Chính sách marketing trong phát triển nông thôn

Một phần của tài liệu Bài giảng chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (Trang 64)

- Đối tượng của chính sách giải quyết việc ỉàm là lao động nông thôn, đặc biệt

3.2.3.4. Chính sách marketing trong phát triển nông thôn

a. N ội dung của chính sách marketing

Chính phủ thành ỉập các tổ chức marketing để thực hiện công việc marketing cho các sản phẩm phát triển nông thôn chủ yếu như gạo, cà phê, cao su, chè... Các tổ chức này chủ yếu tham gia vào các hoạt động như thực hiện quỹ bình ổn giá, can thiệp vào thị trường khi giá nông sản tăng quá mức hoặc giảm xuống quá mức. Sự can thiệp này có thể dưới hình thức trợ giá, cung cấp tín d ụ n g ... hay sử dụng quỹ dự trữ quốc gia vậo làm ổn định giá hàng nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tránh tình trạng độc quyền trên thị trường. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế sẽ giúp cho cả người sản xuất và người tiêu dùng đạt được mục tiêu của mình.

Hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác cho nông dân bán sẫn phẩm và m ua vât tư, tạo nên được sức mạnh tập thể khi trao đổi hàng hóa dịch vụ trên thi trường, hợp pháp hóa quyền kinh doanh của công ty kinh doanh hay cá nhàn tham gia vào buôn bán nông sản hay vật tư kỹ thuật nông nghiệp.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho raarketing như giao thông, thông tin ... Hoàn thiện cấu trúc thị trường, xóa bỏ các hặng rào thuế quan trong nước để cho hàng hóa có thể được vận chuyển dễ dàng và có hiệu quả từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Chính sách marketing có tác động làm ổn định giá nông sản theo mùa vụ, theo vùng thông qua sự hoạt động của các'cơ quan marketing Nhà nước, làm giảm sự chênh lệch giữa giá của người sản xuất nhận được với giá người tiêu dùng phải trả thông qua hoạt động marketing.

Ở Việt Nam hệ thống bán buôn, bán lẻ vật tư và thu mua nông sản đã mở rộng tới tận thôn, xã. Hiện nay, đã xóa bỏ việc chia cắt thị trường theo địa phương, hình thành thị trường thống nhất trên phạm vi cả nước. Nhà nước cho phép tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hệ thống bán buôn, bán lẻ vật tư phát triển nông thôn và tham gia thu gom nông sản. Hàng hóa tiêu dùng dã trở nên đa dạng, phong phú, giá cả phải chăng, chất lượng khá bảo đảm, đời sống của cư dân nông thôn đã được cải thiện. Trong nông thôn, số hộ giàu dần tăng lên, số hộ nghèo dần giảm xuống.

3 .2 3 .5 . Chính sách khuyến nống

Một trong những kết luận giống nhau ở cốc cuộc điều tra kinh tế trong nông' thôn là hiện naỵ nông dân Việt Nam đãng “đói” kiến thức. Kiến thức của nông dân thường nghèo nàn trong mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, hạch toán kinh tế... Từ đó sự ra đời của chính sách khuyến nông trở thành một yên cầu bức xúc. Chính sách khuyến nông sẽ là cơ sở quan trọng để cho ra đời mạng lưới truyền thông, thực hiện các chương trinh khuyên nông tới nông dân, nâng cao hiểu biết của nông dân...

Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông là truyền bá kiến thức cho nông dân ngay tại địa bàn sản xuất của họ (ruộng, vườn, ao hồ, chuồng trại, đổng c ỏ ...) theo yêu cầu của họ, giúp họ tự ra những quyết định để xử lý đúng đắn- trước những tình huống đặt ra liên'tiếp nảy sinh trong quá trình sán xuất, kinh doanh mà không cần qua các lớp đào tạo tập trung ở trường học.

