Khái quát về địa bàn và đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 47)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Khái quát về địa bàn và đối tượng khảo sát

.1.1. Khái quát về đị bàn khảo sát

Quận Tân Phú là một quận của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Tân Phú hiện đang sở hữu cũng khá nhiều địa điểm tham quan như địa đạo Phú Thọ Hoà, đình Tân Thới...và nhiều địa điểm khác.

Dân số của quận Tân Phú tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009 là 397.635 người. Tân Phú là quận nội thành mới được thành lập vào năm 2003.

 Đông giáp quận Tân Bình, ranh giới là đường Trường Chinh và Âu Cơ.  Tây giáp quận Bình Tân, ngăn cách bởi đường Bình Long và kinh 19 tháng 5.  Nam giáp các quận 6, quận 11.

 Bắc giáp quận 12.

Quận Tân Phú phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: + Tân Sơn Nhì + Tây Thạnh + Sơn Kỳ + Tân Quý + Tân Thành + Phú Thọ Hòa + Phú Thạnh + Phú Trung

+ Hòa Thạnh + Hiệp Tân + Tân Thới Hòa

Trước đây, vùng đất Tân Bình là tên huyện lúc đầu do Nguyễn Hữu Cảnh đặt cho vùng đất phương Nam mới khai phá. Tân Bình là huyện duy nhất của dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Về sau được nâng lên thành phủ thuộc trấn Phiên An. Năm 1836, Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1957, trở thành quận của tỉnh Gia Định. Sau ngày giải phóng, Tân Bình trở thành quận của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 2 tháng 12 năm 2003, theo Nghị định số 130 2003 NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Chính Phủ, Quận Tân Phú được thành lập trên cơ sở tách ra từ Quận Tân Bình.

Năm 2007, giá trị sản xuất Công nghiệp toàn quận thực hiện 4.404,31 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 25,58%. Doanh thu thương mại và Dịch vụ đạt 9.946,11 tỷ đồng, tăng 29,04% so cùng kỳ năm 2006. Ngoài ra, thuế công thương nghiệp là 210,4 tỷ đạt 91,48% kế hoạch tăng 31,17% so với cùng kỳ.

Hiện nay quận đã hình thành đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và nhiều siêu thị như Co.op Mart Thắng Lợi, Co.op Mart Vikamex, trung tâm thương mại Hồng Bảo Minh phường Phú Thạnh và đang triển khai xây dựng 5 chung cư cao tầng kết hợp với kinh doanh Thương mại, Dịch vụ dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2008.

Quận Tân Phú là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đảng bộ chính quyền quận Tân Phú xác định rõ: muốn phát triển đô thị bền vững phải quy hoạch chính xác, phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân cư từng vùng, từ đó khẩn trương rà soát lại quỹ đất, quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn để thực hiện các dự án, đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở cho nhân dân. Song song đó, quận khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp đầu

tư, chuyển đổi ngành nghề để làm ăn đạt hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm cho nhân dân và tham gia phát triển nền kinh tế chung của quận.

Công tác cải cách hành chính cũng được quận chú trọng, các phòng ban thuộc quận đã chủ động ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 để cải cách việc thực hiện thủ tục hành chính tại quận. Từ đó đã đưa ra nhiều mô hình mới được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh biểu dương và đánh giá là một trong các điển hình của thành phố. Ngoài công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính cho dân, quận còn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới. Quận đã nối mạng giữa Ủy ban nhân dân quận với các phòng ban và Ủy ban nhân dân 11 phường. Nhờ vậy việc xử lý thông tin, trao đổi công việc giữa quận với các đơn vị nhanh chóng, khoa học và thuận lợi hơn.

Trên lĩnh vực kinh tế, quận đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, ưu đãi nhà đầu tư; mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; di dời, chuyển đổi ngành nghề của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm do quận quản lý; tổ chức các hội nghị mời gọi đầu tư…Đặc biệt là quận đã tập trung thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất, thương mại- dịch vụ đã giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận năm sau cao hơn năm trước, các thành phần kinh tế phát triển nhanh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể cũng tăng trưởng khá cao và chiếm tỷ trọng khá lớn, góp phần đưa nền kinh tế của quận ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu ngân sách của quận tăng bình quân 54% năm.

Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, năm 2007 quận đã cơ bản hoàn thành chương trình giảm nghèo theo tiêu chí của thành phố. Riêng năm 2008, quận đã xóa 50% hộ nghèo có thu nhập dưới 8 triệu đồng người năm và được thành phố công nhận xóa hết hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 6 triệu đồng người năm. Công tác đền ơn đáp nghĩa cũng được Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể quan tâm sâu sắc, chăm

lo thường xuyên, nâng cao mức sống cho các gia đình chính sách và dân lao động nghèo. Hàng năm giải quyết việc làm cho từ 5.000 - 6.000 lao động. Trên lĩnh vực Văn hóa - Thể dục Thể thao được chú trọng thông qua việc đưa các hoạt động thông tin cổ động, văn hóa, văn nghệ về cơ sở, đến từng khu dân cư với nhiều mô hình đa dạng, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, tụ điểm sinh hoạt văn hóa từng bước đáp ứng các nhu cầu về tinh thần của người dân. Phong trào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tại cơ sở. Sau hơn 5 năm đã có 5 phường đăng ký xây dựng phường văn hóa và 67 68 khu phố đăng ký xây dựng khu phố văn hóa (tăng 51 khu phố).

