Bàn ăn (tông no mỏ), ghế ngồi (thò dẩu)

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.5.Bàn ăn (tông no mỏ), ghế ngồi (thò dẩu)

Trong gia đình mỗi người Hmông bao giờ cũng có bàn ăn để ăn cơm. Người Hmông không sử dụng mâm như các tộc người khác, khi ăn cơm, họ bày hết thức ăn ra bàn rồi ngồi quanh bốn bên bàn ăn, do đó, bàn ăn đối với họ có vai trò như chiếc mâm.

Bàn ăn được làm từ gỗ (thường là gỗ lê), có hình vuông, chu vi bàn ăn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình. Khi đóng bàn, người thợ sẽ căn cứ vào số lượng người trong gia đình mà đóng bàn với kắch thước hợp lý. Một chiếc bàn của gia đình 6 người có cạnh khoảng 1m. Chiều cao của bàn sẽ được điều chỉnh tùy theo chiều cao của ghế ngồi sao cho hợp lý. Bốn chân bàn được đóng hơi thụt vào khoảng 8cm Ờ 10cm so với mặt bàn.Mặt bàn được ghép từ nhiều mảnh gỗ lại, nhưng cũng giống như ghép chõ cất rượu, số lượng mảnh gỗ luôn là số lẻ.

Ghế ngồi ăn cơm cùng bộ với bàn cũng được làm từ cùng loại gỗ. Ghế thường có hai loại: loại ghế dài ngồi được nhiều người, hình chữ nhật, mỗi đầu có hai chân, chiều cao phù hợp với chiều cao của của bàn ăn. Loại ghế này chỉ cần 4 chiếc đặt quanh bốn cạnh của bàn ăn. Loại ghế con thấp và ngắn hơn (chân ghế cao khoảng 15 cm; mặt ghế dài 20 Ờ 25cm, rộng khoảng 15cm), chỉ ngồi một người, hai chân ghế có chiều dài tương đương với chiều rộng của mặt ghế. Loại ghế này thấp, dùng kết hợp với kiểu bàn ăn có chiều cao tương ứng. Loại bàn ghế thấp này thường được những người bình dân sử dụng. Do diện tắch nhà thường hẹp nên khi ăn xong, họ thường dựng bàn ghế vào góc nhà để có không gian cho các hoạt động khác của gia đình.

Tiểu kết chƣơng 3:

Để thắch nghi với môi trường tự nhiên, người Hmông Trắng ở xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã trồng và sử dụng ngô làm lương thực chắnh. Ngô được dùng trong đời sống hàng ngày, trong lễ tết, cưới xin, ma chay... Do đó, các dụng cụ nhà bếp truyền thống mà người Hmông sử dụng

trong gia đình chủ yếu dùng để chế biến, phục vụ ăn uống và bảo quản những đồ ăn thức uống được chế biến từ ngô. Thông qua việc tìm hiểu các dụng cụ chế biến, phục vụ ăn uống và cất đựng đồ ăn, thức uống, ta có thể thấy, người Hmông Trắng ưa dùng những sản phẩm được chế tác từ nguyên liệu tự nhiên (đá,gỗ, tre, trúc...) qua bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công lành nghề. Đó cũng là một trong những phẩm chất của người Hmông: Sự thắch nghi và gắn bó với tự nhiên, dựa vào tự nhiên mà tồn tại.

Tuy nhiên, hiện nay kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, sự mở rộng giao lưu giữa các vùng miền ngày càng mạnh mẽ, do đó, nhiều dụng cụ nhà bếp truyền thống không còn được đồng bào sử dụng mà thay vào đó là những dụng cụ mới hiện đại, có nhiều chức năng và tiện lợi hơn. Dẫu vậy, các dụng cụ chế biến, các đồ chứa đựng, sử dụng trong ăn uống của người Hmông Trắng vẫn là những giá trị sáng tạo của nền văn hóa Đá Ờ Gỗ trên cao nguyên đá Đồng Văn Ờ Hà Giang.

Chƣơng 4

ỨNG XỬ TRONG ĂN UỐNGVÀ NHỮNG ĐỔI THAY

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 106)