Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 89)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu

chậm phát triển trí tuệ

Việc đưa trẻ đến học tập tại các trường hòa nhập cần phải được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong dạy học cũng như trong sinh hoạt để trẻ có thể phát huy cao nhất năng lực sẵn có, cảm thấy không lạc lõng và thật sự hài lòng về môi trường học tập của mình.

Trong những năm qua, hoạt động GDHN có những bước tiến bộ và còn một số hạn chế nhất định. Công tác nghiên cứu về GDHN rất được quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu về trẻ khuyết tật: thái độ của cộng đồng đối với việc hòa nhập của trẻ khuyết tật, tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật…, nghiên cứu về dạy học hòa nhập cho trẻ CPTTT theo phương thức

nhóm, chuẩn bị cho trẻ C P T T T vào lớp 1. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động GDHN còn nhiều khó khăn về trang thiết bị, về việc tổ chức dạy học GDHN cho học sinh nhất là học sinh tiểu học.

Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế giáo dục hòa nhập học sinh tiểu học trên địa bàn Quận Tân Phú-Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng học tập của học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng tựu chung nếu chúng ta có các tác động phù hợp trong việc tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập thì sẽ dần cải thiện được những tồn tại, yếu kém. Do đó, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp như sau:

3. .1. Biện pháp lượng giá đầu vào

3.2.1.1. Mục tiêu

Nắm bắt đầy đủ các đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học phù hợp cho đối tượng.

Trong dạy học, đặc biệt là dạy học đối với các học sinh CPTTT thì việc nắm bắt các đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của trẻ là điều kiện tiên quyết để có thể dạy học tốt đối tượng trẻ này. Biện pháp lượng giá đầu vào sẽ là bước đầu để tiếp tục các bước còn lại trong quá trình dạy học trẻ CPTTT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Ngay từ đầu năm học khi tiếp nhận lớp, GV cần trao đổi trước với GVCN cũ của lớp (đối với lớp 2 trở đi) hoặc tìm hiểu thật kĩ qua việc thiết kế tờ khai sơ yếu lí lịch học sinh, qua việc trao đổi với phụ huynh trong các phiên họp phụ huynh (đối với lớp1). Việc dạy một tháng đầu, việc nghiên cứu các bài khảo sát chất lượng đầu năm (môn Toán và Tiếng Việt), việc quan sát các em sinh hoạt, vui chơi, giao tiếp với mọi người là những dấu hiệu cần thiết cho công việc lượng giá đầu vào. Thông thường tâm lí cha mẹ HS khi con mình bị CPTTT đều không muốn chấp nhận sự thật là như vậy. Chính vì vậy khi đưa con đến trường học, nhiều phụ huynh đã không nói cho GV biết tình trạng thực của con mình, chỉ trong quá trình dạy học thì do gần gũi các em nhiều, GV mới nhận ra điều đó. Khi trao đổi lại với phụ huynh,

họ mới công nhận hoặc đồng ý đi kiểm tra tình trạng của trẻ. Vì vậy, việc quan tâm từng đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là các em có biểu hiện bất thường là hết sức cần thiết. Thu thập thông tin, ghi chép lại, lưu giữ để tiếp tục theo dõi, để đề ra các phương thức tác động sẽ là mốc khởi đầu để người giáo viên dạy hòa nhập đánh giá được hiệu quả của các hoạt động dạy học sau này.

Mẫu: Bảng tóm tắt các mặt tích cực và khó khăn của trẻ

Họ và tên học sinh: Nam Nữ: Năm sinh: Nội dung quan sát Khả năng của trẻ

(Mặt tích cực) Khó khăn (Các nhu cầu cần đáp ứng) I. Thể chất: - Sự phát triển thể chất - Các giác quan - Lao động tự phục II. Khả năng giao tiếp - Khả năng giao tiếp - Ngôn ngữ nói + Phát âm + Từ vựng + Ngữ pháp - Khả năng đọc - Khả năng viết - Ngôn ngữ cử chỉ III. Khả năng nhận thức - Tri giác nghe nhìn - Khả năng ghi nhớ

- Khả năng tư duy - Khả năng hiểu biết

- Khả năng học các môn học - Khả năng lao động

IV. Hoà nhập xã hội

- Quan hệ với cha mẹ, thầy cô - Quan hệ với bạn bè, tập thể lớp - Khả năng ứng xử

- Cảm xúc - tình cảm

- Khả năng hoà nhập cộng đồng V. Môi trường giáo dục

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Người giáo viên cần được trang bị cho mình:

- Kiến thức về Giáo dục hoà nhập: khái niệm, bản chất, các thành phần, tính ưu việt của nó, quy trình triển khai.

- Đặc điểm trẻ CPTTT: khả năng học tập của trẻ CPTTT, những khó khăn của của trẻ khi học hòa nhập.

- Kĩ năng sư phạm khéo léo trong quan hệ đồng nghiệp, trong tiếp xúc với phụ huynh, trong quá trình giảng dạy học sinh, tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học sinh.

3. . . Biện pháp xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân

3.2.2.1. Mục tiêu

Xây dựng một kế hoạch giảng dạy phù hợp, để trẻ CPTTT không cảm thấy bị hạn chế trong khi được học tập, được tham gia mọi hoạt động bình thường trong môi trường giáo dục với mọi trẻ em khác.

Trẻ em không giống nhau, ngay cả trong những trẻ CPTTT, do đó không nên giảng dạy cào bằng mà phải căn cứ vào nhu cầu, năng lực của từng trẻ CPTTT để xây dựng một kế hoạch giảng dạy phù hợp, làm thế nào để trẻ không cảm thấy bị hạn chế trong khi được học tập, được tham gia mọi hoạt động bình thường trong môi trường giáo dục với mọi trẻ em khác. Điều này không những tạo hứng thú cho trẻ đối với việc học hành mà còn khiến giáo viên tự chủ và yên tâm hơn với công tác giáo dục hòa nhập của mình.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để xây dựng kế hoạch được tốt, giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ý kiến của các giáo viên khác trong trường, đặc biệt là giáo viên tiền nhiệm, ý kiến của cha mẹ học sinh CPTTT học hòa nhập và những người có liên quan. Ngoài ra cần căn cứ vào mục tiêu, chương trình dạy học chung của cấp học, khối lớp, điều kiện cụ thể của lớp mình phụ trách để vận dụng vào kế hoạch này.

- Trước tiên, xác định mục tiêu, ta cần đề ra mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Khái niệm ngắn và dài hạn chỉ là tương đối. Dài hạn có thể là một hoặc nhiều năm. Ngắn hạn có thể là một học kỳ hay từng tháng, từng tuần, thậm chí từng bài học cụ thể. Điều quan trọng là mục tiêu dài hạn cho thấy cái đích, mong muốn sau một giai đoạn thực hiện, còn mục tiêu ngắn hạn cho thấy cái cụ thể hơn trong từng giai đoạn, cái cần đạt sau mỗi đơn vị bài học. Mục tiêu ngắn hạn là định hướng những vấn đề được cụ thể hoá trong kế hoạch giảng dạy.[19]

- Lập kế hoạch : nếu so với kế hoạch chung của cả lớp thì trong kế hoạch giảng dạy cá nhân cho học sinh CPTTT sẽ có những điều chỉnh như sau:

+ Điều chỉnh về thời lượng cho từng nội dung phù hợp với mức độ nhận thức, mức độ tập trung chú ý của trẻ CPTTT.

+ Điều chỉnh về mức độ yêu cầu của kiến thức (có thể đơn giản hóa hoặc chia nhỏ để dễ tiếp thu).

+ Điều chỉnh về mức độ vận dụng kiến thức (có thể giao những bài tập ngắn hoặc không quá khó).

Những điểm cần lưu ý khi điều chỉnh:[2]

- Nếu trẻ có thể đáp ứng được các yêu cầu như trẻ bình thường, việc điều chỉnh thấp yêu cầu đi sẽ trở nên thừa và kìm hãm trẻ phát triển.

- Chọn phương pháp dạy học, đồ dùng bổ trợ cho phù hợp với trẻ trong từng môn, từng bài học.

- Khi soạn bài nên lưu ý đến những trải nghiệm đã có ở trẻ, những hoạt động quen thuộc và đặc biệt là những chủ đề gần gũi với trẻ. Có như vậy trẻ mới có thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả.