Xét trên ý nghĩa đó, để'làm tốt công tác khuyến nông, cán bộ khuyên nông cần phải tìm hiểu những yêu cầu của nông dân thông qua các cuộc thăm hỏi (Visit V) rồi tổ chức huấn luyện (Training - T) cho nông dân. Đó là mô hình V&T trong khuyến nông. Như vậy, các hoạt động khuyến nông sẽ trở nên rất thiết thực đối với phát triển nông thồn vì những kiến thức cần huấn luyện ỉà đòi hỏi của chính họ. Trên thực tế, các hộ nông dân Jchác nhau cần những.kiến thức ở trinh độ khác nhau vì trình độ kỹ thuật của nông dàn khá chênh, lệch. VI vậy ngứời cán bộ khuyến nông phải có tính kiên trì, phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp, lănìộn với thực tế, trăn trơ-với cuộc sống của nông dân

và phải có phương pháp truyền đạt tốt, đặc biệt là phương pháp truyền đạt kiến thức cho những người lớn tuổi, trình độ học vấn thấp sức ỳ lớ n .. Ể

Ở nước ta, khuyến nông đặc biệt phát triển từ sau khi có Nghị định 13 CP năm 1993 trung tâm Khuyến nông quốc gia được thành lập, các Trung tâm khuyên nông được thành lập (ở cấp tỉnh, thành) và ở các huyện có trạm khuyến nông. Từ đó, các hoạt động khuyên nông phát triển khá sôi động các địa phương. Các hình thức khuyên nông chủ yếu là:

* Truyền đạt kiến thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo, sá c h ...)ẵ Hình thức này được thực hiện trên phạm vi rộng nhưng chỉ có những người có điều kiện về trình độ hoặc bố trí được thời gian mới có thể tiếp thu tốt.

* Bồi dưỡng kiến thức qua các lớp huân luyện là hình thức phổ biến hiện nay. Diêu quan trọng là cần tổ phức tốt các lớp bồi dưỡng để giúp nông dân tiếp thu tốt các kiến thức cần thiết, tránh hình thức phô trư ơ n g ...

* Tổ chức cho nông dân tham dự các cuộc triển lãm, hội thảo, tham qụan, hội nghị dầu bờ, câu lạc b ộ ... nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân "đối với kỹ thuật mới bằng các cách tiếp cận sinh động, gây ấn tư ợng...

* Xây dựng mô hình trình diễn nhằm giúp nông dân “mắt thấy tai nghe” phù hợp với cách tiếp thu mang tính thực tiễn của nông dân.

Quỹ khuyến nông được hình thặnh từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ ngân sách Nhà nước, có .nguồn tài trợ từ các tổ chức từ thiện, các dự án, chương trình phát triển kinh tế nông th ồ n ..ẽ rihưng cũng được bổ sung từ đóng góp của chính nông hộ.

Ở nước ta, khuyến nông còn là một vấn đề mới mẻ và gặp không ít trở ngại do ảnh hưởng của chế độ bao cấp. Thông thường các hoạt động khuyến nônơ khó tiến hành độc lập được mà phải gắn với các tài trợ nào đó. Điều đó phần nào đã làm sai lệch bản chầ't của khúyến nông, từ đó gây trở ngại cho việc nâng cao trình độ kỹ thuật và hạch toán kinh tế của nông hộ.

3.2.3.Ó. Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuât

p h á t triển nông thôn

a. Căn cữ đ ể hoạch 'định chính sách

Khi hoạch định chính sách tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển nõno thôn người ta phải căn cứ vào hệ thống công cụ, tư liệu sản xuất, điều kiện tư nhiên, xã hội và trình độ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại của đất nước, địa phương hay vùng sản xuất.

