Thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện (Trang 35)

AASC cũng đã thiết kế được các mẫu giấy tờ làm việc đối với việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình tiền lương và nhân viên. Tuy nhiên, các khảo sát cần thực hiện để định hướng cho kiếm toán viên thực hiện kiểm toán chu trình chưa được đưa ra trong chương trình kiểm toán, KTV thực hiện thử nghiệm này chủ yếu dựa vào các đánh giá về KSNB đã được chỉ ra trong giai đoạn lập kế hoạch và kinh nghiệm của KTV chỉ ra những thủ tục kiểm soát nào cần được kiểm tra. Việc KTV có thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán hay không phụ thuộc vào đánh giá ban đầu về KSNB của khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trong trường hợp, đánh giá ban đầu chỉ ra rằng KSNB của khách hàng hoạt động có hiệu lực, KTV sẽ thực hiện nhiều thử nghiệm kiểm soát hơn và giảm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong trường hợp ngược lại, KTV sẽ tăng cường thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết lên. Trên thực tế, đối với kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, KTV chủ yếu dựa vào thử nghiệm kiểm soát hơn là dựa vào thử nghiệm cơ bản. Các

khảo sát trong thử nghiệm kiểm soát tiền lương và nhân viên mà KTV thưởng sử dụng là: Khảo sát tổng quan khoản mục tiền lương và nhân viên, khảo sát tiền lương khống và khảo sát các khoán trích theo lương.

Khảo sát tổng quan khoản mục tiền lương:

Bảng tính lương của đơn vị được kiểm toán là cơ sở để thanh toán tiền lương, ghi chép vào sổ kế toán và phân bổ chi phí tiền lương. Tính chính xác của tiền lương và việc phân bổ vào các tài khoản hợp lý là vấn đề trọng tâm khi kiểm toán khoản mục tiền lương vì chi phí lương là một khoản chi phí lớn và có ảnh hưởng đến rất nhiều khoản mục. Tại AASC, khi kiểm toán chu trình tiền lương, KTV thường thu thập bảng lương hàng tháng và kiểm tra lại độ chính xác số học của việc tính toán lương một số kỳ. Do chi phí tiền lương là một khoản chi phí lớn và liên quan đến rất nhiều khoản mục trọng yếu khác nên việc tính ra tổng quỹ lương có chính xác hay không là điều rất quan trọng. Đồng thời, KTV thực hiện đối chiếu bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ chi phí lương và sổ cái. Bước tiếp theo, KTV chọn ra một số nhân viên từ bảng tính lương và kiểm tra tính có thật của các nhân viên này thông qua hồ sơ nhân sự của họ. Qua đó, KTV khẳng định những nhân viên này là nhân viên của công ty và việc trả lương cho họ có chính xác không?

Khảo sát tiền lương khống

Như đã phân tích ở phần đánh giá trọng yếu và rủi ro, rủi ro về khảo sát tiền lương khống có thể biểu hiện dưới hai hình thức là số lượng nhân viên khống và số giờ lao động khống. Gian lận về số lượng nhân viên khống được thực hiện dưới hình thức kế toán trực tiếp viết phiếu chi hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng cho những nhân viên đã thôi việc hoặc không có thực. Việc gian lận được thực hiện bởi nhân viên phụ trách tiền lương hoặc có sự móc nối giữa kế toán tiền lương, phòng nhân sự và thủ quỹ. Để kiển soát hiện tượng này, KTV tại AASC thực hiện thủ tục so sánh tên trên chi phiếu đã thanh toán với thẻ thời gian và các giấy tờ khác về chữ ký phê chuẩn và tính hợp lý của chữ ký tắt. Nếu phát hiện ra sự khác biệt thì đó là dấu hiệu cần được kiểm tra. Một thủ tục khác mà KTV có thể sử dụng tới là khảo sát việc quản lý đúng đắn nhân viên mãn hạn hợp đồng. KTV chọn một số hồ sơ từ sổ sách nhân viên nhằm tìm ra các nhân viên đã mãn hạn hợp đồng trong năm hiện hành để xác định liệu từng khoản thanh toán mãn hạn hợp đồng mà anh ta nhận được có phù hợp với chính sách của công ty không. Việc tiếp tục thanh toán cho nhân viên đã mãn hạn hợp đồng được khảo sát qua việc xem xét sổ lương trong kỳ sau đó để biết rằng nhân viên đó không còn được trả lương nữa. Đối với gian lận về số giờ khống, khảo sát mà KTV có thể thực hiện là so sánh tổng số giờ được thanh toán trên sổ lương với số liệu độc lập về số giờ làm việc, ví dụ như số giờ được bộ phận sản xuất ghi chép.

Khảo sát các khoản trích theo lương:

Tiền lương là căn cứ để tính khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Vì thế, quỹ lương cần phải được tính toán một cách chính xác để làm cơ sở cho việc tính toán các khoản trên. Bên cạnh việc xem xét quỹ lương, AASC tiến hành so sánh chi tiết thông tin trên bảng kê khai với cơ quan bảo hiểm, so sánh các khoản đã thanh toán với bảng kê các khoản phải nộp để xem đơn vị kê khai có chính xác hay không.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện (Trang 35)