Thực trạng nhận thức, thái độ và kinh nghiệm của giáo viên về dạy

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 56)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Thực trạng nhận thức, thái độ và kinh nghiệm của giáo viên về dạy

hòa nhập cho học sinh tiểu học CPTTT ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh

.3.1. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ G trường tiểu học trong hoạt động dạy học hò nhập cho học sinh CPTTT

Để đảm bảo trẻ được học trong điều kiện phù hợp nhất, người CBQL đã đưa ra một số tiêu chí trong việc phân công GV theo thứ tự ưu tiên như sau:

Bảng 2.5: Tiêu chí phân công giáo viên tiểu học dạy hòa nhập:

STT Tiêu chí SL %

1 GV tiểu học có giấy chứng nhận về GDHN 20 52.6

2 GV tiểu học 13 34.2

3 GV chỉ cần yêu trẻ, có lòng kiên nhẫn 12 31.6 4 Giáo viên giáo dục đặc biệt 7 18.4 5 GV tiểu học có thêm bằng GDĐB 3 7.9

6 GV có kinh nghiệm 1 2.6

7 GV đã qua trường lớp sư phạm 1 2.6

.3. . Nhận thức, thái độ củ giáo viên về v i trò, ý nghĩ củ tổ chức hoạt động dạy học hò nhập cho học sinh CPTTT

Tiêu chí để chúng tôi chọn 16 trường tiểu học tiến hành khảo sát là dựa trên địa bàn phân bố và mức độ tiêu biểu về quy hoạch trường lớp cũng như đội ngũ.

Bảng 2.6. Thống kê tổng quan về các giáo viên được khảo sát:

STT Trường Số GV khảo sát (Lớp) Trình độ chuyên môn Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 Tân Quý 3 (1 L1, 2 L3) X X 2 Đoàn Thị Điểm 1 (L2) X 3 Tô Vĩnh Diện 1 (L1) X 4 Tân Hương 2 (1 L1, 1 L2) X X 5 Lê Văn Tám 4 (2 L1, 1 L2, 1 L3) X X

6 Tân Sơn Nhì 2 (1 L1, 1 L3) X

7 Võ Thị Sáu 1 (1 L1) X

8 Phan Chu Trinh 2 (1 L1, 1 L2) X

9 Duy Tân 1 (L1) X 10 Huỳnh Văn Chính 1 (L3) X 11 Tân Thới 2 ( L2) X 12 Hiệp Tân 3 (1 L1, 1 L2, 1 L3) X X 13 Hồ Văn Cường 3 (1 L1, 2 L3) X X 14 Âu Cơ 1 (L2) X 15 Tân Hóa 1 (L1) X 16 Lê Lai 2 (1 L1, 1 L2) X X

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy giáo viên này đã được chuẩn hóa và hầu hết có kinh nghiệm giảng dạy đầu cấp tiểu học nhiều năm. Trong công tác quản lý đội ngũ GVTH dạy hòa nhập, chúng ta không thiếu một đội ngũ giáo viên giàu tâm huyết, sẵn sàng tham gia công tác này. Chúng ta nhận thấy rằng những khó khăn nêu trên đều xoay quanh việc thiếu một lượng giáo viên tham gia dạy hòa nhập và CBQL được đào tạo bài bản. Bên cạnh đó là những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn chưa được bồi dưỡng thường xuyên và đều tay. Cuối cùng là một chế độ chính sách cho GV dạy hòa nhập nhằm đảm bảo quyền lợi cho họ chưa thật sự được quan tâm, chưa thật sự linh hoạt trong cơ chế (dù thế, sự quan tâm về mặt tinh thần của đội ngũ CBQL tại trường TH và Phòng GD&ĐT đến đội ngũ GV dạy hòa nhập trong nhiều năm qua sẽ vẫn mãi là nguồn động viên lớn nhất cho họ). Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý và thực hiện có hiệu quả công tác GDHN trong các cơ sở giáo dục, đội ngũ CBQL, GV cần được đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch, tập trung vào những nội dung và theo những hình thức cụ thể.