Nông dân là người thiếu thông tin và bị hạn chế về trình độ tiếp cận thị trường cho nên chính sách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cần dễ hiểu, có thể phát huy được tác dụng trực tiếp, có hiệu quả ngay khi thực hiện để người nông (làn dễ thấy, đễ làm và tin tưởng. Mặt khác, do phát triển nông thôn là khu vực có trình độ sản xuất thấp nên chính sách tiến bộ khoa học - kỹ thuật phải phù hợp với khả năng tiếp thu của nông dân.

Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi nên khi hoạch định chính, sách nông nghiệp người ta còn căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của từng loại cây trồng, vật nuôi và điểu kiện tự nhiên cổ thể áp dụng. Khi hoạch định chính sách phát triển nông thôn người ta còn xem xét sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong phát triển nông thôn sẽ có khả năng làm thay đổi phương pháp truyền bá kiến thức, trình độ áp đụng khoa học kỹ thuật trong phát triển hông thôn.

b. Mục tiêu cứa chính sách

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong'sản xuất thông qua việc tăng năng súất cây trồng, vật nuôi. Chính sách còn nhằm làm tăng thu nhập của nông dân, giám tối đa số hộ nghèo, bảo đảm an ninh lưcmg thực, thực phẩm và tăng cường xuất khẩu. Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tăng chất lượng sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần vào công cuộc cổng nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

c. Nội dung của chính sách

Nội dung của chính sách khuyên khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển nông thôn là khai thác triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới bằng việc nhập khẩu các giống cây trồng, vật nuôi hăng suất cao, chất lượng tốt; đầu tư cho các nghiên cứu, phát minh, sáng chế trong nước nhảm nâng cao khả năng của đội ngũ các nhà khoa học, kỹ thuật nông nghiệp; khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; đầu tư nhằm cung cấp vật tư thiết bị, kỹ thúật cho sản xuất-nông nghiệp.

Trong nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,.cần đặc biệt chú ý lúi các sản phẩm nông'nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao như gạo, chè, cà phê, cao su, hải sản ... Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuậl cần tạo 'ra các giống.cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên,' kinh tế của vùng, nhanh chóng chuyển giao công n'ghệ sản xuất tiên tiến cho nông dân.

Nâng cao trình độ đồng đều về kỹ thuật trong sản xuất giữa các ngành chủ yếu và các vùng trọng điểm, xóa dần sự chênh lệch về kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước, giữa những người sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.

c. Tác động của chính sách

Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật có tác động đến cả thị trường đầu vào và cả thị trường đầu ra của sản phẩm. Đối với thị trường đầu vào của .sản xuất, chính sách sẽ có tác động đến hệ thống trang bị, mua sắm các tư liệu sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất. Với hệ thống tư liệu sản xuất tiên tiến và công nghệ hợp lý, người ta sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu, sức lao động để làm ra nhiều sản phẩm hơn với khối lượng đầu vào như cũ hoặc Ịàm ra m ột lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật cùng với phương pháp sản xuất tiên tiến còn nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tạo điều kiện mở lộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Tuy nhiên, mặt trái của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển nông thôn là dễ dẫn đến dư cung sản phẩm phát triển nông thôn nên làm giảm giá nông sản. Khi đưa hộ thống máy móc vào thay thế sức lao động sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải phát triển ngành nghề; dịch vụ để thu hút lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn.

d. M ột s ố vấn đẻ đặt ra đối với chính sách

Chúng ta cần có sự đầu tư cao hơn cho nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nôns; thôn. Hiện nay, hạn chế của nghiên cứu khoa học riông nghiệp là thiết bị đầu tư chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài, kinh phí nghiên cứu quá thấp, lương cho cán bộ nghiên cứu thấp đã làm cho các cơ quan nghiên cứu các nhà khoa học mất thời gian vào các hoạt động dịch vụ để nâng cao đời sống. Từ đó đã hạn chế phát minh, sáng chế, nghiên cứu cơ bản dài han Từ các hạn chế trên, để đẩy. mạnh công tác triển khai ứng dụng những tiến bô khoa học kỹ thuật vào sản xuất cần có những biện pháp khuyến khích viêc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo từnơ lĩnh vực ưu tiên. Thông qua việc lồng ghép vào các chương trình trong phát triển nông thôn cần làm tốt công tác tổ chức và triển khai hoạt động theo tinh thần của Nghị định 13 CP ngày 2-3-1993 về công tác khuyến nông để rút ngắn khoảng cách từ nghiên cứu đến triển khai trong thực tiễn trên diện rộng

