Mục tiêu của việc quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 26)

Thanh khoản của ngân hàng liên quan trực tiếp đến sự an toàn và sinh lợi. Duy trì an toàn thanh khoản, hay khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán là mục tiêu quan trọng xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng. Để duy trì tình trạng an toàn này, ngân hàng phải chấp nhận một khoản chi phí nhất định. Ngân hàng luôn phải cân nhắc sự đánh đổi giữa mức độ an toàn của thanh khoản và khả năng sinh lời. Do đó, mục tiêu của quản lý rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể được tóm gọn trong ba nội dung sau:

• Loại trừ tổn thất từ các rủi ro bất ngờ • Tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện

Để đáp ứng được các mục tiêu và làm cho hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản có hiệu quả hơn, nhà quản trị cần tuân theo một số nguyên tắc chủ đạo sau:

+ Thường xuyên bám sát hoạt động huy động và sử dụng vốn trong ngân hàng, điều phối các hoạt động này sao cho đồng bộ.

+ Người điều hành thanh khoản phải, một mặt, biết dự trù nhiều nguồn huy động vốn khác nhau cùng các chi phí tương ứng, xếp theo thứ tự từ dễ đến khó tiếp cận, sẵn sàng hoán đổi thứ tự để chủ động lựa chọn. Mặt khác, người này cũng phải chuẩn bị sẵn một số phương án sử dụng vốn xếp thứ tự từ cao xuống thấp theo lợi nhuận kỳ vọng. Nói khác, trong hoạt động thường ngày của ngân hàng, mọi luồng tiền ra vào, liên tục làm đảo trạng thái thanh khoản từ thiếu hụt sang thừa và ngược lại.

+ Nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và các quyết định liên quan đến thanh khoản phải được phân tích liên tục, tránh để kéo dài trạng thái thặng dư hoặc thâm hụt.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)