- Phong cách giảng dạy của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu của trẻ CPTTT. Do đó việc điều chỉnh phong cách của giáo viên sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc lĩnh hội kiến thức mới.

- Đặt mục tiêu đa dạng trong các bài dạy đối với từng trẻ là một việc làm hết sức cần thiết.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Người giáo viên phải nắm thật rõ nội dung, chương trình của khối lớp mà mình đảm nhiệm; có khả năng vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, phương tiện giảng dạy sẵn có, các đồ dùng dạy học được trang bị hay tự làm; có thời gian trăn trở, đầu tư vào việc thiết kế ra một kế hoạch riêng cho trẻ CPTTT và từng bước đúc kết, tiếp tục hoàn chỉnh theo từng giai đoạn.

- Có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo viên từ trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập hay trung tâm nguồn hoặc những giáo viên dạy chuyên biệt để giúp lập kế hoạch bài giảng và hướng dẫn cách giảng dạy thích hợp. Đôi khi họ có thể hỗ trợ cá nhân trẻ CPTTT trong lớp.

3. .3. Biện pháp tổ chức các hoạt động trên lớp

3.2.3.1. Mục tiêu

Từng bước giải quyết tốt các khó khăn, tồn tại trong dạy học cho trẻ CPTTT qua thực tiễn tổ chức các hoạt động dạy học tại lớp.

Thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động trên lớp được đề xuất dưới đây, học sinh CPTTT được kì vọng rằng sẽ giải quyết tốt hơn các nhiệm vụ học tập, dần cải thiện được những khiếm khuyết nội tại.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

- Giáo viên cần giải thích cho học sinh trong lớp của mình biết những nguyên nhân tại sao một số bạn học chưa tập trung, có hành vi khác thường..., cần phải thừa nhận và tôn trọng sự da dạng đó. Hãy để học sinh tự tìm hiểu chúng có thể giúp gì cho các bạn đó.

- Học sinh CPTTT nên được xếp ngồi gần giáo viên hoặc ngồi cùng một bạn luôn có biểu hiện hành vi tốt, học tập nghiêm túc, kiên nhẫn với bạn để giúp trẻ hiểu những mệnh lệnh và bài vở. Vị trí ngồi đó cần xa cửa sổ, xa tiếng ồn hay những hoạt động có thể phân tán chú ý của trẻ.

- Học sinh CPTTT thường biểu lộ một số dấu hiệu trước khi có những hành vi gây rối. Nếu giáo viên phát hiện ra điều này thì hãy đánh lạc hướng trẻ bằng cách đến gần trẻ và đặt tay lên vai chúng như một sự nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục bài giảng của mình. Hoặc giáo viên có thể giao cho trẻ làm một việc phù hợp với năng lực của các em, một việc mà em thích làm. Ví dụ: phát bài cho cả lớp, phụ giúp giáo viên một vài việc lặt vặt,...

- Thiết lập một bảng quy ước gồm những hành vi được chấp nhận và không được chấp nhận trong lớp, có biện pháp thưởng, phạt cụ thể (ví dụ: thưởng ngôi sao hoặc phạt là mất ngôi sao, cuối tuần quy đổi ra quà thưởng vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm)

- Giáo viên hãy khuyến khích học sinh trong lớp kết bạn với trẻ chậm phát triển trí tuệ.Thiết lập “Vòng tay bè bạn” vì điều quan trọng trong giáo dục hoà nhập là tất cả học sinh phải cùng chơi và cùng học tập với nhau. Nên tổ chức các trò chơi học tập mà trong đó trẻ CPTTT được tham gia cùng nhóm, tạo cơ hội cho trẻ thành công để trẻ hứng thú vào việc học và trẻ thấy mình cũng đóng góp cho nhóm.

- Giáo viên thường sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Các đồ dùng có thể bao gồm thẻ để giúp học sinh học đọc, biểu đồ và tranh ảnh gắn lên tường hay bảng lớp. Việc làm đồ dùng trực quan sẽ mất thời gian, tuy nhiên rất đáng làm vì nó có giá trị giúp trẻ học tốt hơn. Hơn nữa, đồ dùng trực quan có thể được dùng cho những trẻ khác nữa và chia sẻ với các giáo viên khác. Không cần phải tốn nhiều tiền vì có thể làm đồ dùng dạy học từ các phế liệu. Hầu hết các giáo viên có kĩ năng làm đồ dùng dạy học, chỉ có điều họ thiếu tự tin. Nếu họ thường xuyên làm, họ sẽ làm rất tốt. Học sinh cũng có thể giúp giáo viên làm đồ dùng dạy học.Đối với trẻ có khó khăn về học, giáo viên nên viết chữ lớn hơn hoặc sử dụng các vật nổi làm đồ dùng dạy học.

