Doanh số phát hành

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÁC DOANH GNHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN.PDF (Trang 62)

Doanh số từ phát hành trái phiếu có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Từ 300 tỷ VND do Tổng công ty Dầu khí phát hành năm 2003 đã lên đến hơn 6.600 tỷ VND tháng 3 năm 2007, đặc biệt năm 2006 đạt hơn 8.800 tỷ VND, trong đó EVN phát hành 6 đợt với tổng doanh số là 6.000 tỷ VND. Tổng doanh số phát hành trái phiếu từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2007 đạt 16.768 tỷ VND. Trong đó, Vinashin và EVN là hai doanh nghiệp phát hành nhiều nhất, chiếm 41% và 36% tương ứng. Còn các tổng công ty khác chỉ chiếm dưới 10% trong tổng vốn huy động.

Mặc dù tăng trưởng khá nhanh như vậy, song so với lượng vốn vay ngân hàng thông qua kênh tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp thì vẫn là con số vô cùng khiêm tốn. Từ năm 2002 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng đạt trung bình xấp xỉ 25%, song từ năm 2006 đến năm 2007, có xu hướng sụt giảm khá mạnh, trung bình khoảng 15% mỗi năm. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong thời gian này có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển hướng của các doanh nghiệp, từ việc vay vốn ngân hàng sang việc phát hành cổ phiếu để hưởng thặng dư vốn.

Mặc dù nhiều doanh nghiệp rất muốn phát hành trái phiếu, nhưng từ năm 2008 đến đầu 2010, số lượng doanh nghiệp phát hành thành công không lớn. Năm 2008, thị trường vốn bị suy thoái, giá vốn cao (lãi suất huy động của ngân hàng có thời điểm lên đến 19,56%/năm) và nguồn vốn khan hiếm. Sang năm 2009, tình hình kinh tế rất khó khăn, niềm tin vào doanh nghiệp xuống thấp, doanh nghiệp không tìm được người mua trái phiếu.

Năm 2010, khi kinh tế bắt đầu hồi phục, để tài trợ cho các dự án và tăng quy mô vốn hoạt động trong bối cảnh hệ thống ngân hàng không có đủ vốn trung - dài hạn để đáp ứng, nhiều doanh nghiệp có phương án phát hành trái phiếu và đã thành công.

Tập đoàn Sông Đà là doanh nghiệp phát hành TPDN bằng tiền VND đầu tiên trên thị trường vốn nợ Việt Nam trong năm 2010, với tổng giá trị 1.500 tỉ đồng (tương đương 79 triệu USD); Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu; Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) phát hành 2.000 tỉ đồng; Công ty CP Long Hậu (LHG) phát hành 200 tỉ đồng trái phiếu (mệnh giá 1 tỉ đồng) để huy động vốn cho dự án khu dân cư Long Hậu; Công ty CP Vincom (VIC) phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp, với kỳ hạn trái phiếu là 5 năm...

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÁC DOANH GNHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN.PDF (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)