Đặc điểm cảm giác, tri giác

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 25)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm cảm giác, tri giác

thường, trong một thời gian nhất định thì khối lượng các em này quan sát đ ư ợ c ít hơn so với trẻ bình thường (khoảng 40% so với trẻ bình thường). Điều đó nói lên rằng tri giác thị giác của trẻ phát triển rất hạn chế, trẻ không có khả năng phân biệt, bắt chước các hình dạng. Trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn có khả năng tri giác nhưng sự tri giác đó nghèo nàn, hạn chế trong phạm vi hẹp. Tất cả những điều đó đều gây khó khăn cho sự định hướng của trẻ trong hoàn cảnh mới.

Khó khăn trong việc phân biệt hóa: khi đưa cho trẻ em xem một bức tranh, yêu cầu các em quan sát và kể lại những gì quan sát được thì chúng ta nhận thấy: trẻ không hiểu được bố cục bức tranh, không phân biệt được nét mặt vui, buồn của các nhân vật trong tranh.

1.3.2. Đặc điểm của Chú ý:

Mức độ phát triển chú ý thấp: Không để ý đến nhiều điều (bỏ qua) do những nguyên nhân sau: 1) Dao động trong tính tích cực tâm lý (các quá trình tâm lý “kiệt sức” nhanh). 2) Tính chú ý có tính bệnh lý của các quá trình thần kinh (mất tính chủ động). 3) Mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế . 4) Dao động lớn: Không thể tập trung trong khoảng thời gian lâu, khó kiên trì để nghe theo các chỉ dẫn. 5) Dung lượng nhỏ. 6) Tính lựa chọn không rõ, phụ thuộc ấn tượng: Chú ý không có lựa chọn thường chú ý vào những sự vật, hiện tượng mang tính ấn tượng… Trẻ không thể chú ý, tập trung vào việc gì đó trong thời gian dài. Đ iều này sẽ gây khó khăn trong việc rèn luyện kỹnăng giao tiếp cho trẻ.

1.3.3. Đặc điểm của Trí nhớ:

1) Chậm nhớ; 2) Mau quên do các liên hệ bị dập tắt nhanh; 3) Không biết “lấy ra” các kiến thức và kỹ năng đúng lúc; 4) Tái hiện không chính xác: do ức chế trong tính tích cực bị suy yếu dẫn đến suy yếu sự tập trung các điểm hưng phấn; 5) Quên bất thường do ức chế bảo vệ; 6) Trí nhớ “máy móc”; 7) Trí nhớ ý nghĩa yếu: Không gắn được kí hiệu cho nội dung ghi nhớ, không tách được nội dung chính cần ghi nhớ do tư duy kém phát triển, khó khăn trong ghi nhớ các liên hệ và quan hệ logic bên trong, các lý giải bằng lời trừu tượng; 8) Không biết cách ghi nhớ và tái hiện có mục đích: Ghi nhớ có chủ ý và không chủ ý không có

sự khác biệt; 9) Ghi nhớ không chính xác...

1.3.4. Đặc điểm Tư duy:

Mức độ phát triển đặc biệt thấp của tư duy, tư duy mang tính cụ thể, các thao tác tư duy hình thành không trọn vẹn, khó có tư duy khái quát, tư duy không theo trình tự, tư duy không phê phán, vai trò điều khiển của tư duy yếu. Trẻ khó khăn trong việc thể hiện những suy nghĩ của mình trong giao tiếp với người khác.

