Thời gian và nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 114)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.4.3. Thời gian và nội dung thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong khoảng thời gian từ ngày 01 04 2013 đến ngày 03/05/2013.

- Nội dung thực nghiệm: Do điều kiện hạn chế về thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm một biện pháp trong số các biện pháp được đề xuất, đó là: Tổ chức tiết học cá nhân cho trẻ CPTTT.

Chúng tôi tiến hành trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp về các vấn đề liên quan trong quá trình thực nghiệm. Về nội dung, chúng tôi thống nhất sẽ hỗ trợ cho các trẻ CPTTT kiến thức hai môn văn hóa Tiếng Việt và Toán. Bên cạnh đó chúng tôi còn tiến hành hỗ trợ cho trẻ về các kĩ năng hòa nhập xã hội.

Về thời gian, chúng tôi thống nhất sẽ sử dụng thời gian ngoài giờ chính khóa vào các buổi chiều để thực hiện những tiết dạy cá nhân cho trẻ. Về cơ sở vật chất, nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ cho chúng tôi một phòng học trống để thực hiện các

giờ dạy cá nhân cho trẻ trong quá trình thực nghiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng động viên, nhắc nhở trẻ, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực nghiệm.

Tiêu chí đánh giá

Về 2 môn Tiếng Việt và Toán, chúng tôi đánh giá học lực của trẻ trên các thang điểm quy định trong việc đánh giá kết quả học tập văn hóa của học sinh tiểu học.

Giỏi: từ 9 đến 10 điểm Khá: từ 7 đến cận 9 điểm

Trung bình: từ 5 đến cận 7 điểm Yếu: dưới 5 điểm.

Đối với kĩ năng xã hội của trẻ chúng tôi tiến hành đánh giá với các thang điểm như sau:

Từ 13 đến 15 điểm xếp loại tốt Từ 9 đến 12 điểm xếp loại khá Từ 6 đến 8 điểm xếp loại trung bình Dưới 5 điểm xếp loại yếu.

Cách tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp để tìm hiểu các thông tin về trẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành gặp gỡ, làm quen với các em để tìm hiểu khả năng và nhu cầu của chúng.

Tiến hành tổng hợp các phiếu kiểm tra để đánh giá kết quả trước thực nghiệm. Tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân về các môn Tiếng Việt, Toán và kĩ năng xã hội cho các trẻ trong tháng 4 2013.

Đề nghị giáo viên chủ nhiệm lớp tạo điều kiện giúp đỡ cho trẻ được học các tiết hỗ trợ cá nhân ngoài giờ chính khóa vào các buổi chiều.

Dạy các tiết cá nhân về môn Toán và Tiếng Việt cho cả 4 trẻ và các buổi chiều trong tuần.

Xây dựng các bài kiểm tra khảo sát sau thực nghiệm. Cuối cùng chúng tôi tổng hợp các kết quả sau thực nghiệm.

Phân tích kết quả trước thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, để đánh giá kết quả một cách chính xác, khách quan chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá kết quả trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo sát cả 4 trẻ trên về 2 môn Tiếng Việt và Toán. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.3. Kết quả hai môn Tiếng Việt và Toán trước thực nghiệm

Bên cạnh việc khảo sát học lực của trẻ về 2 môn văn hóa, chúng tôi còn tiến hành khảo sát kĩ năng xã hội của 4 trẻ và cho kết quả: 68,6% trẻ xếp loại Trung bình và 31,4% trẻ xếp loại Yếu. Như vậy, các kĩ năng xã hội của trẻ CPTTT ở 2 mức độ Trung bình và Yếu. Các số liệu trên cho ta thấy rằng trẻ CPTTT gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các kĩ năng xã hội.

Tóm lại qua các số liệu ở trên cho chúng ta thấy rằng khả năng học tập văn hóa cũng như các kĩ năng xã hội của trẻ CPTTT chủ yếu ở mức trung bình và yếu, không có học sinh khá giỏi về học tập. Điều này nói lên công tác tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT chưa đảm bảo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học hòa nhập cho học sinh tiểu học chậm phát triển trí tuệ (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)