Ứng xử trong ăn uống

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 114)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.Ứng xử trong ăn uống

Người Hmông Trắng có lịch sử cư trú ở Lũng Táo khá lâu đời. Trong quá trình sinh hoạt, lao động ở họ đã hình thành nhiều phong tục Ờ tập quán mang bản sắc văn hóa riêng, độc đáo so với các dân tộc láng giềng. Ăn uống là một phần quan trọng trong hoạt động sinh tồn của loài người, ngoài việc nuôi dưỡng con người, ăn uống còn thể hiện đặc trưng văn hóa của dân tộc đó, thể hiện trong cách chế biến món ăn, cách ăn và ứng xử trong bữa ăn cùng ý nghĩa của nó. Giống như nhiều dân tộc và các địa phương khác, trong bữa ăn, tùy từng hoàn cảnh, từng đối tượng ăn, từng địa điểm ăn mà người Hmông Trắng ở Lũng Táo cũng có những quy định chặt chẽ riêng trong mỗi gia đình, họ tộc nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Điều đó được thể hiện ở cách sắp xếp vị trắ ngồi của các thành viên và một số thói quen, kiêng kị trong ăn uống. Những quy định chặt chẽ đó trở thành truyền thống được duy trì nối tiếp nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hai môi trường quan trọng bộc lộ ứng xử của họ trong ẩm thực là gia đình và cộng đồng, được thể hiện thông qua bữa ăn ngày thường, khi có khách và những bữa ăn cộng cảm.

Bữa ăn ngày thường của người Hmông được bày ở gian giữa nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Người đàn ông làm chủ gia đình là người được ngồi vào vị trắ đầu mâm quan trọng nhất, hướng ngồi quay lưng lại nơi đặt bàn thờ tổ tiên và hướng mặt ra ngoài cửa chắnh, sau đó đến các thành viên khác trong gia đình lần lượt theo thứ tự từ lớn đến bé. Người phụ nữ hoặc con dâu, cháu dâu phải ngồi phắa bếp phụ để tiện cho việc lấy cơm và thức ăn khi thiếu. Đối với một

số họ như họ Vừ, họ Giàng ở xóm Há Súng và xóm Cá Ha thuộc xã Lũng Táo, khi chồng chết hoặc đi xa lâu ngày thì người nữ chủ nhà được phép ngồi thay vị trắ của chồng mình ở đầu mâm, với ý nghĩa thay chồng gánh vác công việc trong gia đình. Còn họ Vừ, họ Giàng ở xóm Tua Ninh và xóm Lũng Táo lại khác, theo phong tục của các họ này, người phụ nữ trong gia đình chỉ là con dâu, do vậy, dù ở hoàn cảnh nào họ cũng không được phép ngồi vào vị trắ quan trọng đó. Trước đây người Hmông có quy định nam nữ không ngồi ăn chung mâm, đặc biệt con dâu hoặc em dâu không được phép ngồi chung mâm với bố chồng hoặc anh chồng, con rể hoặc em rể không được phép ngồi chung mâm với mẹ vợ hoặc chị vợ. Do đó, khi gia đình có con dâu, con rể thì phải chia làm hai mâm, nam giới ngồi ăn riêng một mâm và nữ giới ngồi ăn một mâm. Theo một số người già kể lại, thời phong kiến, khi sự bất bình đẳng nam Ờ nữ còn khá phổ biến, người phụ nữ không được phép ngồi ăn cùng chồng, phải đứng soi đuốc cho chồng ăn cơm, khi chồng ăn xong dọn dẹp rồi xuống bếp ăn. Ngày nay, những thủ tục ấy đều không còn duy trì. Trong bữa ăn không còn thấy sự phân biệt giới chặt chẽ như trước đây nữa mà ông bà, bố mẹ, dâu rể ngồi chung một mâm thể hiện sự bình đẳng và thân mật của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, cách sắp xếp vị trắ ngồi của các thành viên trong lúc ăn vẫn được duy trì thể hiện đạo lý Ộkắnh trên, nhường dướiỢ.

Khi gia đình có khách đến, dù khách là con cháu trong nhà, họ hàng ở xa, thông gia, khách lạ hay là bạn của một thành viên nào đó trong nhà, của chủ nhà thì đều được tiếp đãi nhiệt tình. Lòng hiếu khách được thể hiện bằng việc tiếp đón qua các chất lượng và số lượng món ăn và rượu mà gia đình đãi khách. Trong bữa ăn, tùy vào tuổi tác, giới tắnh của người khách hay mối quan hệ của người khách đó với gia đình chủ nhà mà vị trắ ngồi ăn của người khách có sự khác nhau. Nếu vị khách là nam giới và cao tuổi hay là bạn của chủ nhà, để thể hiện lòng mến khách, người chủ nhà sẽ mời khách ngồi vào vị trắ đầu mâm trang trọng nhất, còn mình ngồi bên cạnh phắa bếp lò để tiện cho việc