1) Lời nói nghèo nàn và sai do chức năng k ết nối não yếu, hình thành các liên hệ phân biệt ở tất cả các phân tích quan chậm; động thái các quá trình thần kinh bị rối loạn do đó khó t ạ o các động hình; 2) Tiếp nhận lời nói không phân thành thành phần; 3) Tri nhận từ không chính xác: không phân biệt những từ giống nhau, chữ lộn ngược, thay âm này bằng âm khác; 4) Tri nhận trật tự âm không chính xác: do phân tích quan thính giác chậm phát triển; 5) Phát âm không chính xác, ngọng, lắp: Do b ộ máy v ậ n động lời nói chậm phát triển; 6) Chậm phản ứng với lời nói của người khác, nghe chậm; 7) Nghe và phát âm kém cản trở lẫn nhau; 8) Vốn từ nghèo, khác biệt lớn giữa vốn từ thụ động và vốn từ tích cực; Vốn từ tích cực nghèo; 9) Sử dụng từ không đúng nghĩa. 10) Ngữ pháp đơn giản, khó khăn khi chọn từ để thể hiện các sắc thái của ý tưởng. 11) Lời nói tình huống. 12) Câu không liền mạch, mạch lạc; Nói theo mạch nảy sinh của ý, không sắp xếp. So vi trẻ cùng độ tuổi thì trẻ CPTTT có sự phát triển ngôn ngữ chậm hơn, chính đ iều này đã tạo khó khăn cho trẻ CPTTT khi giao tiếp với những người xung quanh.

1.3.5. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ CPTTT

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ngôn n g ữ t r ẻ em chậm phát triển trí tuệ chậm hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi. Những trẻ này, khi đến tuổi đi học có vốn từ ít. Trẻ chậm phát triển trí tuệ ít dùng những câu phức tạp, ít dùng liên từ, các em cũng rất khó khăn khi cần tìm những từ diễn tả ý nghĩ của mình và thường trả lời cộc lốc. Trẻ CPTTT thường không hiểu được những từ ngữ có tính chất trừu tượng, đặc biệt là trẻ rất khó nắm bắt những khái niệm về các s ự v ậ t

và hiện tượng xung quanh. Trong quá trình giao tiếp trẻ rất khó đáp ứng được những yêu cầu của người khác, ví dụ, khi yêu cầu trẻ “hãy đưa cho mẹ....” hoặc “hãy chọn cho cô 3 (đồ vật)?…..màu?....kích cỡ?….và đem đến đưa cho ai đó…” trẻ chỉ có t h ể thực hiện được một trong những yêu cầu đó mà thôi. Trẻ chậm phát triển trí tuệ không có khả năng ghi nhớ hết những câu nói của người khác nói với trẻ.

Đặc điểm cơ bản của trẻ em này là chậm biết nói, nhiều trẻ 5 hoặc 6 tuổi mới có được âm đầu, nhiều trẻ do tình trạng bệnh lý nên kéo theo khiếm khuyết về mặt ngôn ngữ thường mắc các khuyết tật nói khó, nói ngọng, nói lắp hoặc phát âm, những rào cản lớn nhất của trẻ em này là:

Sự mặc cảm tật nguyền, ảnh hưởng của bệnh lý về thần kinh nên trẻ hay sợ sệt, nhút nhát không d á m tiếp xúc với những người lạ, không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể…

Đa số các trẻ vốn xuất thân từ hoàn cảnh rất nghèo, điều kiện học tập không được tốt, ngữ pháp yếu, trẻ nói nhưng ta không hiểu chúng nói gì và ngược lại ta nói trẻ cũng không hiểu được những điều ta vừa nói với trẻ, như vậy trẻ không hòa hợp trong giao tiếp. Ngay ở trong gia đình nhiều trẻ cũng bị lãng quên, không hỏi han, dạy dỗ khiến cho trẻ rơi vào tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.

Đặc điểm về nhận thức “trẻ chậm hiểu – nhanh quên” nên rất khó khăn trong việc tiếp thu các từ mới và hiểu nghĩa từ - Những t ừ được tiếp thu trong kinh nghiệm sống của trẻ cũng sẽ bị lãng quên rất nhanh.

Trẻ thường không biết biểu đạt nhu c ầ u của bản thân bằng lời nói, đôi khi trẻ phải dùng cử chỉ, điệu bộ. Nếu không được đáp ứng kịp thời các nhu cầu đó của trẻ, trẻ thường gào thét, có thể tức giận, nếu kích thích gia tăng thường đập phá…

Trẻ không biết trả lời các câu hỏi mà ta hỏi chúng dù đó là những câu hỏi đơn giản nhất. Trẻ thường không biết hợp tác với bạn bè, tự chơi một mình, đôi khi lẩm bẩm nói một mình nhưng vẫn không phát ra được những ngôn ngữ rõ ràng. Đặc điểm phổ biến ở trẻ em này là rất khó tiếp xúc và làm quen nếu ta chưa chiếm lĩnh được tình cảm của trẻ.

