (tấn) Diện tắch (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tắch (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2011 29,1 53,95 156,99 397 36,1 1.433,2 1.701,39 2012 29,1 55 160,50 444,7 36,4 1.618,7 1.888,6 2013 29,1 56,2 163,54 483 36,5 1.762,9 2.006,44
Bảng 4: Tình hình sản xuất lƣơng thực của xã Lũng Táo
(Nguồn : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, An ninh quốc phòng năm 2011, 2012, 2013 của UBND xã Lũng Táo)
Đặc biệt, nhờ đảm bảo được nguồn thức ăn, ngành chăn nuôi đã được chú trọng hơn. Năm 2011, tổng đàn gia súc toàn xã là 4.026 con. Số hộ có trâu, bò nuôi là 558 hộ, số hộ nuôi từ 1 Ờ 2 con trâu, bò là 392 hộ/ 431con; số hộ nuôi từ 3 Ờ 5 con là 151 hộ/ 486 con; số hộ nuôi từ 6 -9 con là 14 hộ/ 98 con; số hộ có 10 con trở lên là 1 hộ/ 11 con. Trong đó đàn trâu 34 con, đàn bò 1.120 con, đàn dê 1. 220 con, đàn lợn 1. 850 con, đàn ngựa 42 con. Đàn gia cầm là 9. 250 con.
Năm 2012, tổng số hộ có trâu bò nuôi là 636 hộ, trong đó: số hộ có 1 con là 273 hộ, hộ có 2 con là 183 hộ/ 366 con, hộ có 3 con trở lên là 180 hộ/ 463 con. Tổng đàn gia súc là 4.910 con trong đó: đàn trâu 35 con, đàn bò 1.223 con, đàn dê 1.125 con, đàn lợi 2.545 con, đàn ngựa 14 con. Đàn gia cầm là 9.950 con.29
Nhờ hệ thống giao thông được mở rộng đến tận các xã, bản làng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa các vùng. Phát triển kinh tế hàng hóa nông sản, đồng bào thu hoạch ngô rồi bán ngô đổi gạo, hoặc đầu tư cho chăn nuôi. Nhiều chỗ trước đây là nương ngô, nay chuyển sang trồng cỏ lấy thức ăn cho trâu, bò, ngựa, đặc biệt là giống bò vàng Đồng Văn còn
được gọi là Bò Mèo, Bò Hmông, được người Hmông nuôi tại các tỉnh vùng núi phắa Bắc nước ta, nhiều nhất là 4 huyện vùng cao của Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh). Giống bò này thắch nghi với môi trường khắc nghiệt, chịu đựng giỏi, sức chống chịu bệnh tật và khả năng sinh sản cao, đem lại nhiều lợi ắch kinh tế.
Trước đây, nguồn ngô sản xuất ra dùng để ăn thì nay đồng bào đã đầu tư một phần cho chăn nuôi. Mô hình trồng ngô Ờ nấu rượu Ờ chăn nuôi (gia súc, gia cầm) phổ biến ở khắp các thôn xóm trên địa bàn xã. Người dân đã biết tận dụng những phụ phẩm của ngành này làm động lực cho ngành khác. Sản phẩm của chăn nuôi (bò, gà, lợn) được dùng để trao đổi ở các phiên chợ lấy gạo về ăn. Tỉ suất hàng hóa hộ gia đình ở Đồng Văn tăng tương đối nhanh. Tỉ suất hàng hóa hộ gia đình là tỉ lệ phần trăm lượng sản phẩm bán ra so với lượng sản phẩm sản xuất ra. Đối với ngô, năm 2002 là 16,37%, đến năm 2008 tăng lên 21,36%. Lượng ngô sử dụng vào mục đắch lương thực chiếm 55 Ờ 60% sản lượng, sử dụng trong chăn nuôi là 10 Ờ 15%30.
