Theo CMKT số 320 về mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, “trọng yếu là một thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu nếu như thiếu thông tin đó hay thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin”. Chuẩn mực cũng quy định, KTV khi tiến hành cuộc kiểm toán phải xác định và quan tâm đến tính trọng yếu. Tại AASC, ở giai đoạn trước đây, việc đánh giá tính trọng yếu được thực hiện dựa trên việc xác định ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (trọng yếu toàn báo cáo tài chính) sau đó tiến hành phân bổ cho các khoản mục (bộ phận) dựa trên hệ số trọng yếu mà AASC quy định cho khoản mục và số dư cuối kỳ của khoản mục đó. Tuy nhiên, thời gian gần đây, công ty không thực hiện việc phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận, thay vào đó là việc tính toán ra ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cho tất cả khoản mục trên báo cáo tài chính. Dựa vào ngưỡng sai sót có thể bỏ qua này, KTV thực hiện cuộc kiểm toán có thể so sánh với sai sót phát hiện được trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, qua đó quyết định ý kiến kiểm toán được đưa ra. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV tại AASC phải đánh giá mức trọng yếu tổng thể để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được (sai sót có thể bỏ qua), xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán. Ở đây, KTV cần xác định mức trọng yếu tổng thể trong giai đoạn lập kế hoạch và xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (xác định mức trọng yếu tổng thể giai đoạn lập kế hoạch) là việc làm mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV. Mức ước lượng này không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hay quá thấy hoặc một nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu bị thay đổi. Để hỗ trợ KTV trong việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, AASC xây dựng một số quy định cho việc ước lượng dựa trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của khách hàng trong năm. Quy này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. 3 : Quy định về mức trọng yếu
Tiêu chí để xác định mức trọng yếu
Không trọng yếu Có thể trọng yếu Chắc chắn trọng yếu
Tổng vốn chủ sở hữu Dưới 1% VSCH của KH trong năm Từ 1% đến 2% VCSH Trên 2% VCSH Tổng tài sản Dưới 0,5% tổng TS
của KH trong năm
Từ 0,5% đến 1% tổng tài sản
Trên 1% tổng tài sản
Doanh thu Dưới 0,5% doanh
thu KH trong năm
Từ 0,5% đến 1% Trên 1% tổng doanh
thu Lợi nhuận trước
thuế
Dưới 5% lợi nhuận trước thuế
Từ 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế
Trên 10% lợi nhuận trước thuế
Trong từng trường hợp mà KTV có thể xác định ước lượng ban đầu về mức trọng yếu dựa trên các cơ sở mà công ty đưa ra. Ví dụ, KTV lựa chọn cơ sở là tổng tài sản mà khách hàng sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá. Đối với cơ sở này, mức trọng yếu có thể dựa trên tỷ lệ 0,5% tổng tài sản hoặc 1% tổng tài sản. Giả định KTV sử dụng tỷ lệ 0,5% tổng tài sản, qua đó tính được mức trọng yếu giai đoạn lập kế hoạch là:
Sau khi xác định được mức trọng yếu ban đầu, tùy vào mức đánh giá của KTV về rủi ro kiểm toán tại đơn vị khách hàng (được trình bày ở phần sau) mà KTV tính được mức trọng yếu giai đoạn thực hiện kiểm toán. AASC đưa ra 3 mức tỷ lệ để tính ra mức trọng yếu thực hiện: 50% mức trọng yếu ban đầu nếu rủi ro kiểm toán được KTV đưa ra ở mức cao, 70% nếu rủi ro kiểm toán ở mức trung bình và 80% nếu rủi ro kiểm toán ở mức thấp. Giả định, KTV thực hiện kiểm toán tại khách hàng xác định mức rủi ro đối với toàn BCTC đưa ra ở mức trung bình. Mức trọng yếu thực hiện được tính toán:
Mức trọng yếu ban đầu (I) = 0.5% x Tổng tài sản
Từ mức trọng yếu thực hiện, KTV xác định được ngưỡng sai sót có thể bỏ qua trong thực hiện kiểm toán. Quá trình kiểm toán đối với chu trình tiền lương và nhân viên, nếu KTV phát hiện được sai sót giá trị lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua, thì sai sót này sẽ được lên biên bản và tổng hợp lại ở gian đoạn kết thúc kiểm toán. Trong trường hợp ngược lại, sai sót này sẽ được KTV cho là không trọng yếu và bỏ qua cho đơn vị khách hàng. Ngưỡng sai sót này được tính toán bằng mức trọng yếu thực hiện nhân tỷ lệ 4%.