Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp về tư vấn và quản lý, bảo lãnh phát hành

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÁC DOANH GNHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN.PDF (Trang 107)

Do hoạt động định mức tín nhiệm doanh nghiệp và trái phiếu chưa phổ biến, nên bên cạnh uy tín của doanh nghiệp phát hành, vai trò của tổ chức tư vấn phát hành rất quan trọng. Các doanh nghiệp tư nhân muốn phát hành trái phiếu thành công cần một ngân hàng bảo lãnh phát hành cam kết mua lại toàn bộ số trái phiếu không được đăng ký mua. Nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến điều khoản ngân hàng bảo lãnh kiêm quản lý dòng tiền từ đợt phát hành trái phiếu và dòng tiền thu về từ các dự án của doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp chưa có tên tuổi và phát hành trái phiếu lần đầu, ngân hàng có thể kiêm thêm chức năng bảo lãnh thanh toán. Khi trái phiếu đến hạn thanh toán, nếu doanh nghiệp mất khả năng chi trả, ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán

tiền gốc và lãi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, phí bảo lãnh phát hành và phí bảo lãnh thanh toán đôi khi lên tới vài phần trăm, đẩy chi phi phí huy động vốn lên cao.

Như vậy, các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp về tư vấn và quản lý, bảo lãnh phát hành từ các ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng đầu tư với mạng lưới quan hệ sẽ có thể hỗ trợ việc phân phối được thực hiện thành công.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở thực trạng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng, chương 3 của luận văn đề ra các giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thông qua hình thức phát hành trái phiếu.

Các giải pháp đưa ra trên ba góc độ vĩ mô, vi mô và hệ thống các nhân tố trung gian mang tính xúc tác làm cho thị trường trái phiếu phát triển, qua đó tạo thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Trên nền tảng khắc phục các hạn chế hiện tại của thị trường như: số lượng, quy mô phát hành trái phiếu còn nhỏ, thanh khoản thấp, thiếu các tổ chức định mức tín nhiệm, không có đường cong lãi suất… các giải pháp đề ra bám sát thực tế và mang tính định hướng.

Ngoài các biện pháp mang tính quản lý vĩ mô nhà nước như tạo lập đường cong lãi suất chuẩn, xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm, lập thị trường chuyên biệt giao dịch trái phiếu,… thì bản thân các doanh nghiệp cần phải minh bạch hóa thông tin, tình hình tài chính lành mạnh, lựa chọn thời điểm, phương án phát hành phù hợp… Bên cạnh đó, cần tăng cường quản trị tài chính, hoạch định ngân lưu để có thể đảm bảo khả năng trả nợ vì đặc trưng của trái phiếu thường là trả lãi hàng năm, trả gốc một lần vào thời điểm đáo hạn.

KẾT LUẬN

Trái phiếu doanh nghiệp là hình thức huy động vốn phổ biến ở các nước phát triển và được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, với tình hình thị trường vốn và tài chính hiện tại, phát hành trái phiếu cũng chính là lựa chọn tối ưu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản - những doanh nghiệp cần lượng vốn lớn để đầu tư phát triển dự án nhà ở, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, cơ sở hạ tầng…

Từ nền tảng của lý luận tổng quan về thị trường bất động sản, các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp và hình thức phát hành trái phiếu ở chương 1, kết hợp với việc điểm sơ về thị trường trái phiếu một số nước phát triển trên thế giới và trong khu vực, chương 2 của luận văn trình bày một cách tổng quát nhất về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản để nhận diện được những vấn đề cấp thiết của việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, chương 3 của luận văn đưa ra các giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu, dưới các góc độ vĩ mô, vi mô và các tác nhân xúc tác vào thị trường. Từ đó, các doanh nghiệp có nguồn vốn vững mạnh và ổn định trong trung và dài hạn để đầu tư phát triển dự án, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp góp phần phát triển đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. SÁCH, GIÁO TRÌNH

1. TS Đào Lê Minh chủ biên (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Nam (2006), Phân tích và đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính.

3. TS Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

4. PGS Trần Ngọc Thơ chủ biên, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại (2005), Nhà xuất bản Thống kê.

5. PGS.TS. Bùi Kim Yến (2007), Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Thống kê.

II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Nghị định của Chính phủ số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

2. Nghị định của Chính phủ số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/06/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế.

3. Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

4. Nghị định số 84/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 về Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

6. Quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 về việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

7. Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính về phát hành trái phiếu theo lô lớn.

