Những tập quán liên quan đến ngô

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 108)

7. Kết cấu của luận văn

4.1.Những tập quán liên quan đến ngô

4.1.1. Tắn ngƣỡng cầu mùa

Cũng như nhiều cư dân trồng trọt khác cư trú cùng khu vực và trên thế giới, trong hệ thống tắn ngưỡng dân gian của người Hmông Trắng Ờ một trong những yếu tố cấu thành văn hóa dân gian Ờ cơ tầng của văn hóa dân tộc, cũng thực hành một số nghi lễ liên quan đến tắn ngưỡng cầu mùa. ỘTrong điều kiện KT - XH chưa phát triển, năng suất cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thì sự nảy sinh ra các tục cầu mùa, tin vào sức mạnh siêu nhiên để cầu mưa, cầu tạnh, cầu sinh sôi nảy nở, phồn thịnh là điều dễ hiểuỢ26

. Thời tiết đã ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ mùa vụ của các dân tộc trong vùng, do đó, ở Lũng Táo nói riêng và vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói chung, người dân chỉ canh tác được một vụ ngô là chắnh, ngoài ra còn mùa phụ trồng các loại rau đậu, hoa màu khác. Với phương thức canh tác giản đơn trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, đời sống của người Hmông Trắng ở đây thuận lợi hay khó khăn là phụ thuộc nhiều vào điều kiên tự nhiên. Trong tư duy của đồng bào, phắa sau các hiện tượng tự nhiên mà họ nhìn thấy được như mưa, nắng, sấm, chớpẦ còn có một thế lực thần linh, siêu nhiên chi phối, có thể giúp đỡ hoặc phá hoại mùa màng của họ. Do đó, trong đời sống tâm linh của đồng bào tất yếu nảy sinh sự cầu xin cho mùa màng tươi tốt. Đó chắnh là mục đắch của tục cầu mùa. Để cụ thể hơn, ta đi vào xem xét từng nội dung trong tắn ngưỡng cầu mùa của người Hmông Trắng ở xã Lũng Táo.

4.1.1.1. Lễ khai trương làm nương

Sau khi ăn Tết xong, đồng bào chuẩn bị dọn dẹp nương bãi, đốt cỏ và cây dại để bắt đầu cho một vụ ngô mới. Trước khi làm các công việc kể trên, họ phải tiến hành lễ khai trương làm nương và cảm ơn những người đã có

công khai khẩn nương cho họ trồng trọt. Họ đến mảnh nương nhà mình rồi chọn chỗ có gốc cây hoặc hòn đá to nhất làm địa điểm thực hành lễ cúng. Lễ cúng gồm có vàng mã, một chai rượu, một bát mèn mén và một con gà. Một số dòng họ thì dùng một con dao phát, một cuốc bướm, một chiếc quẩy tấu, một quả trứng luộc, một bát cơm, một chai rượu làm lễ cúng. Người chủ nhà sẽ quỳ xuống gọi thần đất và thông báo cho thần biết gia đình mình tiến hành khai trương làm nương. Sau đó chủ nhà gọi tên các cụ ba đời nhà mình, gọi cả tên những người bằng vai vế với mình nhưng chết trẻ và nhờ họ giúp đỡ gia đình đuổi chim muông, thú, kiến, chuột, sâu bệnhẦ không phá hoại mùa màng, làm ắt được nhiều, đi làm nương không bị vấp ngã, không bị đá xô và có một mùa vụ bội thu. Tiến hành lễ không có một ngày ấn định, đó là vào thời gian sau Tết, họ chọn một ngày đẹp, khoảng mùng Bốn, mùng Năm Tết hoặc sau đó vài ngày. Các gia đình bắt buộc phải làm lễ này cẩn thận, đúng theo phong tục của dòng họ mình, sau đó mới được phép đặt dao, đặt cuốc lên mảnh nương nhà mình. Nếu không làm lễ này thì chắc chắn gia đình năm đó làm ăn thất bát, mùa màng thất thu, không gặp may mắnẦ

4.1.1.2. Lễ mừng ngô mới

Khi ngô đã làm hạt xong, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn cứng hạt, có thể ăn được, đồng bào làm lễ mừng ngô mới. Lễ mừng ngô mới không quy định ngày cụ thể. Mỗi gia đình tự chọn ngày, đó là quãng thời gian đầu tháng 7 âm lịch, đồng bào nhằm một ngày tốt lành, lên nương ngô, chọn những bắp ngô đầu tiên, to, ngon nhất của vụ ngô mới, đem về luộc dâng lên tổ tiên với ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, nương ngô nhà mình năm nay được mùa bội thu và mời tổ tiên thưởng thức ngô mới. Đồng bào có một kiêng kỵ, bất kì gia đình nào, dòng họ nào ở đây cũng thực hiện, đó là khi chưa dâng ngô mới lên tổ tiên thì gia đình đó chưa được lấy ngô về nhà ăn, đặc biệt là những người già, vì không làm gương cho con cháu, làm như vậy là bất hiếu với ông bà tổ tiên nhà mình, mắt sẽ bị mù

và vụ ngô năm sau chắc chắn sẽ không được mùa. Nếu là trẻ con thì có thể được ăn vì trẻ con còn bé và chưa biết gì, các ma không nhìn thấy hoặc bỏ qua cho. Tuy nhiên, người ta vẫn tránh điều này, các gia đình đều cúng ngô mới cho tổ tiên ăn trước rồi con cháu mới được phép ăn.

4.1.1.3. Lễ mừng rượu mới

Sau khi thu ngô trên nương về, đồng bào chọn phần ngô có bắp to và đều, tiến hành ủ men và cất rượu để dâng lên tổ tiên. Rượu được dâng lên là những giọt rượu đầu tiên Ờ theo quan niệm của đồng bào, đây là phần rượu đặc, ngon và linh thiêng nhất. Cũng như lễ mừng ngô mới, mục đắch của lễ mừng rượu mới nhằm tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ độ trì cho gia đình có một vụ mùa bội thu, có cơm ăn đầy đủ, không bị đói, có rượu uống hàng ngày và mời khách. Lễ cúng đơn giản, chỉ cần một chai rượu và 3 chiếc chén đặt dưới bàn thờ tổ tiên. Ban đầu, chủ nhà sẽ quỳ lạy và gọi tên các cụ 3 đời trở lại, sau đó đọc lời khấn ỘNhờ trời đất và ông bà tổ tiên phù hộ, gia đình đã thu được nhiều ngô về nhà, nay có chén rượu mời các cụ về uống rượu mới cùng gia đình, mong muốn trời đất và tổ tiên tiếp tục phù hộ để vụ ngô sau sẽ được mùa hơn vụ trước, sẽ có nhiều rượu ngon để dâng cho trời đất, tổ tiênỢ. Lễ cúng này không quy ước một ngày cụ thể nhưng bắt buộc với tất cả các gia đình ở mỗi dòng họ khác nhau, kể cả các gia đình không nấu rượu thường xuyên. Sau khi làm lễ cúng rượu mới xong, gia đình đó sẽ được phép cất rượu và uống hàng ngày.

4.1.1.4. Tục treo ngô lên bàn thờ tổ tiên

Nhiều dòng họ Hmông Trắng có tục treo ngô lên cạnh bàn thờ tổ tiên như họ Ly ở Pể Há, Má Là; họ Giàng ở Hồng Ngài, Tua Ninh. Người ta thường chọn cây có 2 Ờ 3 bắp to rồi treo cả thân cây ngô lên để chứng tỏ rằng gia đình làm ăn phát đạt, trồng trọt bội thu, đồng thời mong muốn vụ sau ngô sẽ nhiều bắp và to, giống như những cây ngô, bắp ngô được treo lên này (Ảnh

35 Ờ PL. 4). Sau mỗi vụ thu hoạch, chủ nhà lại thắp hương rượu, cơm và thay những cây ngô của vụ trước bằng những cây vụ mới lên bàn thờ.

4.1.1.5. Tục cúng ngô ngày Tết

Họ Vừ ở xóm Há Súng thuộc nhóm Hmông Hán nên ở gian giữa nhà đặt hai ban thờ, một ban thờ cao hơn đặt bên phải là bàn thờ Hán có bát hương; một ban thờ thấp hơn đặt bên phải là bàn thờ Hmông có dán giấy bản dắnh lông gà. Theo quan niệm của dòng họ này, bàn thờ Hán là để cầu xin sức khỏe, các thành viên trong gia đình không bị đau ốm, gặp dữ hóa lành; còn bàn thờ Hmông để cầu xin cho việc làm ăn, trồng trọt, kiếm tiền, làm nhàẦ

