Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 107)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích

Xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp để thực nghiệm sư phạm.

3.3.2. Thời gian - Đối tượng thăm dò - Nội dung thăm dò

- Thời gian tiến hành: 06 03 2013 – 26/03/2013 - Đối tượng thăm dò:

+ 31 giáo viên dạy lớp có trẻ CPTTT học hòa nhập tại các trường tiểu học nêu trên. Trong đó giáo viên dạy ít kinh nghiệm nhất là 2 năm và nhiều kinh nghiệm nhất là 30 năm. ( Độ tuổi giáo viên từ 24 tuổi đến 52 tuổi).

+ 35 phụ huynh có con mắc CPTTT đang học tại các trường nêu trên. - Nội dung thăm dò:

+ Thăm dò tính cấp thiết của một số biện pháp đề xuất về tổ chức các hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học mắc CPTTT theo 3 mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết và không cấp thiết.

+ Thăm dò tính khả thi của một số biện pháp đề xuất về tổ chức các hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học mắc CPTTT theo 3 mức độ: rất khả thi, khả thi và không khả thi.

3.3.3. Quy trình

Chúng tôi tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến của 31 giáo viên đã từng khảo sát thực trạng để thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất. Vì đây là các biện pháp hoàn toàn nằm trong khả năng chuyên môn của giáo viên dạy hòa nhập và chính họ là người sử dụng thường xuyên nhất các cách thức tổ chức hoạt động dạy học nên chúng tôi không trưng cầu thêm ý kiến từ cán bộ quản lý hay chuyên gia. Song song với việc phát phiếu trưng cầu, chúng tôi cũng gửi đến các giáo viên này toàn bộ nội dung của các biện pháp để họ nghiên cứu.

Chúng tôi cũng tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến của 35 phụ huynh có con CPTTT đã từng khảo sát thực trạng để thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất. Mặc dù họ không là người trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp nhưng họ rất cần biết những biện pháp này để phối kết hợp nhịp nhàng cùng với giáo viên của trẻ, giúp các em nhanh tiến bộ. Song song với việc phát phiếu trưng cầu, chúng tôi cũng gửi đến các vị phụ huynh này toàn bộ nội dung của các biện pháp để họ nghiên cứu.

Sau khi thu về các phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi tiến hành phân tích, thống kê số liệu có được.

3.3.4. Kết quả

Cụ thể kết quả thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện qua các bảng thống kê dưới đây:

Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đối với giáo viên dạy hòa nhập STT Biện pháp Mức độ cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết thiếtCấp Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Lượng giá đầu vào 76,3 14,3 9,4 83,7 16,3 0 2 Xây dựng kế hoạch

giảng dạy cá nhân 85,0 15,0 0 80,0 20,0 0 3 Tổ chức các hoạt động trên lớp 90,4 9,6 0 85,5 14,5 0 4 Tổ chức tiết học cá nhân 60,0 32,6 7,4 50,6 37,1 12,3 5 Tổ chức hoạt động ngoại khóa 59,9 28,3 11,8 50,1 32,3 17,6 6 Phối hợp cùng gia đình học sinh. 89,2 10,6 0,2 79,2 16,5 4,3 7 Đánh giá theo đặc thù 92,2 7,0 0,8 95,3 1,3 3,4 Qua kết quả có được từ phía các giáo viên dạy hòa nhập, chúng tôi có thể khẳng định:

- Các biện pháp đề xuất đều được sự đồng thuận cao từ phía giáo viên dạy hòa nhập. Mức thăm dò “Rất cấp thiết” đều đạt trên 50%, riêng biện pháp Tổ chức các hoạt động trên lớpĐánh giá theo đặc thù đạt tỉ lệ trên 90%, chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của giáo viên dạy hòa nhập đối với hai biện pháp này. Các giáo viên trao đổi rằng họ tìm thấy được nhiều lối mở để thực hiện được tốt công tác giảng dạy hòa nhập.

