6. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Năm học 2003-2004, cả nước có trên 107.500 trẻ khuyết tật học hoà nhập tại các trường phổ thông và ở hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt, đến năm học 2008- 2009, có gần 390.000 trẻ khuyết tật đi học hoà nhập và 7.500 trẻ học trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Tỉ lệ TKT trong độ tuổi tiểu học đi học đạt 67% , kết quả học tập của học sinh khuyết tật có tiến bộ đáng kể, số học sinh xếp loại học lực trung bình trở lên đạt 48,5%. Sự phát triển về số lượng và tỉ lệ trẻ đi học tăng cho thấy có sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức và trách nhiệm của mọi người về vấn đề tăng cường cơ hội để TKT được đến trường.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình triển khai các biện pháp cần xét tới thực tiễn và những kĩ năng vận dụng chúng, nhằm góp phần cải tạo hiện thực, bản thân vấn đề. Sao cho đó không phải là những lí luận suông, tách rời với thực trạng dạy học hòa nhập hiện nay.
Trên cơ sở thực tiễn là tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất nước, của địa phương, điều kiện thực tế của từng trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, biện pháp phải tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đến tình hình phát triển của quá trình dạy học trong nhà trường.
Đặc biệt phải xét tới mức độ phù hợp với đặc điểm của đối tượng học sinh CPTTT, tạo ra được sự chuyển biến về chất trong hoạt động học tập của các em, từng bước điều chỉnh hành vi.
Việc vận dụng các biện pháp không quá khó khăn với các giáo viên, dễ dàng thực hiện trong mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh, trong sợi dây liên kết giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác.