Thị trường trái phiếu tại những quốc gia phát triển đã hình thành và phát triển khá lâu đời như thị trường trái phiếu Mỹ là một điển hình. Thị trường trái phiếu Mỹ là một thị trường phát triển nhất thế giới chiếm khoảng một nửa doanh số kinh doanh trái phiếu trên toàn cầu. Sau Mỹ là thị trường trái phiếu Châu Âu, thị trường trái phiếu Anh, Nhật, là những thị trường trái phiếu dẫn đầu của toàn thế giới. Hiện nay một số quốc gia tại châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ có những bước phát triển mạnh trên thị trường này và đáng để thế giới quan tâm.
Trong điều kiện thời gian và giới hạn của luận văn, nên giới thiệu một số nét cơ bản của thị trường số một thế giới là Mỹ và điểm qua một số nét nổi bật của thị trường trái phiếu các nước trong khu vực Đông Á.
1.3.1.1. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Mỹ
Là thị trường lớn nhất thế giới, chiếm khoảng một nửa doanh số kinh doanh trên thị trường trái phiếu toàn cầu. Vai trò và ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ rất cao trong hệ thống kinh tế thế giới. Thị trường trái phiếu Mỹ hoạt động dưới dạng phi tập trung, thị trường trái phiếu sơ cấp có 40 nhà tạo lập thị trường với hình thức đấu thầu, chủ yếu giao dịch trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên thị trường trái phiếu Mỹ có một thị trường tập trung có quy mô rất lớn gần như là lớn nhất thế giới, đó là thị trường chứng khoán NewYork - thị trường trái phiếu tập trung lớn nhất thế giới và giao dịch chủ yếu là trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có các thị trường trái phiếu nhỏ hơn, thuộc các khu vực khác như Chicago, Los Angeles, Boston, Philadelphia,… Do đó, có thể nói thị trường trái phiếu Mỹ phát triển rất đa dạng, sôi động, rộng lớn về quy mô và cả đối tượng tham gia giao dịch.
Kể từ những năm 1920, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ đã trở thành thị trường phát hành trái phiếu phi chính phủ lớn nhất thế giới. Phần lớn các công ty này đều áp dụng phương thức phát hành trái phiếu này để huy động vốn, chủ yếu là các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2-50 năm.
Ngày nay, trái phiếu doanh nghiệp là một trong những khu vực lớn nhất trên thị trường trái phiếu Mỹ cả về số lượng doanh nghiệp phát hành cũng như về giá trị trái phiếu đang lưu hành tính theo đồng đôla Mỹ.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ có một khu vực thị trường đặc biệt dành cho các công ty nước ngoài phát hành trái phiếu bằng đồng USD là thị trường trái phiếu Yankee.
Ở Mỹ tồn tại hai loại thị trường thứ cấp đối với trái phiếu công ty là Sở Giao dịch (Sở giao dịch chứng khoán New York và Sở giao dịch chứng khoán Mỹ) và thị trường OTC. Trên thị trường OTC chủ yếu diễn ra các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp có khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư có tổ chức và nhà quản lý quỹ chuyên
nghiệp. Đến cuối tháng 3 năm 2005, trái phiếu doanh nghiệp Mỹ chiếm 22% GDP của cả nước.
Ở các thị trường tài chính phát triển như Mỹ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có quy mô lớn và thanh khoản cao. Vai trò của các công ty đánh giá tín nhiệm như S&P, Moody, Fitch Ratings rất quan trọng đối với hoạt động phát hành, định giá và mua bán trái phiếu. Lãi suất trái phiếu khi phát hành (coupon rate) và lợi suất trái phiếu sau phát hành (yield) phụ thuộc rất lớn vào hạng trái phiếu. Thông thường trái phiếu chia làm 2 loại: loại để đầu tư (investment-grade) có mức xếp hạng BBB trở lên đối với chuẩn S&P và chuẩn Fitch Ratings và loại sinh lời cao (high-yield bond/junk bond) có mức xếp hạng BB trở xuống.
Bảng 1.2: Tóm tắt một số đặc điểm thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ
1.3.1.2. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Hàn Quốc
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Hàn Quốc đã bắt đầu khơi nguồn từ đầu những năm 1970 với hầu hết được bảo lãnh bởi ngân hàng, công ty chứng khoán và quỹ bảo lãnh. Tại Hàn Quốc số trái phiếu đang lưu hành của các công ty phi tài chính cao hơn số trái phiếu không có bảo đảm do khu vực ngân hàng phát hành, chiếm hơn 70% tổng số trái phiếu công ty trong những năm 1995-1997. Lượng
Lợi suất Các công ty thường chào mức lợi suất cao hơn lợi suất trái
phiếu chính phủ hoặc chứng chỉ tiền gửi cùng kỳ hạn.