Những đặc điểm nêu trên đã dẫn trẻ đến hạn chế khả năng giao tiếp vì vậy ngôn ngữ của các trẻ này cũng trong tình trạng chậm phát triển.

Để giúp trẻ khắc phục được hạn chế nói trên, ta cần có nhiều biện pháp dạy trẻ. Điều cốt lõi vẫn phải cung cấp cho trẻ vốn từ bằng nhiều hình thức khác nhau, vốn từ là nền tảng để hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Sở dĩ trẻ ngại giao tiếp và ít dùng lời nói chính là do từ ngữ quá nghèo, trẻ muốn diễn đạt mà không thể nói ra được. Khi trẻ đã có được những vốn từ mới có t h ể hình thành khả năng ngữ pháp cho trẻ. Muốn vậy cần phải tăng cường những hoạt động làm thay đổi các trạng thái tâm lý ở trẻ, trẻ mới mạnh dạn tiếp xúc, sẽ tạo điều kiện để trẻ giao tiếp.

Để dạy được trẻ phải hết sức kiên trì, giàu lòng nhân ái và biết cách chinh phục trẻ thì mới mang lại kết quả mong muốn. Tóm lại, cần nhớ trẻ có bốn đặc điểm cơ bản dẫn đến khó khăn trong giao tiếp đó là: Vốn từ quá nghèo; Trẻ thường mắc các khuyết tật ngôn ngữ; Trẻ không có trình độ ngữ pháp (chưa biết đặt câu chủ vị ); Ngại giao tiếp, ứng xử. Nếu giải quyết tốt được bốn đặc điểm nói trên, ta đã hình thành và phát triển được khả năng ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ.

1.3.6. Đặc điểm phát triển tình cảm:

Sự rối loạn trong quá trình phát triển tâm lý và thể chất ở trẻ em CPTTT đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tình cảm và cảm xúc của trẻ. Một trong những biểu hiện đặc trưng đó là ở trẻ xuất hiện nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau: tự vệ - công kích, tự vệ - thụ động “quá trẻ con” (G.E.Xukhareva- 1959). Tất cả đều là dạng thần kinh ban đầu của nhân cách. Trong đó, ở một số trẻ là sự hung dữ, hành động không nhất quán, những hành vi thiếu suy nghĩ, còn ở một số trẻ khác là sự nhút nhát, hay khóc nhè, thiếu tự tin, đa nghi, thiếu việc biểu hiện tính sáng tạo và niềm đam mê. Trẻ CPTTT thường tự đánh giá cao, có tính ích kỷ, thiếu tình yêu lao động, không có khả năng đồng cảm và tự hạn chế, có xu hướng về bệnh cảm xúc mạnh.

Do ảnh hưởng của sự rối loạn trí tuệ nên ở nhóm trẻ này thường không có những khái niệm về bản thân, về những người xung quanh t r ẻ , trẻ không biết thiết lập mối quan hệ và bày tỏ thái độ tích cực của mình với người khác. Trẻ

CPTTT không biết thể hiện tình cảm của mình đối với những gì mà chúng yêu thích hoặc không thích. Ví dụ, khi xem một quyển truyện tranh, hay chơi với một chiếc ôtô, một con búp bê.v.v... chúng không biết thể hiện các hành động thực tiễn đối với chiếc ôtô hoặc quyển truyện đó (như sờ mó, ngắm nghía, vuốt ve...), thậm chí có trẻ còn có những hành vi bất thường đối với những món đồ chơi như: bẻ chân tay của búp bê, móc mắt, cắt tóc, đập vỡ ô tô, xé sách…

Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng ở trẻ chậm phát triển trí tuệ sự rối loạn hành vi và cảm xúc cũng biểu hiện rất rõ. Tính tích cực trong phạm vi tình cảm của trẻ CPTTT rất hạn chế, chúng thờ ơ và gần như vô cảm đối với mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường không thích chơi những trò chơi tập thể, trò chơi sắm vai, trò chơi mô phỏng (bắt chước) v.v... trẻ không quan tâm đến bạn bè cùng lứa tuổi, không chơi cạnh bạn và quan sát những trẻ khác. Trẻ rất khó khăn trong việc hợp tác với người lớn như bố, mẹ, anh chị, cô giáo trong sinh hoạt hằng ngày.