8. Thông tư của Bộ Tài chính số 21/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 về việc hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

III. TÀI LIỆU KHÁC

1. Gloabal market research: Vietnam bond Primer, A guide to Local markets . Deutsche Bank, 13 July 2007.

2. Vuong, Quan-Hoang and Tran, Tri Dung (2010), “Corporate Bond Market in the Transition Economy of Vietnam, 1990-2010”.

IV. BÀI VIẾT, BÀI GIẢNG, BÁO CÁO

1. Lê Hồng Phúc, “Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thiếu hành lang pháp lý?”, Công ty luật hợp danh Luật Việt - Mục “Diễn đàn chứng khoán” Báo đầu tư chứng khoán số 80(552) ngày 04/07/2008.

2. Sổ tay Trái phiếu Doanh nghiệp (2007), Quỹ hỗ trợ kỹ thuật tài chính Nhật Bản - ASEAN (JAFTA).

3. Trần Thị Thanh Tú (2008), “ Sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam”, diễn đàn phát triển Việt Nam địa chỉ website http://www.VDF.org.vn.

V. Website 1. www.asiabondonline.org 2. www.bis.org 3. www.hsx.vn 4. www.hnx.vn 5. www.cafef.vn 6. www.stox.vn 7. www.acbs.com.vn 8. www.vcbs.com.vn 9. www.ssi.com.vn 10. www.saga.vn 11. www.ssc.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu TT

Tổ chức phát hành Giá trị

phát hành

Thời hạn

(năm) Lãi suất

1 Tổng công ty Dầu khí

300 5

8,5% năm đầu, năm sau thả nổi

2 Tổng công ty Cao su 40 2 8.60% 3 Tổng Cty công nghiệp tàu thuỷ 7,103

Năm 2004 300 2 8,2% Năm 2005 1,000 Năm 2006 (5 đợt) 2,600

Đợt 1 500 2

9,6%/năm, trả lãi sau hàng năm

Đợt 2 300 2

9,6%/năm, trả lãi sau hàng năm Đợt 3 500 5 10%/năm Đợt 4 1,000 10 10,5% Đợt 5 300 2 9,6% Năm 2007 3,203 Đợt 1 3,000 10

9%/năm, trả lãi sau hàng năm Đợt 2 200 2 8,95% Đợt 3 3,000 10 9,4% 4 TCT Sông Đà 460 Năm 2005 200 3

9,3%/năm, trả lãi sau hàng năm

Năm 2006

260 5

năm đầu 10,5%/năm, năm sau thả nổi

5 TCT điện lực Việt Nam 6,200 Năm 2005 200

Đợt 1

200 5

8,8%/năm đầu, năm sau thả nổi

Năm 2006 6,000

Lần 1 - Đợt 1/2006

350 5

9,6% năm đầu, năm sau thả nổi

Lần 1 - Đợt 2/2006

Lần 2/2006 500 5 9,6% năm đầu Lần 3 900 5 9,6% năm đầu Lần 4 - Đợt 1 600 5 9,6% năm, cố định Lần 4 - Đợt 2 500 5 9,6%/năm, các năm sau bằng Ls tiền gửi

Lần 5

1,000 10

9,6%/năm đầu, các năm sau 9,95%/năm Lần 6 - đợt 8 1,000 10 Cố định 9,7%/năm 6 LILAMA (2007) 1,500

Lần 1 500 5 9,6% Lần 2 1,000 10 9,2% Lần 3 500 5 8,8% 7 TCT Thép Việt Nam (2007) 400 5 9,5%/năm

8 VINACONEX (2007) 1,000 6 3%/năm, kèm quyền mua cổ phiếu 9 TCTCP Xây dựng điện VN 500 3 10,15% 10 Vilexim (2007) 5 3 Năm 2007 5 3 Tổng cộng 17,068

Phụ lục 2: Cơ sở pháp lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Phát hành riêng lẻ Phát hành ra công chúng

Văn bản pháp luật điều chỉnh

- Nghị định 52/2006/NĐ-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

- Luật Doanh nghiệp 2005 - Luật các Tổ chức tín dụng - Luật đầu tư

- Luật chứng khoán

- Nghị định 14/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

- Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

- Thông tư 17/2007/TT-BTC - Quyết định 13/2007/QĐ-BTC

ngày 13/3/2007 về Mẫu bản cáo bạch đối với phát hành trái phiếu ra công chúng.

Khái niệm

Chào bán chứng khoán theo một trong các hình thức sau:

- Phát hành riêng lẻ (không thông qua phương tiện thông tin đại chúng)

- Chào bán cho ít hơn 100 nhà đầu tư (không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp)

- Chào bán cho một số nhà đầu tư xác định.