Quy mô năm 2008 Bình quân giao dịch 15,1 tỉ USD/ngày, quy mô phát hành 702,4 tỉ USD, giá trị thị trường của số dư toàn bộ trái phiếu doanh nghiệp chưa đáo hạn cuối quý III/2008 là 6.100 tỉ USD.
Thị trường thứ cấp
Phần lớn trái phiếu được giao dịch OTC, một phần nhỏ giao dịch qua sàn tập trung NYSE và AMEX.
Nhà phát hành Các công ty ngành tiện ích công cộng, vận tải, các tập đoàn công nghiệp, các công ty tài chính, tập đoàn lớn.
Phân loại Loại để đầu tư (investment-grade) có mức xếp hạng BBB trở lên đối với chuẩn S&P và chuẩn Fitch Ratings và loại sinh lời cao (high-yield bond/junk bond) có mức xếp.
cung trái phiếu doanh nghiệp tương đối lớn cho thấy có khá nhiều các công ty lớn có danh tiếng ở nước này.
Hàn Quốc sau năm 1997, bùng nổ việc sử dụng trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty tín thác đầu tư. Hàn Quốc đã có những thay đổi mang tính cách mạng trên thị trường trái phiếu chính phủ để tạo chuẩn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp như:
- Thủ tục phát hành mới (thiết lập hệ thống đấu giá mới thay thế cho hệ thống cũ, xóa bỏ thông lệ thỏa thuận thông tin về thời hạn phát hành.)
- Tính đều đặn trong phát hành (trái phiếu chính phủ được phát hành đều đặn hàng tháng).
Bảng 1.3: Cơ cấu các loại trái phiếu lưu hành ở Hàn Quốc (nghìn tỷ KRW)
Loại trái phiếu 2000 2002 2004 2006
Trái phiếu Chính phủ 71,2 90,2 170,5 254,3 Trái phiếu bình ổn tiền tệ 66,4 83,9 142,5 158,4 Trái phiếu doanh nghiệp 143,1 162,7 131 121,7 Trái phiếu tài chính 73 104,4 115,7 165,1 Trái phiếu khác 86,6 139,9 116,4 105,1
Tổng cộng 440,3 581,7 676,8 804,5
Nguồn: Bank of Korea, Financial Supervisory Service, Tạp chí Kinh tế phát triển số tháng 10/2008
1.3.1.3. Thị trường trái phiếu tại các quốc gia mới nổi
Thị trường các quốc gia mới nổi ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thế giới như một vùng “đất hứa”.
Đây là những quốc gia được đánh giá là một trong những khu vực phát triển kinh tế sôi động nhất trên thế giới và có nhiều “lợi ích” chưa được khai thác hết.
Người ta có thể bỏ vốn vào đây xây dựng nhà xưởng tại đây để tận dụng nguồn lao động giá rẻ, tài nguyên phong phú, hoặc có thể tham gia vào thị trường chứng khoán hết sức sôi động. Bên cạnh đó, các chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài… Một trong số đó không thể không nhắc tới thị
trường trái phiếu với sự đa dạng về kích thước, chủ thể phát hành, tính thanh khoản, mức độ cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài…
Trong những năm qua, quy mô của thị trường trái phiếu trong tổng số GDP của nền kinh tế thường chiếm tỷ lệ khá cao. Tính riêng trong năm 2009, tỷ lệ này tại Trung Quốc là 53%, Hàn Quốc là 109%, Malaysia là 82%, Thái Lan là 58%… Hình 1.5: Quy mô thị trường trái phiếu (tỷ lệ/GDP) năm 2009 so với các nước trong khu vực
(Nguồn: Bộ Tài chính, BIDV, VDB, Thời báo KTSG)
Sự hấp dẫn của một số thị trường các quốc gia mới nổi phải kể đến những thành công trong con đường phát triển trái phiếu doanh nghiệp. Đa dạng hóa và tăng trưởng của thị trường cho trái phiếu doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu về kinh phí của khu vực doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính đang bị thu hẹp do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Giá trị mà thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại các quốc gia này đem lại ngày càng có xu hướng tăng lên.