- Tăng sự tập trung đối với những hướng dẫn bằng cách yêu cầu trẻ nhìn vào mắt giáo viên và lập lại những hướng dẫn đó. Viết xuống những hướng dẫn và cho học trò khoanh tròn hay gạch dưới những chữ quan trọng hoặc lập lại bằng lời nói. Khi giáo viên ra yêu cầu đối với trẻ CPTTT thì mỗi lần chỉ nói một nhiệm vụ hay một mệnh lệnh. Đưa ra những hướng dẫn, lựa chọn, và chương trình đơn giản. Chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ. Ðiều này rất quan trọng để tránh trẻ phản ứng “Con sẽ không thể nào làm được việc đó!” .Giáo viên có thể thay đổi bài vở với những bài dễ hơn hoặc cho trẻ nghỉ giữa chừng nhiều lần với những bài khó hơn. Nhiều lúc trẻ CPTTT cần được giảm số lượng bài vở ở nhà và ở trường.

- Giáo viên cần quan sát sự làm việc quá tải đối với các em này. Nếu giáo viên thấy trẻ sắp sửa bị quá tải, chỉnh lại ngay để giảm dần sự quá tải vì đây là cách tốt nhất để quản lý sự hỗn loạn là ngăn cản không cho xảy ra.

- Hỏi trẻ những gì sẽ giúp cho các em học bài một cách tốt nhất. Nhiều lúc, chính trẻ có thể cho bạn biết. Nên ngồi xuống với trẻ và hỏi.

- Khuyến khích trẻ đọc lớn tiếng ở nhà và ở trong lớp. Ðiều này sẽ giúp trẻ giữ sự tập trung vào bài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. .4. Biện pháp tổ chức tiết học cá nhân

Tiết học cá nhân giúp học sinh có sự sàng lọc kiến thức để các em khắc sâu, không lan man và lúng túng trong học tập kiến thức mới. Các em sẽ hoà đồng vì sự trợ giúp của cả một lực lượng hỗ trợ ở nhiều môi trường để học tập, học tập và tự tích lũy nhiều kĩ năng xã hội khác để dần là một thành viên bình thường của xã hội.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Thời lượng không nhất thiết phải dài như một tiết học trên lớp (có thể từ 15 đến 20 phút). Để tiến hành một tiết cá nhân hiệu quả, cần tiến hành theo các bước sau:

- Lựa chọn địa điểm và điều kiện để thực hiện tiết cá nhân:

Tiết cá nhân này mọi lực lượng đều có thể tham gia hỗ trợ cho học sinh CPTTT học hoà nhập (giáo viên chủ nhiệm, bạn bè ngồi cạnh, phụ huynh...). Chỉ cần lựa chọn một địa điểm và môi trường phù hợp với mục tiêu xác định thì hoàn toàn đã có thể tiến hành tiết học cá nhân cho học sinh (vào giờ chơi, vào giờ tự học ở trường, giờ tự học ở nhà...).

- Lựa chọn điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu tiết học :

Mục tiêu của tiết học được xác định trên khả năng của học sinh dự học tiết học đó, phải lựa chọn hoạt động phù hợp để hỗ trợ cá nhân cho học sinh, có thể trong hoạt động nhóm với thời gian hướng dẫn, chỉnh sửa cho nhóm, GVCN có thể giải thích cho học sinh về một câu hỏi hay nhiều vấn đề khác. Qua đó, học sinh hiểu được hoạt động tham gia và thu nhận thông tin rõ ràng.

- Định hướng và điều chỉnh nội dung giảng dạy để phục vụ cho mục tiêu giảng dạy, nhấn mạnh nội dung học sinh còn yếu kém để học sinh bổ sung kiến thức

- Kiểm tra và chuẩn bị các phương tiện trợ giúp:

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 89)