Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện (Trang 31)

Việc lập kế hoạch kiểm toán toàn diện (lập kế hoạch kiểm toán tổng quát) đã được đề cập đến trong CMKT số 300 về lập kế hoạch kiểm toán. Theo đoạn 21 của CMKT này yêu cầu công việc lập kế hoạch kiểm toán toàn diện phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán toàn diện phải được lập đẩy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán. Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán toàn diện có thể thay đổi theo quy mô khách hàng, tuy nhiên cần bao gồm những thông tin chủ yếu về: Hiểu biết về hoạch động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá mức trọng yếu và rủi ro; nội dung, lịch trình và phạm vi cuộc kiểm toán; phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra của cá nhân trong đoàn kiểm

toán, các chuyên gia (nếu có) và kiểm toán toán viên kiểm toán công ty liên kết, công ty con của khách hàng; và các vấn đề khác bao gồm khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, các trach nhiệm pháp lý và nội dung, thời hạn lập báo cáo kiểm toán. Thực tế, kế hoạch kiểm toán tại AASC là phần tổng hợp bước công việc đã được thực hiện từ trước đó. Cấp trưởng phòng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ dự kiến sự tham gia của các chuyên gia nếu cần thiết gồm chuyên gia về thẩm định giá, thuế...Bên cạnh đó, công việc cần thực hiện trong kế hoạch kiểm toán toàn diện là câc đánh giá về khả năng hoạt động của khách hàng và dự kiến thời gian thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán qua việc trao đổi với kế toán trưởng và giám đốc công ty khách hàng.

Về việc soạn thảo chương trình kiểm toán, theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa đề cập trong cuốn giáo trình Kiểm toán tài chính của trường đại học Kinh tế Quốc dân, chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như sự dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập, với trọng tâm là những thử tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. Tại AASC đã thiết lập ra chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục, chu trình, đối với chu trình tiền lương và nhân viên công ty đã thiết riêng các chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại AASC bao gồm các tài liệu cần thu thập, thủ tục, mục tiêu và nội dung cụ thể mà KTV có thể thực hiện trong cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, chương trình kiểm toán này chỉ mang tính hướng dẫn, đối với khách hàng cụ thể, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành tăng cường hay giảm bớt những thủ tục sao cho phù hợp nhất mà vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán. Do tính chất quan trong và phức tạp của chu trình tiền tương mà nhân sự được bố trí kiểm toán chu trình này thường là KTV có nhiều kinh nghiệm trong công ty.

Bảng 1. 5 : Chương trình kiểm toán mẫu chu trình tiền lương và nhân viên tại AASC

Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị:

- Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết có liên quan đến chi phí tiền lương và các khoản phải trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm.

- Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động. - Quyết định giao quỹ lương, đơn giá tiền lương. - Các qui định, chính sách có liên quan đến tiền lương.

- Bảng tính lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm. - Bảng tổng hợp chi phí tiền lương theo từng bộ phận.

- Biên bản quyết toán BHXH, BHYT.

- Chứng từ ngân hàng, chứng từ chi trả lương và trợ cấp mất việc làm.

được đánh giá chiếu thực hiện thực hiện 1.Thủ tục phân tích

- So sánh số dư các khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cuối năm nay/kỳ này so với năm trước. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.

-So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương của từng bộ phận của năm nay/kỳ này so với năm/kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.

- Ước tính chi phí tiền lương từ các chỉ tiêu khác có liên quan như số lượng công nhân bình quân, tiền lương bình quân,.... Thu thập giải thích khi có sự khác biệt lớn.

- So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương của từng bộ phận giữa các tháng (quí) trong năm/kỳ. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.

- So sánh biến động khoản trích vào chi phí của KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN xem có cùng tốc độ biến động với tiền lương hay không.

- Ước tính KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo quy định và so sánh với thực tế ghi nhận. Thu thập giải thích cho sự khác biệt (nếu có).

- Xem xét ảnh hưởng của các kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết.

2. Kiểm tra chi tiết

Trường hợp năm trước chưa kiểm toán, thì đối chiếu số dư đầu năm với Báo cáo kiểm toán do của công ty khác kiểm toán, xem hồ sơ kiểm toán năm trước của công ty kiểm toán khác hoặc xem chứng từ gốc, thanh toán sau để xác nhận số dư đầu năm. 2.1 Phải trả người lao động

- Kiểm tra chi phí tiền lương trong năm/kỳ với quỹ lương hoặc đơn giá tiền lương được giao.

- Đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán với Bảng lương hàng tháng. Đảm bảo chi phí tiền lương được phân loại phù hợp (tiền lương cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận bán hàng, bộ phận trực tiếp sản xuất, bộ phận sản xuất chung,…).

- Chọn một số nhân viên trong bảng lương để kiểm

O, A, C

O, C

tra:

+ Đơn giá tiền lương phù hợp với Hợp đồng lao động và các quyết định điều chỉnh lương.

+ Tiền lương phải trả được tính đúng.

+ KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN, thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ phù hợp với qui định hiện hành.

-Chọn mẫu một số tháng để kiểm tra xem việc chi lương có phù hợp bảng lương và có ký nhận của nhân viên không.

-Chọn một số nhân viên trong Bảng tính lương, đối chiếu với Bảng chấm công, Thẻ bấm giờ, Bảng theo dõi sản phẩm hoàn thành để đảm bảo nhân viên trong bảng tính lương là có thực.

- Kiểm tra việc thanh toán lương sau ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán để đảm bảo các khoản phải trả người lao động tại thời điểm cuối năm/kỳ là hợp lý.

- Xem xét xem Thỏa ước lao động tập thể đã đăng ký với cơ quan quản lý lao động chưa.

- Xem xét xem người lao động nước ngoài tại làm việc tại đơn vị có giấy phép lao động không.

- Xem xét xem số lượng lao động người nước ngoài tại đơn vị có vượt quá qui định của luật pháp không, Hợp đồng lao động có phù hợp với Luật lao động không.(Xem Thông tư 08/2008/TT- BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).

- Nếu đơn vị có nhân viên đi làm việc ở nước ngoài, kiểm tra xem có phù hợp với Luật số 72/2006/QH11 về Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không.

2.2 KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN

- Kiểm tra việc tính KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN. - Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Biên bản quyết toán BHXH, BHYT, BHTN.

-Trong trường hợp đơn vị chưa quyết toán với cơ quan BHXH, thực hiện kiểm tra các chứng từ nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN trong năm/kỳ.

O, A O, E RO O, A O CO, E O, RO O, RO O, RO A A, C O, C O, C 3 Rà soát tổng thể

Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, Dự phòng trợ cấp mất việc làm để phát hiện các nghiệp

O, A, CO, CL

vụ bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc. 4. Thủ tục kiểm toán bổ sung

(Nguồn dữ liệu công ty) Trong đó, các ký hiệu thể hiện các cơ sở dẫn liệu mà thủ tục kiểm toán hướng đến : O, E = tính hiện hữu (Occurrence, Existence ), A = tính chính xác (Accuracy), C = tính đầy đủ (Completeness), RO = Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations), CL = Phân loại trình bày (Classification).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w