- Riêng 3 biện pháp Lượng giá đầu vào ,Tổ chức tiết học cá nhân ,Tổ chức hoạt động ngoại khóa vẫn còn một số nhỏ ý kiến cho rằng không cấp thiết vì theo một số giáo viên này họ gặp khó khăn nhiều vì sĩ số lớp còn quá đông (có lớp lên đến 52 học sinh), việc lớp đạt yêu cầu chung là đã tốt lắm rồi, họ khó có thời gian để đầu tư vào những hoạt động mà biện pháp đề xuất. Đây cũng là trăn trở của tác giả đề tài cũng như không ít giáo viên làm sao kéo giảm sĩ số lớp, một vấn đề mang tính vĩ mô của nền giáo dục nước ta.

- Tính khả thi của các biện pháp được các giáo viên hòa nhập quan niệm tương đối thống nhất nên tỷ lệ các ý kiến đánh giá về các biện pháp rất tập trung. Trong số các biện pháp được đánh giá là khả thi cao, biện pháp Đánh giá theo đặc thù được đánh giá ở mức độ tuyệt đối. Thế nhưng biện pháp Tổ chức tiết học cá nhân, Tổ chức hoạt động ngoại khóaPhối hợp cùng gia đình học sinh vẫn còn một số tỉ lệ nhỏ cho rằng không khả thi. Vấn đề này được các giáo viên chia sẻ vì một số học sinh CPTTT học hòa nhập chưa được gia đình quan tâm, các em có ba mẹ là người lao động lam lũ, hoặc quá bận làm ăn nên phó mặt con cái cho người giúp việc, cho nhà trường. Một số thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình các em coi như bỏ ngõ thì làm sao có thể tổ chức thực hiện được những điều mà biện pháp đề xuất. Mong rằng đây chỉ là những trường hợp rất nhỏ vì xu hướng ba mẹ ngày càng quan tâm và chăm chút cho con em mình nhiều hơn.

Tiếp sau đây là kết quả thống kê thăm dò từ phía phụ huynh có con học hòa nhập:

Bảng 3.2. Mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đối với phụ huynh có con CPTTT học hòa nhập STT Biện pháp Mức độ cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết thiếtCấp Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Lượng giá đầu vào 100 0 0 100 0 0 2 Xây dựng kế hoạch

giảng dạy cá nhân

100 0 0 89,3 9,5 1,2 3 Tổ chức các hoạt động trên lớp 95,5 4,0 0,5 83,8 11,1 5,1 4 Tổ chức tiết học cá nhân 82,1 12,2 5,7 65,3 24,8 9,9 5 Tổ chức hoạt động ngoại khóa 80,0 19,0 1,0 57,3 21,0 21,7 6 Phối hợp cùng gia đình học sinh. 90,0 7,8 2,2 90,0 9,8 0,2 7 Đánh giá theo đặc thù 95,6 3,3 1,1 98,5 1,5 0

Hầu hết các phụ huynh trong nhóm thăm dò ý kiến đều rất quan tâm đến việc học hòa nhập của con em mình tại trường tiểu học. Thế nên, sau khi nghiên cứu các biện pháp do chúng tôi cung cấp, ý kiến cho mức độ “Rất cấp thiết” chiếm tỉ lệ trên 50%, có một số biện pháp đánh giá là không cấp thiết với mức độ thấp. Điều này khích lệ rất nhiều cho chúng tôi trong việc đề ra các biện pháp.

Riêng ở tính khả thi của các biện pháp, biện pháp Tổ chức tiết học cá nhân

Tổ chức hoạt động ngoại khóa vẫn còn có ý kiến phụ huynh cho rằng không khả thi. Họ lo lắng trước thực tế con em họ đang học tại lớp quá đông học sinh, liệu rằng giáo viên có thể tổ chức hoạt động này được hay không khi không có một giáo viên trợ giảng ? Bản thân họ thiếu kiến thức, kĩ năng sư phạm thì tổ chức tại nhà trong giờ tự học của con em? Việc tổ chức tham quan ngoại khóa ở trường nơi con họ học hòa nhập còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng, thì khó có thể khả thi ở biện pháp

Tổ chức hoạt động ngoại khóa.

Tác giả đề tài tôn trọng những trăn trở này, nhưng tổng thể thì hầu hết các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi cao. Tin tưởng rằng khi áp dụng rộng rãi và lâu dài vào quá trình dạy học ở các trường tiểu học sẽ đem lại những chuyển biến tích cực để những ưu tư kia sẽ được xóa bỏ.

