Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 66)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học

hòa nhập trẻ CPTTT trong phụ huynh

Cơ hội được đến trường như bao nhiêu bạn bè bình thường khác của trẻ CPTTT phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của phụ huynh. Như chúng ta đã biết, trong giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục hòa nhập cần sự phối kết hợp mật thiết giữa gia đình và nhà trường. Trẻ CPTTT sẽ rất khó khăn trong học tập, chẳng mấy tiến bộ về hành vi nếu không có được mối dây liên kết giữa bố mẹ và thầy cô của chúng.

Để nắm được nhận thức của quý phụ huynh về vấn đề này, chúng tôi có tiến hành khảo sát 50 phụ huynh có con em đang học trong các trường tiểu học tại Quận Tân Phú, trong đó 25 phụ huynh trẻ bình thường và 25 phụ huynh trẻ CPTTT

.4.1. Nhận thức củ phụ huynh có con CPTTT:

Bảng 2.11. Nhận thức của phụ huynh có trẻ CPTTT về tổ chức dạy học hòa nhập cho trẻ CPTTT tại trường tiểu học

STT Nhận thức về tổ chức dạy học hòa nhập Số lượng Tỉ lệ

1 Sợ con mình không thể hòa nhập, sẽ làm phiền

thầy cô và các bạn. 7 28%

2 Sợ con mình bị miệt thị, xa lánh. 4 16% 3 Mất thời gian vô ích vì sẽ chẳng học được gì. 0 0% 4 Nên học cùng bạn bình thường để cải thiện tình

trạng hiện tại. 6 24%

5 Nên cho con học trường chuyên biệt 8 32% Qua bảng số liệu thu được thì có đến 32% phụ huynh cho rằng con họ nên học trong trường chuyên biệt vì theo họ, trẻ sẽ được học một chương trình riêng phù hợp. Do đâu mà họ có nhận thức này? Theo chúng tôi, vì hầu như việc đánh giá khả năng của trẻ CPTTT không được chú ý ở các trường tiểu học dạy hòa nhập, các giáo

viên chưa có chuyên môn về vấn đề này, vì vậy đại đa số các em chưa được lượng giá đầu vào, giáo viên chủ nhiệm cảm nhận khả năng của trẻ cũng hết sức cảm tính. Đây chính là lí do dẫn đến tâm lí chưa an tâm vào tổ chức dạy học hòa nhập ở trương tiểu học của các bậc phụ huynh này.

Số phụ huynh sợ con bị miệt thị hoặc sợ con làm phiền mọi người chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Có thể hiểu con số này nói lên tâm lý của hầu hết cha mẹ có con CPTTT, bởi chính bản thân họ cũng có rất nhiều hạn chế, khó khăn khi nuôi dạy con ở nhà vì những đặc thù của trẻ CPTTT. Thực tế, đôi khi họ còn gặp sự phản đối từ các phụ huynh khác.

Số phụ huynh nhận thức được rằng con nên học hòa nhập vì họ lo lắng cuộc sống sau này của trẻ, sợ các em sẽ khó được cộng đồng chấp nhận, sợ các em bị tách biệt và không có cơ hội phát triển, khắc phục khiếm khuyết bản thân.

.4. . Thực trạng vấn đề kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ CPTTT tại gi đình củ các bậc phụ huynh

2.4.2.1 Hiểu biểt về tật CPTTT của các bậc phụ huynh

90% cha mẹ cho biết có hiểu biết về dạng tật này. Chẳng hạn trẻ chậm lẫy, chậm đi, chậm nói, ngôn ngữ nghèo nàn, một số trẻ bị tổn thương nặng về não, có hình dạng không bình thường, có hiểu biết hạn chế, gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt.

66,6% cha mẹ cho biết một số nguyên nhân có thể dẫn đến tật CPTTT ở trẻ như: Do nhiễm hoá chất độc hại, uống thuốc quá liều hoặc chấn động tâm lý khi bà mẹ mang thai; sinh thiếu tháng, can thiệp của y tế; một số nguyên nhân khác xảy ra sau khi sinh: sốt cao, co giật, cúm, suy dinh dưỡng, vàng da,…33,4% cha mẹ trả lời không biết nguyên nhân nào đã dẫn đến CPTTT ở con họ.