Sau khi tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi ý kiến, chúng tôi có được những kết quả như sau:

Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên về khả năng học hòa nhập của các nhóm trẻ CPTTT Đối tượng trẻ CPTTT Mức độ Không có ý kiến 1 2 3 Hành vi 32,26% 28,12% 31,52% 8,1% Ngôn ngữ 57,48% 22,3% 12,12%

Theo ý kiến của các giáo viên được khảo sát thì đối tượng trẻ CPTTT có khả năng học hòa nhập cao nhất về ngôn ngữ (mức 1: 57,48% ; mức 3: 12,12%), trong khi đó, trẻ CPTTT thì khó học hòa nhập nhất về hành vi (mức 1: 32,26% ; mức 3: 31,52%). Điều này cho thấy nhận thức của giáo viên về khả năng học hòa nhập của các nhóm trẻ CPTTT còn khá chủ quan, cảm tính và chưa thật sự thấu đáo về các nhóm trẻ này. Vì nếu xét trên thực tế, hầu hết trẻ CPTTT là thuộc chậm về ngôn ngữ và hành vi. Ngoài ra, có một số giáo viên không đưa ra nhận định, theo chúng tôi, có thể số giáo viên này chưa có nhiều năm dạy đối tượng trẻ CPTTT nên còn thiếu kinh nghiệm để so sánh đối chiếu.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Tp.Hồ Chí Minh hiện có 608 trường có trẻ khuyết tật học, trong đó có 583 trường hòa nhập, có 25 trường chuyên biệt. Cơ cấu các trường có trẻ khuyết tật cụ thể như sau:

Trường hòa nhập (583)

Mầm non Tiểu học THCS THPT

133 292 134 24

Từ số liệu các trường hòa nhập, nếu phân bổ theo từng trường, chúng ta cần 583 GV GDĐB, nếu phân bổ theo cụm 3 trường, thì Tp.Hồ Chí Minh cần ít nhất 193 GV GDĐB cho các bậc học, trong đó MN: 44; TH: 97; THCS: 44 và THPT: 8. Như vậy, để thực hiện tốt chủ trương GDHN cho trẻ khuyết tật, tạo cơ hội cho trẻ

quyền sống, học tập và hòa nhập với cộng đồng, việc đào tạo bồi dưỡng GV đang là vấn đề cấp bách cho các trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập.

Nhận thức của giáo viên về mô hình “Giáo dục hòa nhập” trẻ khuyết tật

Về vấn đề này, qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy: có đến gần 41% giáo viên cho rằng: Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật học chung lớp với học sinh bình thường trong trường phổ thông tại địa phương nơi các em sinh sống (theo chương trình riêng), và có 54% giáo viên cho rằng: Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật học chung lớp với học sinh bình thường trong trường phổ thông tại địa phương nơi các em sinh sống (theo chương trình chung) và bên cạnh đó vẫn còn 5% giáo viên không có ý kiến.

Như vậy qua các số liệu trên ta thấy: nhận thức của các giáo viên dạy học hòa nhập tại trường tiểu học ở Quận Tân Phú chưa thật thống nhất. Một tỉ lệ đáng kể giáo viên nhận thức chưa đúng đắn về mô hình Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, chỉ có hơn 50% giáo viên có nhận thức đúng đắn và cũng có một số giáo viên không có ý kiến về vấn đề này. Điều này nói lên rằng, mặc dù đã thực hiện Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật rất nhiều năm nhưng cho đến nay vấn đề nhận thức của giáo viên tiểu học về mô hình Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật còn rất nhiều hạn chế. Vấn đề này cần được các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa để giúp các giáo viên dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật có cái nhìn đúng đắn về mô hình này.

Nhận thức của giáo viên về các vấn đề xung quanh việc dạy học hòa nhập trẻ CPTTT

- Ảnh hưởng của dạy học hòa nhập trẻ CPTTT đối với nhà trường:

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng điều tra với hình thức đưa ra hai quan điểm: Một là “Việc học sinh khuyết tật học hòa nhập sẽ giúp nhà trường trở thành địa chỉ giáo dục đáp ứng nhu cầu được học tập cho mọi đối tượng học sinh”; hai là “Nhà trường bị áp lực từ phía phụ huynh học sinh bình thường nếu cho học sinh CPTTT vào học cùng.”

Quan điểm thứ hai có số đồng ý là 43%, phân vân là 40% và không đồng ý là 17%.

Điều này cũng phản ánh thực tế đáng buồn hiện nay về ảnh hưởng của việc tham gia học tập của trẻ CPTTT tại các trường tiểu học trong nhận thức của mọi người còn nhiều hạn chế.