4.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh việc chịu tác động của những nguyên nhân khách quan, những thay đổi kể trên còn do những nguyên nhân chủ quan sau:
Thứ nhất, trình độ dân trắ ngày càng cao, đồng bào tự ý thức được sự thay đổi là cần thiết và chấp nhận thay đổi. Kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân cũng cần được nâng cao. Trước đây, ngô là nguồn lương thực chắnh thì nay đang dần được thay thế bằng gạo. Các dụng cụ và phương tiện chế biến cũng thay đổi làm cho công việc nội trợ nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn. Đồng bào cũng ý thức được sự cần thiết phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ hai, tiết kiệm được thời gian chế biến, bởi đồ mèn mén cần nhiều thời gian hơn nấu cơm, khoảng thời gian chênh lệch đó sẽ làm được nhiều việc khác. Nấu cơm dễ làm hơn và đỡ tốn công sức hơn, điều đó có ý nghĩa
lớn, nhất là đối với phụ nữ. Trước đây, người phụ nữ ngoài công việc nương rẫy, chợ búa, còn là người nội trợ trong gia đình, do đó, sức lao động của người phụ nữ được giải phóng phần nào.
Tiểu kết chƣơng 4:
Cộng đồng người Hmông Trắng ở Đồng Văn sống chủ yếu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiến hành canh tác khô trên nương thổ canh hốc đá, dựa vào tự nhiên là chắnh. Ngô là cây lương thực chủ đạo, do đó, để mùa màng bội thu, ổn định lương thực, góp phần ổn định cuộc sống, trong quá trình sản xuất, đồng bào đã tiến hành một hệ thống tắn ngưỡng cầu mùa mang tắnh cộng đồng sâu sắc.
Để hiểu được tắnh cách đặc trưng của mỗi con người, mỗi tộc người, người ta thường quan sát những nét ứng xử trong ăn uống của con người, tộc người đó. Thông qua các dịp ăn uống mang tắnh cộng đồng, nó tạo nên sự cố kết, thế hiện trách nhiệm, quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng đối với gia đình, dòng họ, xóm bản. Việc mời mọc, sắp xếp chỗ ngồi, phân chia thức ăn được hưởng của mỗi người chắnh là sự tôn trọng và khắng định vai trò xã hội của mỗi cá nhân trong cộng đồng chứ không chỉ là ăn uống thuần túy. Nhờ những ứng xử trong ăn uống của người Hmông Trắng, ta có thể biết được phần nào tắnh cách dân tộc của họ.
Tuy nhiên, cùng với sự vận động của thời gian, những nét ứng xử đó cũng có sự biến đổi. Phát triển KT - XH là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự biến đổi mọi mặt của đời sống đồng bào Hmông Trắng ở Lũng Táo - Đồng Văn Ờ Hà Giang, trong đó, ăn uống là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện cải thiện bữa ăn hàng ngày, làm cho nguồn lương thực thực phẩm dồi dào, dễ kiếm (qua mua bán, trao đổi), các loại dụng cụ chế biến món ăn cũng hiện đại và tiện dụng hơn, tạo cho món ăn thêm phong phú, đa dạng hơn so với truyền thống. Khi nhu cầu Ộăn noỢ đã được đáp ứng thì đồng bào chuyển sang nhu cầu Ộăn ngonỢ, vệ
sinh và giàu dinh dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngoài việc kế thừa kinh nghiệm từ cha ông, đồng bào đã sáng tạo thêm nhiều cách chế biến các món ăn từ ngô sao cho ngon hơn, bổ dưỡng hơn và đẹp mắt hơn. Đời sống vật chất của đồng bào Hmông Trắng vùng cao nguyên đá đang dần có những bước tiến mới cùng với sự phát triển chung của xã hội.