1.4. Giáo dục hòa nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.4.1.Ưu điểm của giáo dục hòa nhập:

Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường Tiểu học nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù...

- HSKT được học ở trường thuộc khu vực sinh sống. - HSKT với tỷ lệ hợp lí, được bố trí vào lớp học phù hợp. - Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ HS ngay trong trường HN. - Mọi HS đều là thành viên của lớp. Bạn bè giúp đỡ lẫn nhau.

- Đánh giá cao tính đa dạng của học sinh.

- Điều chỉnh CTPT cho phù hợp với năng lực của HS.

- Phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của HS.

- GV Tiểu học và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm GD mọi đối tượng HS. - Chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kĩ năng xã hội.

1.4.2. Bản chất của giáo dục hòa nhập

- Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. Đây là tư tưởng chủ đạo, yếu tố đầu tiên thể hiện bản chất của giáo dục hoà nhập. Trong giáo dục nhập không có sự tách biệt giữa học sinh với nhau. Mọi học sinh đều tôn trọng và đều có giá trị như nhau.

- Học ở trường nơi mình sinh sống

- Mọi học sinh đều cùng được hưởng một giáo dục chương trình phổ thông. Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo dục, vừa thể hiện sự tôn trọng. - Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi quan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hoà nhập đạt hiệu quả cao nhất.

- Điều chỉnh chương trình là việc làm tất yếu của giáo dục hoà nhập, có điều chỉnh chương trình cho phù hợp thì mới đáp ứng cho mọi trẻ em có nhu cầu, năng lực khác nhau.

- Giáo dục hoà nhập không đánh đồng mọi trẻ em như nhau. Vì thế, điều chỉnh chương trình cho phù hợp là cần thiết.

- Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác. Đó là mục tiêu dạy học hoà nhập.

- Dạy học hoà nhập sẽ tạo ra được cho trẻ kiến thức chung, tổng thể, cân đối. Muốn thế, phương pháp học hợp tác. Phải biết lựa chọn phương pháp và sử

dụng đúng lúc: phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lập giáo án, phương pháp thay thế, phương pháp cá biệt.

Bảng 1.1. Bảng so sánh các yếu tố của giáo dục hoà nhập và các yếu tố không phải là giáo dục hoà nhập:

Các yếu tố của giáo dục hoà nhập

Các yếu tố

không phải là giáo dục hoà nhập

Giáo dục mọi đối tượng học sinh. Giáo dục cho một số đối tượng học sinh. Học sinh được học ở trường thuộc

khu vực sinh sống

Học sinh khuyết tật được gửi tới trường học chuyên biệt khác với trường học của anh, chị, em hay hàng xóm của các em

Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông.

Học sinh được bố trí vào lớp học không phù hợp với lứa tuổi trong môi trường giáo dục phổ thông.

Cung cấp các dịch vụ giúp đỡ học sinh.

Học sinh phải rời môi trường giáo dục phổ thông để tìm các dịch vụ và sự trợ giúp.

Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác.

Dạy học một cách thụ động, lặp đi lặp lại và không hợp tác.

Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau. Bạn bè cùng lứa hoạt động độc lập hoặc cạnh tranh nhau.

Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm.

Học sinh với những khả năng giống nhau được học theo nhóm.

Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương thức dạy học và cách đánh giá.

Chuẩn bị hoá chương trình, phương pháp dạy học và cách đánh giá.

Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể.

Một số học sinh đều là thành viên của tập thể, số khác phải đánh đổi để được là thành viên của tập thể.

Lớp học có tỉ lệ học sinh hợp lí. Lớp học có tỉ lệ học sinh khuyết tật khá lớn

Một học sinh được hưởng cùng một chương trình giáo dục phổ thông.

Chương trình giáo dục cá nhân không liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông.

Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng học sinh.

Giáo viên phổ thông và chuyên biệt không

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)