- Ảnh hưởng của dạy học hòa nhập trẻ CPTTT đối với giáo viên dạy hòa nhập

Bảng 2.8. Nhận thức của giáo viên về ảnh hưởng của dạy học hòa nhập trẻ CPTTT đối với giáo viên dạy hòa nhập

STT Ý kiến Đồng ý Phân

vân

Không đồng ý

1

Khi học sinh CPTTT học hòa nhập, giáo viên có thêm nhiều phương pháp giáo dục hữu hiệu và những trải nghiệm với những dạng học sinh khác nhau.

88,36% 11,64% 0%

2

Việc học sinh CPTTT học hòa nhập làm giáo viên vất vả hơn do phải hỗ trợ thêm cho đối tượng học sinh này.

96% 4% 0%

3

Việc học sinh CPTTT học hòa nhập làm giáo viên không đảm bảo được tiến độ chương trình, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung.

28,4% 15,6% 56,0%

4

Có học sinh CPTTT trong lớp, giáo viên phải chịu thêm áp lực tâm lý trước cán bộ quản lý, phụ huynh.

20,7% 46,3% 33,0% Như vậy qua bảng số liệu trên chúng ta thấy được mức độ nhận thức của giáo viên về sự ảnh hưởng của dạy học hòa nhập trẻ CPTTT đối với giáo viên dạy hòa nhập là rất khác nhau. Ở quan điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai có tuyệt đại đa số giáo viên đồng ý.

Theo chúng tôi ý kiến đưa ra của các giáo viên là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Người giáo viên dạy lớp có trẻ CPTTT tất yếu có những khó khăn nhất định. Tuy

nhiên, số lượng phân vân và có đến 15,6% giáo viên cho rằng mình không đảm bảo chất lượng giáo dục chung là những con số đáng suy nghĩ.

- Ảnh hưởng của GDHN trẻ khuyết tật đối với học sinh bình thường:

Ở lĩnh vực này tất cả các giáo viên dạy học hòa nhập đều đồng ý với các quan điểm mà chúng tôi đưa ra. 88,36% ý kiến đồng ý: Khi học sinh CPTTT học hòa nhập, học sinh bình thường có cơ hội rèn luyện tính tương thân, tương ái, biết kiềm chế, cảm thông và chia sẻ. Đồng thời, học sinh bình thường học được cách tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân và ý thức được sự may mắn của mình khi không mắc phải hội chứng như các em.

Việc nhìn nhận đúng đắn các quan điểm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt trong quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh bình thường, giúp các em có tấm lòng nhân ái, bao dung.

Bảng 2.9. Nhận thức của giáo viên về vai trò của dạy học hòa nhập đối với trẻ CPTTT STT Ý kiến Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1

Giáo dục hòa nhập giúp học sinh CPTTT có cơ hội được hòa nhập trong môi trường bình thường gần nhà các em.

90,3% 5,3% 4,4%

2

Giáo dục hòa nhập giúp học sinh CPTTT có cơ hội có thêm nhiều bạn và cải thiện về mặt tâm lí.

100% 0% 0%

3

Do phải đảm bảo mặt bằng nhận thức chung cho cả lớp, học sinh CPTTT ít có cơ hội được quan tâm cá nhân và thiếu những phương tiện hỗ trợ học tập.

47,83% 0% 52,17%

4

Thực hiện giáo dục hòa nhập giúp giảm tải tài chính nếu so với đầu tư vào các trường chuyên biệt để tạo điều kiện cho nhiều học sinh khuyết tật được đi học.

Ở các quan điểm 1 và 2 có hơn 90% số giáo viên đồng ý. Điều này nói lên cách nhìn của các giáo viên về vai trò của dạy học hòa nhập đối với trẻ CPTTT là tích cực. Tuy nhiên, ở các quan điểm 4 và 5 đa số giáo viên đã có cách nhìn chưa đồng bộ, một số khác thì đang còn phân vân, chưa đưa ra được ý kiến chính xác nhất. Như vậy, đây là hạn chế về hiểu biết của các giáo viên trong dạy học hòa nhập đối với trẻ CPTTT.