Trên lĩnh vực Giáo dục - Y tế, Đảng bộ, chính quyền quận Tân Phú đã ưu tiên dành quỹ đất và ngân sách cho việc đầu tư xây dựng mạng lưới trường học. Trong 5 năm quận đã xây mới, cải tạo mở rộng 25 trường và là 1 trong 4 quận, huyện đầu tiên của Thành phố đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới giáo dục đến năm 2020. Chất lượng dạy và học cũng được quận quan tâm, đầu tư. Hiện nay, quận có 03 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Nhiêu Lộc,Thiên Lý, Hoa Hồng). Năm 2007 quận được công nhận đạt chuẩn phổ cập bậc trung học của thành phố. Ngành giáo dục được tặng bằng khen của giáo dục đào tạo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. Mạng lưới y tế của quận với đội ngũ cán bộ y tế gồm 216 người đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hàng năm khám và chữa bệnh cho 700.000 lượt bệnh nhân, phòng chống có hiệu quả các loạt dịch bệnh nguy hiểm, bảo vệ tốt sức khỏe người dân.

Một số bảng số liệu thống kê từ nguồn Tổng kết năm học 2011-2012-2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tân Phú có thể cho cái nhìn tổng quan về đội ngũ giáo viên, quy hoạch mạng lưới trường lớp cấp tiểu học :

Bảng 2.1. Trường lớp, giáo viên, học sinh tiểu học công lập ở Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2010 - 2013)

Niên khóa Số

trường lớp Số Số học sinh

Mật độ học

sinh mỗi lớp Số giáo viên

Phân bổ giáo viên trên lớp

2010-2011 16 326 11.861 46 hs lớp 574 1,7 gv lớp 2011-2012 16 352 12.437 46 hs lớp 568 1,6 gv lớp 2012-2013 16 361 12.912 48 hs lớp 576 1,6 gv lớp

Bảng 2.2. Cơ cấu các lớp và học sinh hòa nhập tại Quận Tân Phú:

Độ tuổi Khiếm thị Khiếm thính CPTTT Tật vận động Tật khác Tổng cộng Mầm non (2007-2012) 1 4 16 4 4 29 Tiểu học (2002-2006) 3 19 66 6 21 115 THCS (1998-2001) 7 54 7 11 79 THPT (1995-1997) 3 6 26 8 5 48 TỔNG CỘNG 7 36 162 25 41 271

Từ số liệu về cơ cấu các lớp và học sinh hòa nhập tại quận Tân Phú trên cho thấy, để thực hiện tốt chủ trương giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tạo cơ hội cho trẻ quyền sống, học tập và hòa nhập với cộng đồng, việc đào tạo và bồi dưỡng GV giáo dục đặc biệt đang là vấn đề cấp bách cho các trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập. Thực tế ở Quận Tân Phú hiện nay, khá nhiều trẻ khuyết tật đủ các dạng tật từ 2 – 8 tuổi mức độ nhẹ và trung bình đang theo học hòa nhập tại các trường tiểu học. Nhưng trong quá trình chăm sóc và giáo dục những trẻ này, giáo viên chưa được trang bị nhiều những kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ khuyết tật cũng như chưa có nhận thức đúng về khả năng phát triển và nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục và dạy học cho trẻ khuyết tật chưa được quản lý chặt chẽ. Điều quan trọng là các trường tiểu học phải thành lập được tổ, nhóm chuyên môn GDHN. Điều này dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và dạy học phải thống nhất và đồng bộ để hiệu quả

công tác GDHN ngày càng nâng cao.

Bảng 2.3. Trường tiểu học công lập của Ngành Giáo dục Quận Tân Phú từ đầu năm học 2012 - 2013

STT Trường tiểu học Địa bàn STT Trường tiểu học Địa bàn

1 Tân Quý P.Sơn Kỳ 9 Duy Tân P.Hiệp Tân 2 Đoàn Thị Điểm P.Tân Sơn Nhì 10 Huỳnh Văn Chính P.Hòa Thạnh 3 Tô Vĩnh Diện P.Tân Quý 11 Tân Thới P.Tân Quý 4 Tân Hương P.Tân Quý 12 Hiệp Tân P.Hiệp Tân 5 Lê Văn Tám P.Tân Thành 13 Hồ Văn Cường P.Phú Trung 6 Tân Sơn Nhì P.Tân Sơn Nhì 14 Âu Cơ P.Tân Thới Hòa 7 Võ Thị Sáu P.Phú Thạnh 15 Tân Hóa P.Tân Thới Hòa 8 Phan Chu Trinh P.Phú Thạnh 16 Lê Lai P.Tây Thạnh

Bảng 2.4. Thống kê trình độ chuyên môn giáo viên tiểu học đạt chuẩn

Chức danh Tổng số

Đạt chuẩn (theo yêu cầu

bậc học) Trên chuẩn Cao Đẳng Đại Học Cao Học Giáo viên Tiểu học 526 526

100% 114 21.7% 410 77.9% 2 0.4% Trong nhiều năm học qua, ngành Giáo dục Quận Tân Phú thực hiện tốt chủ đề của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố là “Tiếp tục đổi mới toàn diện nhà trường và xây dựng nhà trường tiên tiến hội nhập quốc tế”; đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với đặc thù của ngành giáo dục là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với “Xây dựng nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị”.