2.4.2.2 Hiểu biết về trẻ CPTTT của các bậc phụ huynh

10% cha mẹ cho biết có thể phát hiện ra tật CPTTT nhờ đi siêu âm khi bà mẹ mang thai; 60% qua các dấu hiệu bất thường ở trẻ; 20% qua bác sĩ kiểm tra và thông báo khi mới sinh và 10% qua kết quả học tập sút kém của trẻ khi đi học.

Có 80% cha mẹ cho biết trẻ CPTTT có những năng lực nhất định như: trẻ có thể tự phục vụ, có thể học, vẽ, múa, hát, nhảy theo nhịp điệu bài hát,... tất nhiên năng lực thực hiện của các em còn ở mức độ đơn giản và trong giới hạn. Cá biệt có trẻ có thể làm xiếc dẻo, bật mở chỉnh ti vi, đầu đĩa và chơi games, vẽ trên máy tính. Xong vẫn còn 20% cha mẹ cho rằng trẻ không có năng lực gì cả.

90% cha mẹ được hỏi cho biết trẻ CPTTT cũng có các sở thích như thích chơi một mình, thích ăn uống, chơi trò chơi điện tử, thích nghe đài hoặc ti vi đặc biệt là các chương trình thiếu nhi hoặc các băng đĩa nhạc nhảy sôi động. Một số khác lại thích nhảy múa, đi chơi, chơi chỗ đông người, thích có bạn, thích quậy phá,…

Chỉ có 3,3% cha mẹ cho rằng trẻ CPTTT cũng có các đặc điểm tâm lý như trẻ bình thường. Các cha mẹ còn lại đều cho thấy trẻ CPTTT luôn biểu hiện những đặc điểm có tính tiêu cực: 6,6% cha mẹ thấy trẻ thường trầm cảm, sống thu mình; 13,3% hay phụ thuộc vào người khác; 20% khó có thể tập trung trong một thời gian dài; 43,3% hung hãn, giảm chú ý và rất dễ bị kích động; 43,3% thường xuyên chậm hiểu, mau quên; 46,6% ngôn ngữ phát triển chậm hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi. Các đặc điểm này ở trẻ CPTTT thực sự đang là vấn đề nan giải đối với các bậc phụ huynh.

.4. .3. Hiểu biết về các nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT

Kết quả nghiên cứu cho thấy những nội dung mà các bậc cha mẹ tiến hành chăm sóc và giáo dục cho trẻ chủ yếu là: chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh tật, tập cho trẻ đi đứng, cầm nắm, tập nói, tập các thói quen sinh hoạt hàng ngày, tập những công việc đơn giản, giúp đỡ trẻ học và khắc phục hành vi rối loạn ở trẻ. Giáo dục và hình thành các hành vi văn hoá cho trẻ.

Có 13,3% cha mẹ cho rằng các phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT cũng như những trẻ bình thường khác. Những phụ huynh này cho biết một phần do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không làm khác được; mặt khác bản thân trẻ phát triển

thể chất bình thường, ít đau ốm nên cũng không có gì phải chăm sóc đặc biệt.

86,7% cha mẹ cho rằng với đối tượng trẻ này phải có cách chăm sóc – giáo dục đặc biệt, ưu tiên hơn những trẻ khác. Trước hết là lòng yêu thương đối với trẻ. Thường xuyên đi khám định kì cho trẻ, tìm kiếm các trung tâm chăm sóc – giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ. Đối với vấn đề giáo dục trẻ tại nhà thì cần phải hết sức kiên trì, chỉ bảo cho trẻ thật cụ thể và phải luyện tập hàng ngày, lặp đi lặp một động tác, một con chữ, một chữ số,...

Trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình, 20% cha mẹ cho rằng nên sử dụng vật thật, mô hình, đồ chơi; 26,6% sử dụng tranh, ảnh minh hoạ; 6,6% sử dụng các phương tiện hỗ trợ: xe lăn, nạng; 46,6% không cần sử dụng phương tiện nào trong vấn đề chăm sóc – giáo dục cho trẻ tại gia đình.

.4. .4 Nhận thức về môi trường chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT

Chỉ có 10% cha mẹ cho rằng môi trường chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình và địa phương là tốt nhất; và có tới 76,6% cha mẹ chọn môi trường tại trường chuyên biệt và trung tâm can thiệp sớm trẻ khuyết tật; 13,3% kết hợp gia đình và nhà trường

.4. .5. Kì vọng củ các bậc phụ huynh trong vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT

20% cha mẹ mong muốn giúp trẻ phát triển bình thường như những trẻ khác; 40% giúp trẻ phát huy hết khả năng của trẻ; 50% giúp trẻ có thể tự lập trong cuộc sống sau này; 6,6% không có kỳ vọng gì.