2.3.3. Nhận thức củ giáo viên về môi trường học tập củ học sinh CPTTT

Chúng tôi đã hỏi thầy cô giáo về môi trường giáo dục hòa nhập, một tín hiệu đáng mừng là có tới 20 23 giáo viên (86,96%) cho rằng môi trường giáo dục hòa nhập là môi trường tốt để tổ chức hoạt động hội nhập cho trẻ CPTTT, chỉ có 13,04% có ý kiến khác. Số giáo viên có ý kiến chưa khác vì cho rằng: nên cho các em học chuyên biệt vì trong lớp sẽ có những học sinh cùng trình độ, nhận thức như nhau thì giáo viên sẽ dễ dàng theo dõi và dạy các em một cách dễ dàng hơn. Cũng có giáo viên cho rằng nên lập những nhóm nhỏ để hướng dẫn học sinh tiếp thu tốt hơn. Còn đa số giáo viên chọn đúng nêu những lý do như: Học sinh được hoà đồng cùng với bạn bè, từ đó có điều kiện để học hỏi và giao tiếp. Các em được học với những em bình thường, cư xử và được cư xử như những người bình thường sẽ dần dần cải thiện về mặc tâm lý, xoá bỏ những khiếm khuyết. Đây cũng là những tư tưởng cần phải có trong mỗi giáo viên dạy hòa nhập.

2.3.4. Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh CPTTT

Những khó khăn:

Khi hỏi thầy cô giáo gặp những khó khăn gì trong quá trình dạy học hoà nhập cho trẻ CPTTT thì chúng tôi có thể tập hợp những nỗi ưu tư lớn như sau:

- Trẻ thường ít vâng lời, thường làm theo những gì mình thích.

- Giao tiếp kém, hạn chế về ngôn từ tích cực, thậm chí nói tục, lăng mạ vô cớ người xung quanh, nói trống không, phát âm không đúng, khi phát biểu còn rụt rè, thiếu tự tin.

- Thiết bị dạy học bổ trợ cho trẻ CPTTT thường chưa đầy đủ.

- Học sinh CPTTT không thích giao tiếp với các bạn, giáo viên. Ít chú ý, hay gây rối, trẻ ít hiểu các cử chỉ giao tiếp không lời bằng nét mặt, cử chỉ, hay làm việc riêng.

Tựu chung, trẻ CPTTT thường không hợp tác với giáo viên.

Với tất cả những khó khăn trên thì thực sự các giáo viên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiến hành hoạt động dạy học cho cả lớp cũng như cho đối tượng học sinh CPTTT.

Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy học

Tất cả những khó khăn trên đều xuất phát từ những đặc điểm chủ yếu của trẻ CPTTT, khi giáo viên nhận ra những đặc điểm này thì sẽ có những biện pháp phù hợp đối với từng loại trẻ. Chính vì vậy, khi tiến hành hỏi giáo viên đã có những kinh nghiệm gì thì có rất nhiều kinh nghiệm được đưa ra như:

- Thường xuyên gần gũi, quan tâm đến học sinh, nhẹ nhàng khuyên bảo hay động viên để tạo cho các em hứng thú trong học tập, khen kịp thời những việc các em đã làm được.

- Luôn tạo cảm giác an toàn và kích thích trẻ tự tin hơn.

- Giáo viên thường xuyên tạo tình huống giao tiếp, chủ động giao tiếp với học sinh CPTTT để biết những thói quen, ý thích, hay điều trẻ ghét, trẻ sợ nhằm tác động phù hợp.

- Cho học sinh CPTTT hoà nhập với cả lớp, tập thể sẽ giúp các em rất nhiều trong việc học tập cũng như điều chỉnh hành vi.

- Tạo môi trường lành mạnh, hướng các em tham gia vào các hoạt động cùng nhóm, lớp, mạnh dạn giao việc cho các em.

- Giáo viên cần kiên trì, làm mẫu cho học sinh làm theo.

- Xây dựng “đôi bạn cùng tiến”: cho một học sinh bình thường học tốt, tính nhường nhịn ngồi cùng với một học sinh CPTTT có thể phụ giáo viên hỗ trợ các em trong học tập.

- Sử dụng phương pháp đóng vai để trẻ có thể điều chỉnh hành vi và ý thức của mình.

- Giáo dục học sinh trong lớp biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ trẻ CPTTT.

Qua những khó khăn và kinh nghiệm được giáo viên chia sẻ chúng tôi thấy rằng hầu hết các thầy cô đều khá tâm huyết mặc dù gặp không ít khó khăn. Dù có rất nhiều kinh nghiệm nhưng khi áp dụng vào thực tế vẫn chưa thể giải quyết hết được những khó khăn, điều này chứng tỏ giáo viên vẫn chưa thể áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp cho đối tượng học sinh CPTTT, cho dù đã có nhiều cách thực hiện. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự đánh giá không đúng khả năng của trẻ CPTTT, sự kì vọng quá cao hoặc xem thường các khả năng có được từ trẻ CPTTT.

Thực tế dự giờ các tiết dạy, chúng tôi nhận thấy giáo viên chỉ chú trọng vào

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)