Vào ngày 30 Tết, sau khi cúng bàn thờ Hán xong, khoảng 11 - 12 giờ đêm, chờ vợ con đi ngủ hết, người đàn ông chủ gia đình sẽ làm lễ cúng bàn thờ Hmông. Họ cắt tiết gà rồi vẩy tiết lên tấm giấy bản và dán lông gà lên, với mong muốn nhờ con gà phù hộ cho việc làm ăn trong nhà. Sau đó, lấy ngô khô của vụ vừa thu hoạch (7 hoặc 9 bắp) bóc ngược vỏ bẹ và buộc thành túm rồi treo lên cạnh bàn thờ, thay thế túm ngô cũ từ tết năm trước. Lễ cúng gồm một chai rượu, một bát cơm cúng, 10 chiếc thìa gỗ đặt xung quanh bát cơm, luộc chắn con gà vừa cắt tiết. Ngoài ra, họ còn lấy một rổ ngô hạt, đặt bên trên là chiếc vòng cổ bằng bạc, cắm 3 cây hương vào giữa, bên cạnh đặt một chiếc cân tiểu ly. Người cúng sẽ gọi tên các cụ 3 đời về rồi cầu xin các cụ phù hộ cho gia đình sang năm mới kinh tế phát triển, trồng trọt chăn nuôi gì cũng được thu, trồng ắt được thu nhiều, các vật nuôi ăn nhiều và nhanh lớn, sinh sôi nảy nở nhanh chóng, đi buôn ngược bán xuôi đều thuận lợiẦ Số ngô hạt làm lễ cúng phải đồ mèn mén cho tất cả các thành viên trong gia đình ăn, nếu để lợn, gà ăn thì lời cầu xin sẽ không thiêng.

4.1.1.6. Tục dán giấy bản vào công cụ sản xuất khi đón năm mới

Giống như nhiều dân tộc khác, người Hmông Trắngcũng có quan niệm vạn vật hữu linh, do đó, vào năm mới, con người mặc quần áo mới và được nghỉ ngơi trong mấy ngày Tết thì các đồ vật, vật dụng trong nhà cũng phải

được nghỉ ngơi và ỘmặcỢ quần áo mới. Điều đó lý giải tại sao người Hmông lại có tục dán giấy bản lên các vật dụng trong nhà vào ngày mùng Một đầu năm. Giấy bản được mua từ phiên chợ Tết về, sau khi cúng bữa cơm đón năm mới vào sáng mùng Một, người đàn ông chủ gia đình và con trai tiến hành công việc bóc bỏ giấy từ năm cũ và thay vào đó là tấm giấy mới mua về. Ban đầu, họ dán lên các cột chắnh trong nhà, bàn ghế, giường, tủ, các cửa ra vào, cửa sổẦ và không quên dán giấy vào cuốc, cày, quẩy tấu, dao phát nương. Các công cụ lao động gắn bó với đồng bào suốt mùa làm nương, khi con người nghỉ thì chúng nghỉ, hễ con người lên nương thì luôn mang chúng theo, chúng cũng có linh hồn giống như con người. Với ý nghĩa đó, ngày Tết, con người được nghỉ ngơi và mặc quần áo mới thì chúng cũng cần được nghỉ ngơi, đồng thời, hành động dán giấy lên cũng tượng trưng cho bộ quần áo mới. Họ mong muốn, bước sang một năm mới, bắt đầu một sự khởi đầu mới, chuẩn bị cho một vụ mùa mới, các công cụ lao động đã được nghỉ ngơi, được mặc quần áo mới sẽ giúp đỡ họ làm ăn, phát triển kinh tế, cho mùa màng tốt tươi.

Như vậy, tắn ngưỡng cầu mùa là một thành tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Hmông Trắng. Nó phản ánh nhu cầu cụ thể trong đời sống vật chất của đồng bào, với mong muốn công việc trồng trọt chăn nuôi được thuận lợi, song phần nào cũng tạo cho họ niềm tin, giúp họ yên tâm làm ăn vì họ tin tưởng rằng, với lòng thành tâm và hiếu thảo, chắc chắn họ sẽ được trời đất, tổ tiên và các thế lực siêu nhiên trợ giúp. Tắn ngưỡng cầu mùa của người Hmông Trắng không phải là một vài nghi lễ đơn giản, được tổ chức chỉ một hai lần trong một năm và thu hẹp trong phạm vi một hộ gia đình, mà trái lại, nó là một hệ thống các nghi thức được tổ chức trong một năm liên quan đến chu kỳ sản xuất trên nương rẫy từ khâu chọn đất, làm nương đến khâu thu hoạch sản phẩm. Nó mở rộng ngoài phạm vi gia đình, mang tắnh dòng họ, tắnh đồng tộc sâu sắc. Các nội dung trong tắn ngưỡng cầu mùa được trình bày ở trên đã có từ lâu trong đời sống tâm linh của người Hmông Trắng ở Lũng Táo.

Hiện nay, các nghi lễ này vẫn được đồng bào duy trì như một yếu tố góp phần ổn định đời sống vật chất của đồng bào.

4.1.2. Các kiêng kỵ khác

Cây ngô đã gắn bó với người Hmông Trắng ở cao nguyên đá Đồng Văn nhiều đời nay, vì vậy, họ quan niệm cây ngô cũng có linh hồn Ờ hồn ngô. Do đó, trong ứng xử với cây ngô, đồng bào cũng có một số kiêng kị nhất định.