Một trong những kì vọng thường trực, cấp thiết đối với các phụ huynh là chỉ mong sao trẻ có thể tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, có thể đi lại và biết nói.

2.4.2.6. Một số kinh nghiệm củ các bậc phụ huynh trong vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ

Qua trao đổi các bậc phụ huynh cho biết một số kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT như sau:

sinh hoạt của trẻ để kịp thời hỗ trợ các nhu cầu mà trẻ đang cần. Với các hành vi bất thường cần dỗ dành từ từ, yêu thương và chiều chuộng trẻ.

Nhạy bén phát hiện và chữa trị kịp thời khi trẻ bị đau ốm, cho trẻ ăn uống đủ chất, cho trẻ đi khám bác sĩ định kì

Kiên trì, chịu khó đối với trẻ, giáo dục từ từ, từng li từng tí và lặp đi lặp lại hàng ngày. Tiến hành xoa bóp chân, tay hàng ngày cho trẻ (2 đến 3 lần ngày, mỗi lần 30 phút)

2.4.2.7. Một số khó khăn các bậc phụ huynh gặp phải trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT

Chỉ có 13,3% trả lời không có khó khăn gì cả và cho biết trẻ cũng bình thường như những trẻ khác. 86,7% cha mẹ cho biết các khó khăn họ thường gặp phải trong vấn đề này là: Không có điều kiện cả về vật chất và thời gian. Thiếu phương pháp giáo dục trẻ. Vợ chồng chưa thống nhất cách dạy và chăm sóc trẻ. Thiếu người chăm sóc,...

Trẻ thường bị bệnh, ốm đau; chậm hiểu, mau quên, đôi lúc trẻ tỏ ra rất bướng bỉnh, cộc cằn; dạy bảo mà trẻ không nghe không hiểu gì cả.

2.4.2.8. Nhu cầu được bồi dưỡng, nâng c o kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT củ các bậc phụ huynh

Nguồn gốc kiến thức các bậc phụ huynh có được thể hiện ở các mặt: 36,6% qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng; 63,3% qua kinh nghiệm nuôi dạy những đứa con bình thường khác và bản thân tự nghiên cứu, học hỏi; 40% được tư vấn và tập huấn của chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật bạn bè, người thân

Vì vậy 30% cha mẹ mong muốn có nhiều tài liệu, sách báo viết về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ; 33,3% mong muốn có một chương trình truyền hình riêng dành cho trẻ khuyết tật; 63,3% mong muốn có Hội cha mẹ trẻ khuyết tật để giao lưu, trao đổi.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau trong nhận thức của 25 vị phụ huynh có con bình thường được bày tỏ suy nghĩ của mình. Có vị ủng hộ việc trường tiểu học cho trẻ CPTTT vào học hòa nhập vì cho rằng đây là môi trường tốt để trẻ này cải thiện bản thân, họ bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh của các vị phụ huynh chẳng may có con CPTTT.

Thế nhưng không ít phụ huynh lo lắng không muốn con mình học chung với trẻ CPTTT vì những hành vi không bình thường của trẻ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập cũng như hình thành tính cách của con em họ, sợ con mình bị gây nguy hiểm, bị bắt chước…Thậm chí có phụ huynh cho rằng trẻ CPTTT chỉ gây phiền toái, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để giải quyết những phiền toái này thì không đảm bảo việc dạy dỗ con em họ, thêm vào đó có phụ huynh còn cho rằng trẻ CPTTT sẽ chẳng phát triển được gì khi học hòa nhập. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ CPTTT nên vào học trường chuyên biệt.

Cụ thể kết quả điều tra về nội dung này qua bảng 2.12:

Bảng 2.12. Nhận thức của phụ huynh trẻ bình thường về tổ chức dạy học hòa nhập cho trẻ CPTTT tại trường tiểu học

STT Nhận thức về tổ chức dạy học hòa nhập Số lượng Tỉ lệ

1 Sợ con mình bị ảnh hưởng bởi những tật xấu của

trẻ CPTTT. 8 32%

2 Mất thời gian vô ích vì trẻ CPTTT sẽ chẳng học

được gì. 3 12%

3 Nên cho học hòa nhập cùng bạn bình thường để

cải thiện tình trạng hiện tại. 5 20% 4 Nên cho trẻ CPTTT học trường chuyên biệt 9 36% Tất cả những điều tra trên cho chúng ta những lý giải cho việc khi nhận trẻ CPTTT vào học hòa nhập đã có nhiều phụ huynh trẻ bình thường tỏ thái độ khó chịu, căng thẳng và thậm chí đề nghị Ban giám hiệu để xin chuyển lớp cho con, nếu không được chuyển họ sẽ cấm con mình giao lưu với các em CPTTT. Điều này

cũng đồng nghĩa với việc giáo viên dạy hòa nhập sẽ gặp rất nhiều khó khăn và áp lực.