Phát hành chứng khoán theo một trong các hình thức sau:

- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm cả Internet;

- Chào bán cho từ hơn 100 nhà đầu tư trở lên không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;

- Chào bán cho một số nhà đầu tư không xác định.

Tổ chức phát hành

- Công ty cổ phần

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn - Doanh nghiệp nhà nước

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Công ty đại chúng

- Điều kiện đối với DNNN, công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao sẽ quy định riêng.

Loại trái phiếu

- Trái phiếu chuyển đổi - Trái phiếu không chuyển đổi - Trái phiếu có bảo đảm - Trái phiếu không có bảo đảm - Trái phiếu kèm theo chứng

quyền

- Trái phiếu chuyển đổi - Trái phiếu không chuyển đổi - Trái phiếu có bảo đảm - Trái phiếu không có bảo đảm - Trái phiếu kèm theo chứng

- Trái phiếu không kèm theo chứng quyền

- Trái phiếu không kèm theo chứng quyền Phương thức phát hành - Bảo lãnh phát hành - Đại lý - Đấu thầu - Phát hành lần đầu ra công chúng - Phát hành thêm ra công chúng Cơ quan chấp thuận

- Đối với doanh nghiệp tư nhân: không cần có sự chấp thuận trước khi phát hành.

- Đối với DNNN: Phương án phát hành phải được Bộ tài chính thông qua.

- Đối với tổ chức tín dụng: phương án phát hành phải được Ngân hàng Nhà nước thông qua.

- Đối với Doanh nghiệp tư nhân và DNNN: Đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trước khi phát hành.

- Đối với tổ chức tín dụng: Việc phát hành trái phiếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Phụ lục 3: Điều kiện phát hành trái phiếu Phát hành riêng lẻ (Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 52/2006/NĐ-CP)

Phát hành ra công chúng (Theo quy định tại Điều 12.2

Luật Chứng khoán)

Quy mô

Không quy định Có mức vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên theo giá trị sổ sách.

Lợi nhuận

Kết quả hoạt động kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi.

- Không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán.

- Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.

Cơ quan chấp thuận

Phương án phát hành trái phiếu phải được Đại hội cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua.

Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu về việc thông qua phương án chào bán, sử dụng và trả nợ số tiền thu được từ việc chào bán.

Các nội dung khác

- Phải hoạt động kinh doanh trong một năm

- Có báo cáo tài chính của năm liền kề năm phát hành được kiểm toán

Cam kết (Điều 12.2.d) “cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư và các điều kiện khác”.

Phụ lục 4: Điều kiện về hồ sơ phát hành trái phiếu

Phát hành riêng lẻ Phát hành ra công chúng

• Báo cáo tài chính của năm liền kề năm phát hành trái phiếu.

• Kế hoạch phát hành trái phiếu với các nội dung sau:

- Mục đích phát hành;

- Các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp; - Khối lượng, kỳ hạn, lãi suất trái phiếu phát

hành;

- Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán trái phiếu;

- Địa điểm bán trái phiếu và thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

- Kế hoạch sử dụng nguồn vốn, kế hoạch bố trí nguồn vốn thanh toán gốc và lãi trái phiếu; - Đối với trái phiếu chuyển đổi: tỷ lệ chuyển

đổi, thời hạn chuyển đổi, biên độ biến động giá cổ phiếu và điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi khi giá cổ phiếu thay đổi vượt quá biên độ biến động giá cổ phiếu;

- Đối với trái phiếu kèm theo chứng quyền: quyền mua trái phiếu, điều kiện và thời hạn cho việc thực hiện quyền, các quy định về việc chuyển giao quyền;

- Đối với trái phiếu có bảo đảm: phương thức và hình thức bảo đảm thanh toán, tên của bên bảo đảm thanh toán, tài sản bảo đảm và các cam kết khác;

• Thủ tục giải quyết tranh chấp và các cam kết khác với người sở hữu trái phiếu: thanh toán trước thời hạn, bồi thường đối với những tổn thất trong trường hợp không thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, quyền mua cổ phần của người sở hữu chứng quyền; • Việc chấp thuận của cơ quan quản lý đối với

phương án phát hành trái phiếu; • Định mức tín nhiệm (nếu có).

• Đơn Đăng ký phát hành

• Bản cáo bạch, gồm các nội dung sau: - Các yếu tố rủi ro;

- Những người chủ chốt chịu trách nhiệm về nội dung của bản cáo bạch; - Các thuật ngữ/Định nghĩa (viết tắt); - Tình hình và đặc điểm của tổ chức

phát hành (thông tin về hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành, thực trạng tài chính, hoạt động tài chính,…);

- Thông tin về trái phiếu được chào

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA CÁC DOANH GNHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN.PDF (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)