Tóm lại, kết quả thăm dò mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ý cho thấy, phần lớn số người được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những biện pháp được tác giả đề tài xây dựng. Trong đó ý kiến đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi đạt tỷ lệ cao hơn các mức độ khác. Điều này chứng tỏ các biện pháp đã xây dựng là phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng.

3.4. Thực nghiệm các biện pháp 3.4.1. Mục đích 3.4.1. Mục đích

- Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học rối loạn tăng động giảm chú ýđã đề xuất.

- Khẳng định tác động tích cực của các biện pháp thực nghiệm tới sự chuyển biến về chất trong hoạt động học tập của các học sinh mắc CPTTT học hòa nhập, từng bước điều chỉnh hành vi.

3.4.2. Đối tượng

Do sự giới hạn về thời gian, chúng tôi chỉ có thể tiến hành thực nghiệm trên 04 em học sinh mắc CPTTT học hòa nhập ở cùng một khối lớp trong số 35 em đã được khảo sát trong quá trình tìm hiểu thực trạng 22 em học sinh lớp 1 học hòa nhập; 04 em học sinh lớp 5 học hòa nhập được chọn vì tiêu biểu cho các mức độ trí tuệ khác nhau (mức 1, 2 và 3), chúng tôi thu được kết quả sau:

 Khảo sát ở môn Tiếng Việt (Học vần) lớp 1

Kết quả đọc chữ cái , chữ đơn giản (lỗi đọc chữ cái) của 22 em học sinh lớp 1 thời điểm cuối học kì I, đầu học kỳ II năm học 2012-2013:

Chữ cái HS bình thường(%) HS hòa nhập(%)

p 29,97 54,55

q 25,84 45,45

â 8,79 27,27

r 7,75 40,91

d 5,43 50

Kết quả đọc chữ cái , chữ đơn giản (lỗi đọc chữ đơn giản) của 22 em học sinh lớp 1 thời điểm cuối học kì I, đầu học kỳ II năm học 2012-2013:

Chữ HS bình thường(%) HS hòa nhập(%) ạc 33,85 81,82 nắm 33,85 59,09 cút 33,59 81,82 ít 31,52 81,82 tím 30,49 72,73 quá 13,44 95,45 dé da 26,1 90,91 búa 11,89 90,91 cát 24,55 90,91 nắng 16,02 86,36

Kết quả học tập của 04 học sinh lớp 5 học hòa nhập tại 02 trường Tiểu học Tân Hương và Lê Văn Tám, cuối học kỳ II năm học 2012-2013:

- Học sinh 1: m Nguyễn Đình Thúy N (Nữ, sinh ngày 2 8 2002, học lớp 5 10, trường tiểu học Lê Văn Tám): được xác định là CPTTT. Mức độ 1 về trí tuệ. Kết quả học tập tính đến cuối học kì II xếp loại trung bình (Toán:5 ; Tiếng Việt:7 ). Được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là khá thông minh nhưng rất mất tập trung, hay quấy phá các bạn, bài vở thường chậm trễ hoặc bỏ dở.

- Học sinh 2: m Trần Lê Hồng Nh (Nữ, sinh ngày 3 5 2000, học lớp 5 14, trường tiểu học Lê Văn Tám): được xác định là CPTTT. Mức độ 3 về trí tuệ. Kết quả học tập tính đến cuối học kì II xếp loại trung bình (Toán: 5; Tiếng Việt: 6). Được

giáo viên chủ nhiệm nhận xét là học trước quên sau, khá thụ động, thường xuyên lơ là trong lúc cô giáo giảng bài, mối quan hệ bạn bè khá hạn chế nhưng rất được bố mẹ quan tâm nên bài vở luôn đầy đủ.

- Học sinh 3: m Lê Vĩnh Th (Nam, sinh ngày 4 2 2002, học lớp 5 15, trường tiểu học Lê Văn Tám): được xác định CPTTT. Mức độ 2 về trí tuệ. Kết quả học tập tính đến cuối học kì II xếp loại yếu (Toán: 2; Tiếng Việt: 6). Được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là luôn tay luôn miệng, không khi nào ngồi yên, đã có lần xô bạn té ngã cầu thang gãy tay, chữ viết nghuệch ngoạch, không thích học Toán.