tiếp khách. Trong trường hợp có nhiều khách thì vị trắ đầu mâm sẽ giành cho người cao tuổi nhất hoặc có vai vế lớn nhất, vị trắ của những vị khách tiếp theo được sắp xếp theo sự giới thiệu thứ bậc từ trên xuống dưới của người dẫn đầu đoàn. Nếu khách là nữ giới thì chỉ được ngồi bên cạnh, vị trắ của người đàn ông chủ nhà vẫn được giữ nguyên, người nữ chủ nhà sẽ ngồi bên cạnh hoặc đối diện khách để tiếp khách. Đối với khách ắt tuổi hay là con cháu của chủ nhà thì vị trắ ngồi được sắp xếp tương xứng với các thành viên trong gia đình. Khi có khách đến, chủ nhà sẽ sắp xếp chỗ ngồi cho khách và các thành viên trong gia đình, thường mỗi mâm từ 6 Ờ 8 người. Nếu cả khách và người nhà từ 10 người trở lên thì phải xếp thành hai mâm và cũng theo thứ bậc và tuổi tác để sắp xếp vị trắ ngồi theo phong tục truyền thống để thể hiện tình cảm quý trọng của gia đình giành cho khách. Đối với khách là thông gia, được người Hmông coi như người nhà vì đồng bào có quan niệm thông gia là những người chung con, chung cháu, do đó dù là ông thông gia hay bà thông gia đều được cả gia đình nhà chủ tôn trọng và tiếp đãi thân mật. Trước khi ăn, bao giờ người Hmông cũng mời khách uống rượu trước, chén rượu mời khách luôn được họ rót đầy thể hiện sự hiếu khách. Để bày tỏ lòng cảm ơn đối với gia chủ vì đã mời cơm, mời rượu mình, trước khi nâng chén rượu đầu tiên lên, người khách sẽ nói lời cảm ơn gia chủ, sau đó uống hết chén rượu được mời rồi bắt đầu ăn uống.

Trong những bữa ăn cộng cảm vào dịp gia đình có công to việc lớn như cưới hỏi, ma chay, đầy cữ hay mừng nhà mới Ầ thì việc sắp xếp vị trắ ngồi ăn theo những quy tắc riêng, có phần khác với ngày thường. Việc xếp vị trắ ngồi ăn dựa vào vai vế họ hàng trong nội tộc của dòng họ. Người Hmông rất chú trọng vai trò của hai bên họ hàng nội ngoại, tiêu biểu là ông đại diện bên nội và bên ngoại, bao giờ chủ nhà cũng phải chú ý vị trắ ngồi của hai ông này. Cách đặt vị trắ của mâm ăn cũng khác nhau, mâm của người lớn tuổi và đàn ông sẽ được đặt ở trong nhà, mâm của những người có vai vế lớn nhất sẽ được

đặt theo thứ tự từ nơi đặt bàn thờ tổ tiên trở ra, phụ nữ và trẻ em sẽ ngồi gian phụ hoặc ngoài hành lang để tiện lấy thức ăn cho các mâm trong. Cách bố trắ mân ăn, vị trắ chỗ ngồi theo thứ bậc tôn ti thể hiện thuần phong mỹ tục, thái độ kắnh trọng, lối ứng xử có trên có dưới trong ăn uống.

Một số thói quen khác trong bữa ăn: người Hmông quan niệm, bữa ăn là lúc mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, do đó, khi chưa đủ mọi người thì chưa được ăn. Nếu thành viên nào đó có việc bận chưa về ăn ngay được thì phải để giành thức ăn lại cho người đó trước khi bắt đầu ăn. Khi gia đình có con dâu, người con dâu bắt buộc phải ngồi ở phắa bếp phụ để lấy cơm cho mọi người trong nhà. Người lớn tuổi nhất bao giờ cũng được lấy cơm trước, sau đó lần lượt theo thứ tự từ trong ra, lúc có khách phải lấy cơm cho khách trước. Trong bữa ăn, ưu tiên cho ông bà và trẻ nhỏ, người đau ốm, phụ nữ ở cữ hoặc có mang, những trường hợp này có thể nấu thức ăn riêng. Khi ăn mọi người tránh cười đùa, nói chuyện, nhất là phụ nữ và trẻ con, vì như vậy được coi là không lễ phép với người trên. Kiêng gõ bát đũa vì như vậy được coi là gọi ma vào nhà. Khi đang ăn, không được chan canh lẫn vào bát cơm, chỉ được chan canh vào bát cuối bữa ăn. Người ăn xong trước không được xếp chồng bát lên vì như vậy bị coi là không tôn trọng người đang ăn sau. Khi ăn xong, phải xin phép mọi người đặc biệt là người lớn tuổi rồi mới đứng dậy.