3.2ẵ3.7. Chính sách đổi mói cơ chế quản lý kinh tế tro n g p h át triển nông thôn

Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế nước ta rất khó khăn, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tổng sản phẩm xã hội. tằng bình quân 1,4% trong phát triển nông thốn tăng 1,9%, thu .nhập quốc dân tăng 0,4%, trong khi đó tốc độ tăng dân số là 2,2%. Đòi sống nhân dân nhất là nông dân gặp nhiều khó khăn, đói nghèo, gia tăng. Mỗi năm Nhà nước phải nhập khẩu trên dưới một triệu tấn ỉương thực để bảo đảm nhu cầu lượng thực

trọng nước. ề. . 1 __ ___ ___ ______

Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã bộc lộ nhiều nhược 'điểm và nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong nông nghiệp, hình thức khoán mới đã ra đời nhưng chưa được công nhận, tình trạng “khoán chui” xuất hiện một số địa phương. Cuối năm 1979, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp đã đề ra chủ trương tháo gỡ khó khăn và trì trệ của nền kinh tế. Theo tinh thần đó, Chỉ thị 100 CT- TW ngày 13-1-1981 về “Cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã phát triển nông thôn” của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra đời. Để triển khai Chỉ thị 100, Bộ Phát triển nông thôn đã ra Thông tư 05 ngày 16-2-Ỉ981; Thông tư 01 ngày 28-2-1983 và Thông tư 18 ngày 14-2-1983 hướng dẫn thi.hành Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chỉ thị 100 CT có thể được coi là giải pháp tình thế để ngăn chặn sự sa sút nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệpcủa những năm cuối thập kỷ 70. Chỉ thị đã khơi dậy tinh thần làm chủ, lòng phấn khởi, hăng hái của nông dân, tạo ra động lực mới, sức sống mới cho nông thôn phát triển. Cùng với chỉ thị 100, Nhà nước đã ban hành một loạt chính sách tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích nông, dân phát triển sản xuất như„giao khoán đất đai trong thời gian từ 3 5 năm, hỗ trợ đầu tư phát triển các công trình phục vụ sản xuất phát triển nông thôn, tăng lượng vật tư phát triển nông thôn cung ứng cho nông dân ổn định nghĩa vụ lương thực cho các hợp tác xã sản xuất phát triển nông thôn trong 5 năm, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, giao đất, giao rừng cho các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Sau một số năm phục hồi phát triển nông thồn (từ 1981-1985), tinh hình sản xuất nông nghiệp lại có những dầu hiệu trì trệ. Bình quân lương thực trên đầu người giảm từ 301 kg năm 1983 xuống còn 280 kg năm 1985 và tình trạng thiếu lương thực lại xuất hiện. Nhiều vấn đề khó khăn trong sản xuất phát triển nông thôn nảy sinh chậm được giải quyết, nông dân thiếu phấn khởi, hệ

thống tổ chức cũ không bắt kịp sự thay đổi của sản xuất phát triển nông thôn, phát sinh tiêu cực. Đứng trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải tìm ra chính sách thích hợp để sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn.

a. Chủ trương, mục tiều của chính sách

Trước tình hình nền kinh tế nòi chung và sản xuất nồng nghiệp nói riêng đang lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, Đảng ta đã quyết định đổi mới nền kinh tế của đất nước.

Nghị quyết Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng đã chỉ rõ: “Tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế về lương thực - thực

Một phần của tài liệu Bài giảng chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (Trang 64)