6. Phương pháp nghiên cứu
3.4.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành thực nghiệm biện pháp tổ chức tiết học cá nhân cho trẻ CPTTT học hòa nhập và đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo kế hoạch giảng dạy cá nhân chúng tôi thu được kết quả:
Học sinh CPTTT
Khảo sát môn Tiếng Việt Khảo sát môn Toán Điểm Xếp loại Điểm Xếp loại Học sinh 1 5 Trung bình 5 Trung bình Học sinh 2 6 Trung bình 5 Trung bình
Học sinh 3 3 Yếu 4 Yếu
Bảng 3.4. Kết quả hai môn Tiếng Việt và Toán sau thực nghiệm
Kết quả trên cho thấy, khi trẻ được sự hỗ trợ của giáo viên trong việc dạy trẻ các tiết cá nhân thì trẻ sẽ có điều kiện học tập tốt hơn và sự tiến bộ của trẻ được biểu hiện rõ rệt.
Về kĩ năng xã hội sau khi thường xuyên tiến hành cho các em các bài tập chúng tôi nhận thấy 100% các em đều tiếp thu nhanh và vận dụng tương đối tốt. Sau khi thực hành các bài tập có 38.3% trẻ đạt mức tốt, 32.3% trẻ đạt mức khá chỉ có 29,4% trẻ đạt mức trung bình.
Trong quá trình thực nghiệm, cả giáo viên hỗ trợ lẫn giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc học tập của các em và theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Thường xuyên trao đổi và thông tin đến phụ huynh về sự tiến bộ của các em, nhờ phụ huynh tiếp tục củng cố ở nhà.
Qua so sánh 2 bảng điểm trước thực nghiệm và sau thực nhiệm cho thấy: kết quả học tập của các trẻ có sự tiến bộ vượt bậc. Các trẻ CPTTT trước khi được sự hỗ trợ của giáo viên thì học lực của các em chỉ ở mức trung bình và yếu.
Nhưng sau khi được sự giúp đỡ của giáo viên hỗ trợ trong các giờ học cá nhân, các em đã có sự tiến bộ hơn hẳn. Như vậy, khi trẻ được sự giúp đỡ của giáo viên, gia đình và đặc biệt là sự hỗ trợ của giáo viên có chuyên môn về giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT trong các giờ học cá nhân thì các em đã đạt được kết quả tốt hơn trong học tập.
Học sinh CPTTT
Khảo sát môn Tiếng Việt Khảo sát môn Toán Điểm Xếp loại Điểm Xếp loại Học sinh 1 7 Khá 8 Khá Học sinh 2 6 Trung bình 7 Khá Học sinh 3 5 Trung bình 5 Trung bình Học sinh 4 7 Khá 6 Trung bình
Qua quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tôi rút ra những kết luận sau:
Mặc dù đề tài chỉ mới thử áp dụng một biện pháp Tổ chức tiết học cá nhân cho trẻ CPTTT học hòa nhập ở một số trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Phú trong số 7 biện pháp mà chúng tôi đề xuất nhưng đã cho thấy được hiệu quả của nó trong việc tổ chức hoạt động dạy học trẻ CPTTT học hòa nhập ở trường tiểu học. Chúng tôi tin rằng hiệu quả này sẽ còn cao hơn nữa khi chúng ta có điều kiện tiến hành đồng bộ các biện pháp mà đề tài đưa ra.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, chúng tôi đã trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ, cụ thể là 7 biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học CPTTT. Trước khi đề xuất, chúng tôi đã nghiên cứu kĩ các nguyên tắc cần được đảm bảo sao cho mỗi biện pháp đều phải bám sát mục tiêu, mang tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả. Mỗi biện pháp được xây dựng đều đảm bảo các nguyên tắc, cần được đảm bảo sao cho mỗi biện pháp đều phải bám sát mục tiêu, mang tính thực tiễn, khả thi và hiệu quả. Các biện pháp đã được phân tích nêu rõ mục đích, nội dung và cách tiến hành cũng như điều kiện thực hiện. Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các chủ thể tham gia quá trình này. Vì vậy, chúng tôi cho rằng các biện pháp nên được thực hiện đầy đủ đồng bộ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Qua việc thăm dò, một số biện pháp mà chúng tôi đưa ra được các giáo viên, cha mẹ học sinh CPTTT đánh giá cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi.
