Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 85)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1.Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Theo con số thống kê , hiện nay Việt Nam có khoảng 6,7 triêụ người khuyết tật (NKT), trong đó 3,6 triệu là phụ nữ và hơn 5 triệu người sống ở nông thôn. Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật (TKT), trong đó tỉ lệ TKT trí tuệ: 27%; TKT vận động 20%; TKT ngôn ngữ: 19%; Khiếm thính: 12,43%; Khiếm thị: 12%; các loại KT khác: 7%; trẻ đa tật chiếm 12,62 %.Trẻ khuyết tật nặng chiếm khoảng 31%. Nguyên nhân gây khuyết tật của trẻ em: Bẩm sinh chiếm 72,38%, do bệnh chiếm 24,34 %, do tai nạn chiếm 3,93 %, trong khi sinh: 2,28%.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu đòi hỏi khi đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học bị chậm phát triển trí tuệ phải quán triệt các vấn đề sau:

- Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục tiểu học như sau: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.

- Mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là đảm bảo cho trẻ em khuyết tật được hưởng những quyền giáo dục cơ bản, quyền tự do không tách biệt, tham gia vào mọi hoạt động xã hội và có cơ hội thăng tiến. Phát triển các mặt cho trẻ khuyết tật, bao gồm: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và khả năng lao động. Phát triển kiến thức kỹ năng văn hoá xã hội, thái độ tích cực, tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng khi trẻ 18 tuổi. Trẻ khuyết tật có cơ hội hoà nhập vào môi trường giáo dục bình thường, phát triển hài hòa và tối đa những khả năng còn lại để hình thành, phát triển nhân cách.[4]

Về kiến thức, kỹ năng văn hoá: Đạt trình độ phát triển tối đa so với khả năng của trẻ trong cùng thời gian và môi trường giáo dục phổ thông.

Về kỹ năng xã hội: Được trang bị những kiến thức và kỹ năng xã hội như trẻ bình thường ở cùng độ tuổi, có điều chỉnh cho phù hợp.

Phục hồi chức năng: Cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng do khuyết tật gây nên, đồng thời phát huy tối đa những chức năng còn lại.

Giáo dục tự phục vụ, lao động: Phát huy tối đa khả năng tự phục vụ của trẻ trong các hoạt động sống, sinh hoạt, học tập hằng ngày.

Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề: Được hướng nghiệp, học nghề trong các cơ sở đào tạo để có một nghề hay một công việc có thu nhập và có cơ hội được cống hiến cho xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 85)