Thìa (đia)

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Thìa (đia)

Thìa được người Hmông sửdụng trong gia đình gồm hai loại chất liệu khác nhau: thìa gỗ và thìa nhôm.

Thìa gỗ (đia tông)

Thìa gỗ là dụng cụ phục vụ trong bữa ăn hàng ngày, gồm hai bộ phận: bản thìa và cán thìa, được ghép với nhau theo kỹ thuật làm mộng rất chắc chắn và rất khắt. Loại gỗ làm thìa là gỗ mềm: gỗ su, lá thìa, pha già, cát tở. Sau khi lấy gỗ tươi về, người ta dùng cưa cắt thành từng miếng gỗ vuông nhỏ rồi tiến hành làm thìa luôn. Nếu chưa chế tác được ngay, cần phải ngâm những miếng gỗ này vào nước để gỗ không bị khô, thuận lợi cho việc gọt, khoét. Đầu tiên, người thợ đóng chặt miếng gỗ vào chốt và dùng dao gọt thành mặt ngoài của thìa. Tiếp theo, họ lấy miếng gỗ ra và đặt lên bàn dao khoét gỗ khoét dần dần cho đến khi thành lòng thìa (Ảnh 34 Ờ PL. 4),

rồi dùng cưa cắt tạo phần chốt tra cán thìa. Sau đó lấy dao vót cán thìa rồi tra vào bản thìa.

Thìa gỗ là vật dụng được dùng phổ biến ở vùng đồng bào Hmông, trong đời sống gia đình ngày thường, ngày chợ phiên, đặc biệt trong đồ sắnh lễ nhà trai mang sang nhà gái, trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên ngày Tết Nguyên Đán, tết Thanh minh, bữa ăn dâng cúng người chết trong đám ma không thể thiếu hình ảnh của chiếc thìa gỗ. Trong truyền thống, người Hmông không dùng bát để ăn mèn mén, họ xúc mèn mén từ rá cơm chung bằng thìa gỗ rồi đưa lên miệng ăn. Hơn nữa, họ cho rằng khi ăn đồ nóng, thìa gỗ giúp cho người ăn không bị bỏng tay và bỏng miệng. Mỗi gia đình thường có đủ thìa cho các thành viên trong nhà, nhà nào giàu có và chu đáo thì có thêm thìa phục vụ khi có khách ăn cơm. Trước đây do giao thông chưa phát triển, không có sẵn các chất liệu khác, nên đồng bào tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và làm thìa gỗ sử dụng trong gia đình. Hiện nay, tuy giao thông thuận lợi, đời sống của đồng bào đã được nâng cao, các dụng cụ phục vụ trong bữa ăn đa dạng và tiện dụng hơn, nhưng với ý nghĩa tâm linh của nó, thìa gỗ vẫn được dùng vào việc thờ cúng trong các gia đình Hmông và được bày bán khá nhiều ở các phiên chợ (giá 8000 đồng/ chiếc - giá năm 2013), nhất là vào dịp giáp Tết. Mỗi tộc người thường có một phong cách ăn uống mang tắnh đặc trưng liên quan đến lịch sử ăn uống của tộc người. Đó là sản phẩm của sự thắch nghi với môi trường tự nhiên trong việc canh tác nông nghiệp. Người Hán sống trên lưu vực sông Hoàng Hà canh tác khô là chủ yếu, họ làm các loại bánh từ nguyên liệu của nền nông nghiệp đó nên khi ăn không cần dùng thìa, đũa mà ăn bốc. Người Kinh và các tộc người ở Hoa Nam canh tác lúa nước, sử dụng gạo chế biến thành cơm nên dùng đũa trong bữa ăn. Người Hmông trồng ngô, xay ngô thành bột để chế biến mèn mén làm món ăn cung cấp tinh bột chắnh nên họ dùng thìa trong bữa ăn. Đó là sự sáng tạo riêng của mỗi tộc người, phù hợp với phong cách ăn uống của họ.

Thìa kim loại

Gần đây, do giao thông mở rộng giữa các vùng, nguyên liệu từ gỗ hiếm, nên đồng bào ắt sử dụng thìa gỗ mà chuyển sang dùng thìa nhôm. Thìa này mua ở chợ với giá 7000 đồng/ chiếc (giá năm 2013), được nhập từ Trung Quốc về. Giá thành rẻ, dễ mua, dễ sử dụng, dễ bảo quản nên người Hmông dùng loại thìa này là chắnh trong bữa ăn hàng ngày, khi gia đình có công việcẦ

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 103)