-Học sinh 4: m Nguyễn Quang D( Nam, sinh ngày 23 6 2002, học sinh lớp 5 4, trường tiểu học Tân Hương): được xác định CPTTT. Kết quả học tập tính đến cuối học kì II xếp loại TB ( Toán: 5; Tiếng Việt: 7 ) . Được giáo viên chủ nhiệm nhận xét là thụ động , chậm, không tập trung, lo ra, hay quên các phép tính đơn giản, chữ viết chưa đúng chuẩn, không thích học Toán.

3.4.3. Thời gian và nội dung thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong khoảng thời gian từ ngày 01 04 2013 đến ngày 03/05/2013.

- Nội dung thực nghiệm: Do điều kiện hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm một biện pháp trong số các biện pháp được đề xuất, đó là: Tổ chức tiết học cá nhân cho trẻ CPTTT.

Chúng tôi tiến hành trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp về các vấn đề liên quan trong quá trình thực nghiệm. Về nội dung, chúng tôi thống nhất sẽ hỗ trợ cho các trẻ CPTTT kiến thức hai môn văn hóa Tiếng Việt và Toán. Bên cạnh đó chúng tôi còn tiến hành hỗ trợ cho trẻ về các kĩ năng hòa nhập xã hội.

Về thời gian, chúng tôi thống nhất sẽ sử dụng thời gian ngoài giờ chính khóa vào các buổi chiều để thực hiện những tiết dạy cá nhân cho trẻ. Về cơ sở vật chất, nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng tôi một phòng học trống để thực hiện các

giờ dạy cá nhân cho trẻ trong quá trình thực nghiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng động viên, nhắc nhở trẻ, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực nghiệm.

Tiêu chí đánh giá

Về 2 môn Tiếng Việt và Toán, chúng tôi đánh giá học lực của trẻ trên các thang điểm quy định trong việc đánh giá kết quả học tập văn hóa của học sinh tiểu học.

Giỏi: từ 9 đến 10 điểm Khá: từ 7 đến cận 9 điểm

Trung bình: từ 5 đến cận 7 điểm Yếu: dưới 5 điểm.

Đối với kĩ năng xã hội của trẻ chúng tôi tiến hành đánh giá với các thang điểm như sau:

Từ 13 đến 15 điểm xếp loại tốt Từ 9 đến 12 điểm xếp loại khá Từ 6 đến 8 điểm xếp loại trung bình Dưới 5 điểm xếp loại yếu.

Cách tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp để tìm hiểu các thông tin về trẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành gặp gỡ, làm quen với các em để tìm hiểu khả năng và nhu cầu của chúng.

Tiến hành tổng hợp các phiếu kiểm tra để đánh giá kết quả trước thực nghiệm. Tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân về các môn Tiếng Việt, Toán và kĩ năng xã hội cho các trẻ trong tháng 4 2013.

Đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp tạo điều kiện giúp đỡ cho trẻ được học các tiết hỗ trợ cá nhân ngoài giờ chính khóa vào các buổi chiều.

Dạy các tiết cá nhân về môn Toán và Tiếng Việt cho cả 4 trẻ và các buổi chiều trong tuần.

Xây dựng các bài kiểm tra khảo sát sau thực nghiệm. Cuối cùng chúng tôi tổng hợp các kết quả sau thực nghiệm.

Phân tích kết quả trước thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, để đánh giá kết quả một cách chính xác, khách quan chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá kết quả trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo sát cả 4 trẻ trên về 2 môn Tiếng Việt và Toán. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3. Kết quả hai môn Tiếng Việt và Toán trước thực nghiệm

Bên cạnh việc khảo sát học lực của trẻ về 2 môn văn hóa, chúng tôi còn tiến hành khảo sát kĩ năng xã hội của 4 trẻ và cho kết quả: 68,6% trẻ xếp loại Trung bình và 31,4% trẻ xếp loại Yếu. Như vậy, các kĩ năng xã hội của trẻ CPTTT ở 2 mức độ Trung bình và Yếu. Các số liệu trên cho ta thấy rằng trẻ CPTTT gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các kĩ năng xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)