KẾT LUẬN
Ẩm thực của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền phản ánh đời sống văn hóa vật chất Ờ tinh thần của con người ở những vùng miền đó. Thông qua hệ thống các nguồn lương thực Ờ thực phẩm, các món ăn Ờ đồ uống, cách chế biến, dụng cụ chế biến đồ ăn Ờ thức uống, ứng xử trong ăn uống, tập quán ăn uống, ta có thể thấy được sự thắch nghi của con người với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, thấy được những yếu tố tắn ngưỡng, tâm linh, những giá trị đạo đức, tập quán, lối sống, thuần phong mỹ tục của dân tộc đó.
1. Ngô và các sản phẩm chế biến từ ngô như mèn mén, các loại bánh ngô, rượu ngôẦ được nhiều dân tộc trên thế giới và nhiều tộc người ở vùng núi cao phắa Bắc Việt Nam sử dụng làm lương thực. Tuy nhiên, đối với người Hmông nói chung và đồng bào Hmông Trắng ở Đồng Văn nói riêng, ngô có một vị trắ đặc biệt. Là một trong những địa bàn đầu tiên khi người Hmông đặt chân đến Việt Nam nên vùng đất Đồng Văn Ờ Mèo Vạc (Hà Giang) được coi là quê hương của người Hmông ở Việt Nam.Để thắch nghi với đặc điểm sinh thái ở đây, đồng bào đã trồng ngô và sử dụng các sản phẩm từ ngô làm lương thực chắnh trong bữa ăn hàng ngày, thờ cúng tổ tiên, trong ngày lễ tết, cưới xin, ma chay, mừng nhà mớiẦ Từ đó, hình thành nên giá trị ẩm thực đặc trưng của tộc người: Văn hóa ăn ngô.
2. Trong bữa ăn đời thường, các đồ ăn Ờ thức uống được chế biến từ ngô như mèn mén, rượu ngô, bánh ngô non, canh ngô, bánh ngô chua, xôi ngô, ngô luộc, ngô nướng, ngô rang Ầ.giữ một vai trò đặt biệt quan trọng. Từ ngô, đồng bào chế biến thành các món ăn với nhiều dạng khác nhau, mỗi loại mang mùi vị riêng, độc đáo, được đồng bào chế biến tùy theo khẩu vị và thói quen ăn uống của các thành viên trong gia đình, của dòng họ, xóm bản, cộng đồng. Nhờ sự đa dạng, linh động trong cách chế biến khiến các món ăn từ ngô trong cơ cấu bữa ăn ngày thường của đồng bào sinh động hơn, không tạo cảm giác nhàm chán khi ăn nhiều. Trong hệ thống các món ăn ngày chợ phiên như bún,
phở, mì tôm, bánh rán, bánh gạo, thắng cốẦ được chế biến từ các nguồn lương thực - thực phẩm: gạo nếp, gạo tẻ, thịt lợn, thịt bòẦthì các đồ ăn Ờ thức uống được chế biến từ ngô như mèn mén, bánh ngô chua, xôi ngô, rượu ngô vẫn giữ vị trắ nhất định và được đồng bào ưa dùng. Trong cơ cấu bữa ăn ngày thường, ngày chợ, mèn mén, rượu ngô là những món được đồng bào Hmông Trắng ở Đồng Văn sử dụng thường xuyên, quanh năm. Trong những dịp lễ tết, ma chay, cưới xin, mừng nhà mới, lễ gọi hồn (đặt tên) cho trẻẦ ngoài việc chế biến các món ăn với mục đắch tâm linh, để mời cơm khách thì mèn mén, rượu ngô là những thứ bắt buộc, không thể thiếu.
3. Ăn ngô đối với đồng bào Hmông đã trở thành tập quán, do đó, một số món ăn chế biến từ ngô cũng được đồng bào chế biến với mục đắch làm đồ thờ cúng tổ tiên, tế người chết trong dịp Tết Nguyên đán, rằm tháng Bảy, trong ma chay. Cháo ngô, bánh dày ngô, bánh trôi ngô, rượu ngô là những đồ