7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Bánh sữa ngô(chúa xìa)
Khi hạt bắp nếp hoặc tẻ vừa đông sữa, người dân đem về nhà và tách lấy hạt, bỏ vào cối đá xay rồi lọc lấy tinh bột trắng như sữa, sau đó dùng lá chuối hoặc lá dong giềng gói thành bánh dài khoảng 20cm, rộng từ 8- 10cm, cho vào nồi hấp cách thủy, đun lửa to khoảng 1 tiếng, khi chắn có mùi thơm ngậy
của ngô non. Để ngon hơn, người ta thường ăn nóng và chấm với đường hoặc mật ong. Khi nguội, có thể nướng trên bếp than, bánh ngô tẻ thì bóc bỏ vỏ trước khi nướng, bánh ngô nếp thì nướng cả lá, lật đi lật lại khi cháy hết vỏ, lộ bánh có màu vàng, đồng thời có mùi thơm thì được.
Người Hmông còn có cách chế biến kháctừ ngô nếp non. Từ bột sữa ngô trộn lẫn với đường, không cần gói lá, cho vào chảo rán, khi chắn bánh cứng, cạnh bánh cháy vàng và có mùi thơm của ngô non. Ngoài ra, họ còn lấy tinh bột ngô đã xay, gói vào lá chuối hoặc lá dong rồi đặt trực tiếp lên bếp than hồng nướng. Người ta gọi đó là bánh sữa ngô nếp nướng, khi ăn chấm với đường.
Đây là món ăn mang tắnh mùa vụ, vì ở đây ngô chỉ trồng được mỗi năm một vụ, nên để làm bánh chỉ vào đầu tháng 7 âm lịch mới có sữa ngô non. Bánh sữa ngô thường được gia đình làm ăn chơi hay dùng làm quà cáp cũng rất có ý nghĩa chứ không sử dụng vào bữa chắnh. Vào ngày rằm tháng 7, một số gia đình còn dùng bánh để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tại các phiên chợ, bánh sữa ngô cũng được bày bán vào sáng sớm, họ luộc luôn tại chợ cho bánh nóng ăn vừa ngọt, lại thơm mùi sữa ngô non.