Đặc điểm ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 27)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3.5.Đặc điểm ngôn ngữ

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ngôn n g ữ t r ẻ em chậm phát triển trí tuệ chậm hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi. Những trẻ này, khi đến tuổi đi học có vốn từ ít. Trẻ chậm phát triển trí tuệ ít dùng những câu phức tạp, ít dùng liên từ, các em cũng rất khó khăn khi cần tìm những từ diễn tả ý nghĩ của mình và thường trả lời cộc lốc. Trẻ CPTTT thường không hiểu được những từ ngữ có tính chất trừu tượng, đặc biệt là trẻ rất khó nắm bắt những khái niệm về các s ự v ậ t

và hiện tượng xung quanh. Trong quá trình giao tiếp trẻ rất khó đáp ứng được những yêu cầu của người khác, ví dụ, khi yêu cầu trẻ “hãy đưa cho mẹ....” hoặc “hãy chọn cho cô 3 (đồ vật)?…..màu?....kích cỡ?….và đem đến đưa cho ai đó…” trẻ chỉ có t h ể thực hiện được một trong những yêu cầu đó mà thôi. Trẻ chậm phát triển trí tuệ không có khả năng ghi nhớ hết những câu nói của người khác nói với trẻ.

Đặc điểm cơ bản của trẻ em này là chậm biết nói, nhiều trẻ 5 hoặc 6 tuổi mới có được âm đầu, nhiều trẻ do tình trạng bệnh lý nên kéo theo khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ thường mắc các khuyết tật nói khó, nói ngọng, nói lắp hoặc phát âm, những rào cản lớn nhất của trẻ em này là:

Sự mặc cảm tật nguyền, ảnh hưởng của bệnh lý về thần kinh nên trẻ hay sợ sệt, nhút nhát không d á m tiếp xúc với những người lạ, không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể…

Đa số các trẻ vốn xuất thân từ hoàn cảnh rất nghèo, điều kiện học tập không được tốt, ngữ pháp yếu, trẻ nói nhưng ta không hiểu chúng nói gì và ngược lại ta nói trẻ cũng không hiểu được những điều ta vừa nói với trẻ, như vậy trẻ không hòa hợp trong giao tiếp. Ngay ở trong gia đình nhiều trẻ cũng bị lãng quên, không hỏi han, dạy dỗ khiến cho trẻ rơi vào tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.

Đặc điểm về nhận thức “trẻ chậm hiểu – nhanh quên” nên rất khó khăn trong việc tiếp thu các từ mới và hiểu nghĩa từ - Những t ừ được tiếp thu trong kinh nghiệm sống của trẻ cũng sẽ bị lãng quên rất nhanh.

Trẻ thường không biết biểu đạt nhu c ầ u của bản thân bằng lời nói, đôi khi trẻ phải dùng cử chỉ, điệu bộ. Nếu không được đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó của trẻ, trẻ thường gào thét, có thể tức giận, nếu kích thích gia tăng thường đập phá…

Trẻ không biết trả lời các câu hỏi mà ta hỏi chúng dù đó là những câu hỏi đơn giản nhất. Trẻ thường không biết hợp tác với bạn bè, tự chơi một mình, đôi khi lẩm bẩm nói một mình nhưng vẫn không phát ra được những ngôn ngữ rõ ràng. Đặc điểm phổ biến ở trẻ em này là rất khó tiếp xúc và làm quen nếu ta chưa chiếm lĩnh được tình cảm của trẻ.

Những đặc điểm nêu trên đã dẫn trẻ đến hạn chế khả năng giao tiếp vì vậy ngôn ngữ của các trẻ này cũng trong tình trạng chậm phát triển.

Để giúp trẻ khắc phục được hạn chế nói trên, ta cần có nhiều biện pháp dạy trẻ. Điều cốt lõi vẫn phải cung cấp cho trẻ vốn từ bằng nhiều hình thức khác nhau, vốn từ là nền tảng để hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Sở dĩ trẻ ngại giao tiếp và ít dùng lời nói chính là do từ ngữ quá nghèo, trẻ muốn diễn đạt mà không thể nói ra được. Khi trẻ đã có được những vốn từ mới có t h ể hình thành khả năng ngữ pháp cho trẻ. Muốn vậy cần phải tăng cường những hoạt động làm thay đổi các trạng thái tâm lý ở trẻ, trẻ mới mạnh dạn tiếp xúc, sẽ tạo điều kiện để trẻ giao tiếp.

Để dạy được trẻ phải hết sức kiên trì, giàu lòng nhân ái và biết cách chinh phục trẻ thì mới mang lại kết quả mong muốn. Tóm lại, cần nhớ trẻ có bốn đặc điểm cơ bản dẫn đến khó khăn trong giao tiếp đó là: Vốn từ quá nghèo; Trẻ thường mắc các khuyết tật ngôn ngữ; Trẻ không có trình độ ngữ pháp (chưa biết đặt câu chủ vị ); Ngại giao tiếp, ứng xử. Nếu giải quyết tốt được bốn đặc điểm nói trên, ta đã hình thành và phát triển được khả năng ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 27)