Những năm qua, ngành Giáo dục Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: xây dựng trường tiên tiến hội nhập; tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; chú trọng vấn đề chuẩn hóa đội ngũ về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị; tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; kết hợp 3 môi trường sư phạm “nhà trường - gia đình - xã hội”.

Thuận lợi cơ bản của Ngành Giáo dục Quận Tân Phú là được Lãnh đạo Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận rất quan tâm, luôn kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhất là vấn đề thực hiện công tác tư tưởng chính trị, công tác qui hoạch cán bộ quản lý, chuẩn hoá đội ngũ tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị,...

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận Tân Phú và các Ban ngành đoàn thể quan tâm, trợ giúp, tư vấn trong công tác tổ chức và quản lý Nhà nước về công tác giáo dục; phụ huynh học sinh có sự tin cậy vào việc tổ chức giáo dục của nhà trường.

.1. . Khái quát về đối tượng khảo sát

- Thời gian tiến hành: 06 03 2013 – 26/03/2013

- Địa điểm : Các trường tiểu học trên địa bàn quận có trẻ CPTTT học hòa nhập là Tân Quý, Đoàn Thị Điểm, Tô Vĩnh Diện, Tân Hương, Lê Văn Tám, Tân Sơn Nhì, Võ Thị Sáu, Phan Chu Trinh, Duy Tân, Huỳnh Văn Chính, Tân Thới, Hiệp Tân, Hồ Văn Cường, Âu Cơ, Tân Hóa và Lê Lai.

- Đối tượng khảo sát:

+ 35 học sinh CPTTT của các trường tiểu học nêu trên. Trong đó, số học sinh CPTTT nam là 28 học sinh và nữ là 7 học sinh. Độ tuổi từ 7 tuổi đến 9 tuổi (sinh năm 2004 đến năm 2006).

+ 31 giáo viên dạy lớp có trẻ CPTTT học hòa nhập tại các trường tiểu học nêu trên. Trong đó giáo viên dạy ít kinh nghiệm nhất là 2 năm và nhiều kinh nghiệm nhất là 30 năm. ( Độ tuổi giáo viên từ 24 tuổi đến 52 tuổi).

+ 35 phụ huynh có con mắc CPTTT đang học tại các trường nêu trên. - Nội dung khảo sát:

+ Thực trạng nhận thức, thái độ của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập; về môi trường học tập; về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy hòa nhập cho học sinh CPTTT.

+ Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập trong phụ huynh có con bình thường và phụ huynh có con CPTTT.

+ Đặc điểm học sinh CPTTT học hòa nhập ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh.

+ Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học CPTTT ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh.

2.2. Phương pháp khảo sát

. .1. Phương pháp qu n sát sư phạm

Để thu thập thông tin một cách khách quan, cụ thể hơn về quá trình thực hiện GDHN trẻ CPTTT của các giáo viên chúng tôi đã tiến hành dự một số tiết dạy và quan sát giờ chơi, giờ học của các đối tượng trẻ CPTTT.

Số tiết dự giờ : 16 tiết, mỗi trường 1 tiết.

. . . Phương pháp điều tr

Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài. Chúng tôi điều tra bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu nhận thức, kiến thức, kĩ năng giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT của giáo viên. Đồng thời chúng tôi cũng điều tra nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập trong phụ huynh có con bình thường và phụ huynh có con CPTTT.

. .3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Khảo sát trên sản phẩm nhằm nắm thực trạng chất lượng học hòa nhập của học sinh CPTTT:

- Sổ ghi chép của giáo viên về các học sinh CPTTT (nếu có). - Sổ liên lạc của các học sinh CPTTT.

- Bài kiểm tra và tập vở của những em này.

Đây là phương pháp bổ trợ. Qua trao đổi cụ thể với cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh về các vấn đề khảo sát, chúng tôi có thể thu nhận thêm được các thông tin liên quan.

. .5. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu được về phương diện định lượng và mặt định tính.

* Cách tiến hành:

- Đối với học sinh: Trắc nghiệm chỉ số IQ thông qua khuôn hình tiếp diễn chuẩn Raven, kết quả kiểm tra định kì lần 2 đối với hai môn Toán và Tiếng Việt nhằm nghiên cứu sự tương quan giữa chỉ số trí tuệ và kết quả học tập thực tế. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đối tượng học sinh cấp tiểu

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)