Chúng tôi mong rằng các cấp, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ và cùng chúng tôi áp dụng những biện pháp này vào thực tế giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và trải nghiệm trên thực tế chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên làm công tác giáo dục dặc biệt chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục dặc biệt và quản lý chuyên môn trong trường hòa nhập. Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục đặc biệt có trình độ đại học còn ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 50 nghìn trường học từ mầm non đến trung học. Cả nước mới có 8 cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng được việc triển khai giáo dục hoà nhập ở quy mô lớn trong cả nước.
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa được thiết kế theo các cấp độ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực. Những chương trình hiện có chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của các đối tượng khác tham gia vào giáo dục hoà nhập.
Cơ sở vật chất cho giáo dục khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại. Các cơ sở giáo dục TKT chưa có những trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại TKT. Việc đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học đặc thù, đáp ứng nhu cầu giáo dục TKT hầu như chưa có. Đường đi, nhà vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi của TKT chưa được quan tâm đúng mức. TKT gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập.
Một trong những lí do khiến TKT không đến trường được là do thiếu phương tiện giao thông đưa, đón, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Việc nghiên cứu lí luận đã giúp cho chúng tôi thu thập và nắm vững thêm nhiều kiến thức về trẻ chậm phát triển trí tuệ và giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT, nhận thức đúng đắn hơn các vấn đề xung quanh giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT. Đặc biệt là chúng tôi đã thu thập thêm nhiều kiến thức mới về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập trẻ CPTTT, giúp cho chúng tôi có cái nhìn đúng đắn hơn về quá trình giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT hiện nay.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế, chúng tôi đã khảo sát được thực trạng tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ,ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy: Thực trạng nhận thức, thái độ và kinh nghiệm của giáo viên về dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ ở các trường tiểu học còn khá nhiều bất cập và hạn chế; Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập trẻ CPTTT trong phụ huynh khá khác biệt, họ chưa thật sự tin tưởng vào tác dụng tích cực của công tác này; Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ ở các trường tiểu học trên địa bàn quận chưa phát huy được ý nghĩa thiết thực của giáo dục hòa nhập đối với đối tượng học sinh này, mức độ trí tuệ của các em chưa tương thích với kết quả học tập trên lớp.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ, đó là:
- Biện pháp lượng giá đầu vào.
- Biện pháp xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân. - Biện pháp tổ chức các hoạt động trên lớp.
- Biện pháp tổ chức tiết học cá nhân. - Biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa.
- Biện pháp phối hợp cùng gia đình học sinh. - Biện pháp đánh giá theo đặc thù.
Tất cả các biện pháp qua thực nghiệm nhận thấy phù hợp với điều kiện thực tế ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Tân Phú – Thành phố Hồ Chí Minh, được giáo viên, phụ huynh học sinh CPTTT đánh giá cao về mức độ cấp thiết và tính khả thi.
Kiến nghị
Hoạt động tuyển chọn đội ngũ GVTH dạy hòa nhập và bổ nhiệm CBQL phụ trách công tác GDHN:
+ Cần kế hoạch hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng và tiếp nhận, bổ sung đội ngũ GVTH dạy HN cho các trường.
+ Cần ban hành bổ sung quy định về chuẩn GVTH dạy HN.
+ Nhìn nhận và đưa biên chế GV hỗ trợ trẻ KT học hòa nhập vào các trường tiểu học.
+ Cần thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán của Phòng giáo dục, của trường Tiểu học chuyên trách về công tác GDHN một cách chính thức.
Quản lí hoạt động giáo dục và dạy học trẻ KT học hòa nhập trong trường Tiểu học:
+ Xác định và phân biệt rõ vai trò của 3 nhân tố trong lớp Tiểu học hòa nhập GVTH, GVTH hòa nhập và GV hỗ trợ với đội ngũ GV trong toàn trường;
+ Cần có những hội thảo chính thức về quản lí chương trình dạy HN giữa các trường;
+ Quan tâm và tập huấn kĩ năng điều chỉnh – một kĩ năng rất quan trọng cho GVTH dạy hòa nhập;
+ Thường xuyên đến dự giờ, thăm lớp và kiểm tra việc thực hiện công tác GDHN tại các trường lớp tiểu học để có sự chỉ đạo kịp thời;
+ Cần có sự thống nhất về biểu mẫu và tiêu chí đánh giá giờ dạy của GVTH dạy hòa nhập;
+ Thành lập ngay tổ nhóm chuyên môn GDHN của trường và sinh hoạt chuyên môn đều đặn theo định kì;
+ Tổ chức thi tay nghề cho những GVTH dạy HN cấp trường và cấp quận hằng năm ngoài việc đánh giá GV qua các hoạt động thường ngày trong năm;
+ Cấp Phòng và Sở quan tâm nhiều hơn, chặt chẽ hơn đến các trường có nhận trẻ KT học hòa nhập không chính thức, đưa các trường vào việc thực hiện mô hình GDHN một cách bài bản và hiệu quả;
+ Động viên, ghi nhận thường xuyên, kịp thời, tổng kết theo định kỳ, tổ chức tuyên duyên khen thưởng CBQL và tập thể đội ngũ GVTH dạy hòa nhập.