Về sự phân công lao động (chủ yếu là phân công theo giới) trong việc chế biến món ăn cũng có nhiều nét đặc biệt. Trong bữa ăn gia đình hàng ngày, phụ nữ Hmông là người nội trợ chắnh.Trong những bữa ăn có tắnh chất cộng đồng, phụ nữ cũng chắnh là người chế biến mèn mén, đàn ông sẽ đảm nhiệm khâu giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến tất cả các loại thức ăn khác.

Ứng xử xã hội trong ăn uống của người Hmông Trắng ở Lũng Táo từ ngày thường đến ngày chợ, ngày lễ tết, cưới xin, ma chayẦ. mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Thứ nhất, lối ứng xử mang tắnh cộng đồng nhân văn sâu sắc. Trong những dịp gia đình có công việc quan trọng như mừng nhà mới, ma chay, cưới xinẦ nếu gia đình đó không có điều kiện thì những gia đình hàng xóm (kể cả người khác tộc) hay nội tộc sẽ giúp đỡ ngô, gạo, rượu. Sau khi xong việc, gia đình đó sẽ trả lại khi có điều kiện. Sự giúp đỡ nhau được tiến hành luân phiên và thường xuyên, đã thành nguyên tắc của làng bản và họ tộc, đó như là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi gia đình. Ngoài giúp đỡ bằng vật chất, họ còn giúp nhau bằng sức lao động như sắp cỗ, nấu nướng, làm bánh trái, dọn dẹp. Chắnh sự giúp đỡ đó đã trở thành sợi dây cố kết cộng đồng, thôn xóm giữa những người Hmông Trắng với nhau và với các dân tộc khác trong cùng một không gian sinh sống ở xã Lũng Táo nói riêng và huyện Đồng Văn nói chung thêm bền vững.

Tắnh cộng đồng trong ăn uống còn thể hiện ở thói quen mời nhau khi ăn cơm, chia sẻ thức ăn cho nhau, nhường nhịn nhau khi trong nhà có người đau ốm, già cả, trẻ nhỏ. Trong bữa ăn, có gì ăn nấy, không khách sáo. Ngoài ra, đồng bào còn có tập quán cùng ăn uống chung, tập thể, ở mọi nơi, mọi lúc: ngày thường, đám ma, đám cưới, ngày chợ. Đặc biệt là ngày chợ, đối tượng ăn cùng có thể là bất kì ai, người lạ, người quen lâu ngày, người mới quen, khách qua đường,Ầ. mà ắt có ở các dân tộc ở vùng khác.

Thứ hai, ứng xử trong ăn uống của người Hmông ở đây còn thể hiện tình cảm giữa con người với con người, tùy từng hoàn cảnh mà mục đắch ăn có sự khác nhau. Trong đám tang, là sự báo hiếu; trong đám cưới, là sự hoan hỉ, chúc phúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai họ nội ngoại; trong ngày lễ hội, là niềm vui chung của mọi người; trong ngày tết, hội họp, ngày chợ, là sự tâm tình, giao lưu nhằm cố kết quan hệ huyết thống gia đình, bạn bè, láng giềng, địa vựcẦ Các bữa ăn cộng đồng mang tắnh cộng cảm sâu sắc, không hề mang ý nghĩa vật chất. Trong các ngày gia đình có công to việc lớn, bà con, họ hàng, láng giềng đến ăn uống đều nhằm mục đắch chia sẻ niềm vui, nỗi buồn

với gia chủ. Đây là những ứng xử độc đáo trong bản sắc văn hóa của người Hmông Trắng ở Lũng Táo, phản ánh nét đẹp trong tập quán và mối quan hệ giữa con người với con người.

Ngoài ra, đối với các đồ ăn Ờ thức uống được chế biến từ ngô, người Hmông cũng có một số điều kiêng kị. Khi ăn mèn mén, đồng bào kiêng không chan canh vào bát mèn mén, chỉ dùng thìa xúc một miếng cơm từ bát của mình vào miệng, rồi lấy một thìa canh từ bát canh chung của cả gia đình ăn cùng ngay sau đó. Ăn như vậy vừa không bị nghẹn mà lại giữ được phép lịch sự. Khi ăn, tránh làm rơi thìa vì người Hmông cho rằng đó là điềm báo cho những việc không may mắn có thể xảy ra với họ và gia đình.

Vào ngày chợ, những người dân bán bánh ngô chua kiêng không được bước qua dãy bánh đang nướng và đang bày bán, nhất là đàn bà con gái lại đặc biệt kiêng kị. Theo họ, bước qua như vậy là không có ý tứ và bánh sẽ khó bán. Đối với rượu ngô, như đã đề cập ở phần trước, trong quá trình chưng cất phải thắp hương và gọi hồn rượu về. Ngoài ra, chỉ được dùng rượu trắng nguyên chất vào các nghi thức thờ cúng mang tắnh chất tâm linh, các loại rượu thuốc ngâm lẫn rễ cây, rắn, tắc kèẦ tuyệt đối không được sử dụng.

Một phần của tài liệu Ẩm thực từ ngô của người HMông trắng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (Trang 114)