Trước hết, đó là việc chọn ngày đi trồng ngô. Trong ngày đầu tiên đi trồng ngô, đồng bào thường kiêng ngày có tiếng sấm sét đầu năm. Đặc biệt, theo kinh nghiệm của người già, nếu những ngày này lại trùng với ngày con rồng hoặc ngày con khỉ thì hạt ngô giống sau khi trồng xuống chắc chắn sẽ bị thối, không nảy mầm được. Ngoài ra, phải kiêng trồng ngô vào các ngày giỗ của các thành viên trong gia đình (chỉ kiêng ngày, không cần kiêng tháng), nhất là của cụ ông, nếu thành viên đó được chôn vào ngày con dê thì phải trồng ngô vào ngày con trâu, và ngược lại, nếu thành viên đó được chôn vào ngày con trâu thì phải trồng ngô vào ngày con dê. Còn thông thường, đồng bào kiêng các ngày con rắn và các ngày con dê, vì đây được quan niệm là những ngày xấu, ngô trồng xuống sẽ không lên đều.

Ngô giống được chọn lựa và để riêng ở một chỗ từ vụ thu ngô trước. Khi lấy ngô táchhạt để trồng, nhất định phải là người đàn bà hoặc con gái lấy xuống rồi tách, nếu là đàn ông lấy xuống thì thời gian ra hoa, vào hạt sẽ lâu hơn. Phụ nữ là người sinh đẻ, gắn với sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của đồng bào, không được để ngô giốngỘngửi thấyỢ mùi rượu kể từ lúc tẽ ngô đến lúc ủ mầm và trồng xuống, người vừa uống rượu xong cũng không được tách hạt ngô giống. Do đó, trước khi đem ngô đi trồng, không được để gần chum rượu, những người trước khi đi trồng ngô mà uống rượu thì trồng ngô cũng không mọc. Tuy nhiên, đồng bào chỉ cần kiêng những điều trên trong ngày đầu tiên của vụ trồng ngô mới, những ngày tiếp theo không phải kiêng điều gì.

Khi thu hoạch ngô cũng được đồng bào chọn ngày tốt, thời tiết đẹp, có nắng, tuy nhiên, không cần nhiều kiêng kị như lúc trồng. Nhiều gia đình cũng không cần xem ngày giờ, chỉ cần thấy nương ngô nhà mình đã ngả màu trắng bạc và các gia đình có nương xung quanh bãi ngô nhà mình cũng chuẩn bị thu hoạch là họ cũng tiến hành thu ngô về nhà. Ngô được phân loại kỹ rồi bảo quản trên gác bếp quanh năm.

4.2. Ứng xử trong ăn uống

Người Hmông Trắng có lịch sử cư trú ở Lũng Táo khá lâu đời. Trong quá trình sinh hoạt, lao động ở họ đã hình thành nhiều phong tục Ờ tập quán mang bản sắc văn hóa riêng, độc đáo so với các dân tộc láng giềng. Ăn uống là một phần quan trọng trong hoạt động sinh tồn của loài người, ngoài việc nuôi dưỡng con người, ăn uống còn thể hiện đặc trưng văn hóa của dân tộc đó, thể hiện trong cách chế biến món ăn, cách ăn và ứng xử trong bữa ăn cùng ý nghĩa của nó. Giống như nhiều dân tộc và các địa phương khác, trong bữa ăn, tùy từng hoàn cảnh, từng đối tượng ăn, từng địa điểm ăn mà người Hmông Trắng ở Lũng Táo cũng có những quy định chặt chẽ riêng trong mỗi gia đình, họ tộc nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Điều đó được thể hiện ở cách sắp xếp vị trắ ngồi của các thành viên và một số thói quen, kiêng kị trong ăn uống. Những quy định chặt chẽ đó trở thành truyền thống được duy trì nối tiếp nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hai môi trường quan trọng bộc lộ ứng xử của họ trong ẩm thực là gia đình và cộng đồng, được thể hiện thông qua bữa ăn ngày thường, khi có khách và những bữa ăn cộng cảm.

Bữa ăn ngày thường của người Hmông được bày ở gian giữa nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Người đàn ông làm chủ gia đình là người được ngồi vào vị trắ đầu mâm quan trọng nhất, hướng ngồi quay lưng lại nơi đặt bàn thờ tổ tiên và hướng mặt ra ngoài cửa chắnh, sau đó đến các thành viên khác trong gia đình lần lượt theo thứ tự từ lớn đến bé. Người phụ nữ hoặc con dâu, cháu dâu phải ngồi phắa bếp phụ để tiện cho việc lấy cơm và thức ăn khi thiếu. Đối với một

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 108)