Quản lí hoạt hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy hòa nhập trong trường Tiểu học
+ Bổ sung kịp thời kĩ năng và kiến thức chuyên môn giúp GVTH đang dạy hòa nhập nhận ra đúng dạng KT của trẻ, có những phương pháp đặc thù để chăm sóc – giáo dục trẻ cho phù hợp với tình trạng và mức độ tật của trẻ;
+ Cần bồi dưỡng chuyên môn về GDHN cho tất cả GVTH trong trường cho dù chưa nhận trẻ.
Việc thực hiện chế độ chính sách cho GVTH dạy hòa nhập:
+ Quy định về công tác tuyển dụng nhân sự cần phải tạo ra cơ chế nhằm nâng cao thành tích và thực thi các chính sách về các lĩnh vực cần phải ưu tiên đến việc giáo dục cho trẻ khuyết tật;
+Thực hiện linh hoạt, thống nhất và đồng bộ các chế độ đãi ngộ của nhà nước và của ngành đối với cá nhân và đội ngũ trong nhà trường sau khi thành phố có Quyết định số 69 2011 QĐ-UBND về trợ cấp giảng dạy đối với GV dạy hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn TPHCM ngày 07 tháng 11 năm 2011cùng văn bản số 338 GDĐT-TC về hướng dẫn thực hiện Quyết định này;
+ Cần có chế độ chính sách để hỗ trợ cho cán bộ quản lí công tác GDHN tại các trường Tiểu học.
- Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến cơ chế, chính sách trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại các nhà trường.
- Thực hiện phối kết hợp liên ngành đầu tư cơ sở trường lớp nhằm kéo giảm sĩ số tại mỗi lớp học, đặc biệt tại các thành phố lớn. Đây sẽ là tiền đề sáng sủa để vận dụng nhiều biện pháp, sáng kiến hay, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới từ các nhà giáo dục trong và ngoài nước.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động phối hợp với các Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thông tư liên tịch chỉ đạo và hướng dẫn các Tỉnh Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trong đó hướng dẫn cụ thể về việc thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật các cấp, hoạt động phát hiện và can thiệp sớm trẻ khuyết tật, các chính sách hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy hoà nhập và trẻ khuyết tật, thống nhất cơ chế thu thập và chia sẻ thông tin về trẻ khuyết tật ở mỗi địa phương…Xây dựng qui chế chính thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong đó có đối tượng trẻ tăng động giảm chú ý.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kĩ năng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy hòa nhập tại các trường Tiểu học.
- Các cơ sở, Viện nghiên cứu cần có những sự quan tâm sâu sắc hơn như hỗ trợ sách vở, tài liệu về giáo dục đặc biệt…cho các trường Tiểu học và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và trình độ về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trẻ CPTTT.
- Mỗi địa phương cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đánh giá công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở địa phương mình.
- Tăng thêm ngân sách của thành phố cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trong đó ưu tiên kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên dạy hoà nhập và cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,trẻ CPTTT.
- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức đối với gia đình và cộng đồng về vấn đề giáo dục cho trẻ khuyết tật,trẻ CPTTT. Tăng cường sự hợp tác tích cực giữa nhà trường , gia đình và xã hội.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí cho công tác tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập trẻ CPTTT.
- Cần có sự kiểm tra đánh giá một cách đồng bộ kết quả giáo dục hoà nhập trẻ CPTTT tại các cơ sở giáo dục.
- Điều chỉnh chương trình đào tạo GV GDĐB hệ chính quy theo hướng tập trung nhiều hơn cho bậc Tiểu học (Bộ GD&ĐT cần ban hành quyết định công nhận mã nghề GV GDĐB)
- Điều chỉnh chương trình đào tạo cử nhân GDĐB hệ chính quy có phần tự chọn tự do cho cả bậc học MN và TH
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề GDNH và các chuyên đề chuyên sâu theo dạng tật (xếp thứ tự ưu tiên: tự kỉ, RLNN, KTTT, ADHD, RLHV CX...) cho GV dạy hòa nhập, phụ huynh và các lực lượng khác.
- Xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo mô- đun. Chẳng hạn mô-đun