7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Bộ công cụ nghề mộc
Để làm ra các dụng cụ chế biến đồ ăn thức uống trong nhà bếp, bộ công cụ nghề mộc gồm có: đục, dùi đục, bào, cưa, búa, rìu, dao, nạo (Ảnh 28 Ờ PL. 4).
Đục (tra chầu): gồm phần thân đục và chuôi cầm. Phần thân đục được làm từ thép, một đầu là lưỡi đục (lưỡi hai mặt), đầu kia được gắn chặt vào chuôi cầm. Chuôi cầm được làm từ loại gỗ thật cứng (thường là gỗ thông đá hoặc sa mộc). Khi chịu lực từ búa hay dùi đục giáng mạnh xuống, chuôi đục chỉ bị chù đầu mà không bị gãy. Đục gồm có 2 loại: đục một và đục bạt. Đục một có 2 loại: loại một phân và loại hai phân. Tùy theo đặc điểm của công việc, nếu cần đục lỗ nhỏ (như làm lỗ tra cán thìa gỗ) thì dùng đục một phân, nếu đục lỗ để làm chân bàn, ghế thì dùng đục hai phân. Đục bạt có lưỡi rộng khoảng 3,5cm, cán đục đóng ở bên cạnh, dùng để đục những lỗ lớn hơn hoặc đục một đoạn dài như máng gỗ, chõ đồ mèn mén, cối giã bằng gỗ,Ầ
Dùi đục (kho chầu): Khi dùng đục để thao tác trên gỗ, bắt buộc phải có dùi đục hoặc búa để tạo lực lên đục. Dùi đục được làm từ loại gỗ rất cứng, thường là gỗ thông đá mọc trên núi đá cao. Dùi đục là một đoạn gỗ dài
khoảng 30cm, vuông bốn cạnh, đầu tay cầm tròn và thon nhỏ để vừa tay, đầu tiếp xúc với chuôi đục to hơn giúp khi gõ xuống không bị trượt ra ngoài.
Bào (thi pỏ): Dùng để tạo ra các mặt phẳng. Khi làm chõ, bàn, ghế nhất định phải có dụng cụ này. Bào gồm phần chụp bào và lưỡi bào làm bằng thép, được đóng vào thân bào và tay bào làm bằng gỗ cứng. Trên thân bào có một lỗ để đùn rác lên khi bào. Bào gồm có 2 loại: bào dài và bào ngắn. Bào dài có phần thân dài khoảng 40 Ờ 45cm, dùng để tạo mặt phẳng cho những miếng gỗ dài như: mặt bàn, mặt ghế, phần cạnh miếng gỗ làm chõ. Bào ngắn có thân dài khoảng 25 Ờ 30cm, dùng để bào những mặt phẳng ngắn, khi nghiêng bào có thể tạo ra độ lõm cho mặt gỗ.
Cưa (cơ): Dùng để cắt các miếng gỗ, xẻ gỗ. Cưa có 2 phần: phần lưỡi cưa làm bằng thép và phần cán cầm làm từ gỗ. Đối với cưa to (thường dùng xẻ gỗ to thành các tấm gỗ), cần phải hai người xẻ. Người ta gắn hai lưỡi cưa ở hai đầu, tạo sự cân đối khi thao tác, đồng thời, khi một lưỡi cùn, có thể xoay sang cắt và xẻ bằng lưỡi kia. Phần cán làm bằng gỗ cứng, ở giữa có thanh ngang song song với hai lưỡi cưa giúp gắn các phần trên cưa thành khối thống nhất. Đối với cưa nhỏ (một người sử dụng, chủ yếu dùng để cắt), thông thường chỉ gắn một lưỡi cưa, phắa trên vẫn có thanh ngang để gắn kết cán cầm ở hai đầu và tạo sự thăng bằng khi thao tác.