Ngay cả phần lớn phụ huynh có con CPTTT cũng chưa có nhận thức đúng đắn về giá trị của việc tổ chức dạy học hòa nhập và chưa có niềm tin vào công tác giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học. Chính vì vậy, những phụ huynh này chưa mạnh dạn đề nghị phối hợp với giáo viên của con em mình trong việc thống nhất các mục tiêu, lựa chọn biện pháp tác động để cải thiện việc học hành cũng như hành vi của các cháu.

Kết quả khảo sát ở phụ huynh một lần nữa cho thấy nhận thức của các bậc phụ huynh về tổ chức dạy học hòa nhập cho trẻ CPTTT ở trường tiểu học là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc thực hiện công tác này.

2.5. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học CPTTT ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh

.5.1. Đặc điểm học sinh CPTTT học hò nhập ở các trường tiểu học trên đị bàn quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh

Để tiến hành khảo sát đặc điểm học sinh CPTTT học hòa nhập tại các trường tiểu học Quận Tân Phú, chúng tôi đã chọn ra 35 em CPTTT học hòa nhập cấp tiểu học tại 16 trường tiểu học. Các bảng thống kê dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về số học sinh đầu cấp tiểu học ở những ngôi trường này:

Bảng 2.13. Số lớp cấp tiểu học tại 16 trường tiểu học học hòa nhập được tiến hành khảo sát

STT Trường tiểu học Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Số lượng học sinh 1 Tân Quý 2 1 1 1 1 6 2 Đoàn Thị Điểm 5 1 4 4 1 15 3 Tô Vĩnh Diện 5 2 2 6 3 18 4 Tân Hương 1 4 10 8 4 27 5 Lê Văn Tám 1 1 2 6 Tân Sơn Nhì 2 2 7 Võ Thị Sáu 5 3 4 2 4 18

9 Duy Tân 1 2 2 1 6 10 Huỳnh Văn Chính 4 8 2 2 3 19 11 Tân Thới 2 1 3 12 Hiệp Tân 1 2 1 1 5 13 Hồ Văn Cường 2 3 1 6 14 Âu Cơ 2 3 2 7 15 Tân Hóa 1 1 2 4 16 Lê Lai TỔNG CỘNG 34 36 32 32 21 152

Bảng 2.14. Số học sinh CPTTT cấp tiểu học học hòa nhập được tiến hành khảo sát tại 16 trường tiểu học

STT Trường tiểu học Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Nam Nữ Tổng cộng 1 Tân Quý 2 1 1 1 1 3 3 6 2 Đoàn Thị Điểm 4 1 4 3 1 5 8 13 3 Tô Vĩnh Diện 8 2 2 6 3 13 8 21 4 Tân Hương 1 4 10 8 4 19 8 27 5 Lê Văn Tám 1 1 2 0 2 6 Tân Sơn Nhì 2 1 1 2 7 Võ Thị Sáu 7 4 5 2 4 12 10 22 8 Phan Chu Trinh 4 5 2 4 1 12 4 16

9 Duy Tân 1 2 2 1 5 1 6

10 Huỳnh Văn Chính 6 8 2 3 2 12 9 21

11 Tân Thới 2 1 3 0 3

13 Hồ Văn Cường 3 3 1 5 2 7

14 Âu Cơ 2 3 2 6 1 7

15 Tân Hóa 1 1 2 4 0 4

16 Lê Lai

TỔNG CỘNG 40 37 33 32 20 107 45 152

Qua các bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy số học sinh nam CPTTT cao hơn nhiều so với số học sinh nữ CPTTT (hơn 2 lần). Điểu này cũng khá tương thích với những cuộc nghiên cứu trước đây về CPTTT trong nước và ngoài nước.

Sau khi nắm được tình hình sơ bộ về các đối tượng, chúng tôi tiến hành cho các

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)