Rìu (pia): Gồm phần lưỡi rìu (một lưỡi), thân rìu và cán cầm. Phần lưỡi rìu được làm từ thép, một đầu là lưỡi, đầu kia có chốt để gắn với thân rìu. Thân rìu và cán được làm từ gỗ cứng, đầu gắn vào chốt ở lưỡi rìu nhỏ hơn, đầu tra cán cầm to hơn tạo ra sự cân đối và trọng lực, khi thao tác, rìu ăn vào khúc gỗ khiến người thợ không cần dùng nhiều lực nén. Cán rìu dài khoảng 50cm, được đóng nghiêng với lưỡi rìu một góc 450. Rìu có công dụng: vạc vỏ cây, vạc bỏ phần gỗ bên ngoài khi làm chõ và cối giã bằng thân gỗ, cạo lòng máng giã bánh dàyẦ
Búa (thàu): Búa gồm phần thân búa và cán cầm. Búa có hai loại: búa đinh và búa tạ. Thân búa được làm từ thép, cán cầm làm bằng gỗ. Đối với búa đinh, một đầu chia thành hai nhánh cong lên, ở giữa có rãnh nhỏ để móc đinh; đầu kia là đế bằng dùng để đóng đinh, tạo lực để đục gỗ, nếu không có búa gõ xuống cán đục tạo lực, đục sẽ không thể thao tác được. Đối với búa tạ, to và nặng hơn búa đinh, cả hai đầu đều là đế bằng, chỉ dùng để đóng đinh và gõ đục.
Dao khoét gỗ (chỉa khơ tông): Là dụng cụ chuyên sử dụng khi làm thìa gỗ, bát gỗ và chậu gỗ. Không giống như dao bình thường, lưỡi dao khoét gỗ cong hình lưỡi liềm ngửa lên. Theo chức năng, dao khoét gỗ có hai loại: Loại dao khoét thìa và loại dao khoét bát, chậu gỗ. Đối với dao khoét lòng thìa gỗ, lưỡi dao nhỏ hơn và được gắn cố định vào cán gỗ. Người thợ làm thìa cầm miếng gỗ kề vào lưỡi dao và khoét dần tạo thành lòng thìa. Đối với dao khoét chậu gỗ và bát gỗ, lưỡi dao lớn hơn, được gắn không cố định, đầu kia có tay cầm để xoay vòng tròn tạo thành lòng chậu và lòng bát gỗ.
Dao gọt gỗ (chỉa sày tông): Được sử dụng trước khi dùng dao khoét gỗ trong quá trình làm thìa, bát, chậu gỗ. Loại dao này dùng để gọt phần mặt dưới của thìa gỗ, bát gỗ và chậu gỗ. Dao gọt có cấu tạo đơn giản, gồm một lưỡi dao dài khoảng 8 Ờ 10cm, được gắn chặt vào cán gỗ có tay cầm ở hai bên. Trước khi khoét lòng thìa, bát và chậu gỗ, người thợ phải gọt phần bên ngoài trước. Người ta đóng chặt ba cây nhỏ bằng sắt vào một chỗ cố định tạo thành ba góc tam giác, sau đó đóng miếng gỗ cần làm vào rồi tiến hành gọt thủ công.
Ngoài các dụng cụ kể trên, trong quá trình làm mộc, người Hmông còn dùng các loại dụng cụ khác như: thước đo, compa, kẻ mực. Tại huyện Đồng Văn, do nguyên liệu hiếm và không biết kỹ thuật pha chế để rèn nên người thợ mộc thường mua phần chắnh của các dụng cụ ở chợ về rồi tự tra cán. Các dụng cụ này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc của người Kinh từ dưới xuôi mang lên, dù đến từ các nguồn khác nhau, nhưng hình dáng và công dụng các dụng cụ cơ bản là giống nhau. Hiện nay, nguồn từ Trung Quốc về ắt
hơn, các hàng bán dụng cụ nghề mộc tại chợ huyện Đồng Văn đều là người Kinh ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh (Hà Giang), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc).