Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 86)

Đổi mới nhận thức về luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập

Hệ thống quản lý kinh tế phải được chuyển đổi dần theo cơ chế thị trường, nếu vẫn duy trì theo lối quản lý hành chánh thì khó phát huy được tác dụng của các phần mềm quản lý rủi ro tiên tiến. Ngoài ra cần đưa chuẩn mực kế toán trong nước tiêp cận chuẫn mực quốc tế để thống nhất cách tạo cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ cho các phần mềm tiên tiến về quản trị rủi ro trong ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, Singapore là nước khống chế tốt nhất những tác hại của khủng hoảng nhờ có hệ thống pháp luật tốt nhất. Do ảnh hưởng từ tồn tại của quá khứ, người Việt Nam hiểu rằng “mình chỉ được làm điều gì mà pháp luật chính thức cho phép”. Nhận thức này trái ngược với quan điểm mới về pháp luật ở nhiều nước là “được phép làm bất cứ điều gì mà pháp luật chưa minh thị cấm đoán hay hạn chế”. Điều này giúp khơi dậy tính tiên phong chủ động cần có ở các doanh nghiệp kể cả ngân hàng.

Quản lý tốt thanh khoản là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của từng NHTM luôn cả MB. Vậy mà đang có tư tưởng chờ đợi NHNN thống nhất chỉ đạo thực hiện. Thanh khoản trong ngân hàng là vấn đề rất bức xúc nên MB cần tự lo liệu hầu đảm bảo an toàn cho bản thân. Với cách làm tự phát này, cơ quan quản lý Nhà nước thực sự khó tổng hợp, nhưng qua thời kỳ mở đường, các cơ quan chức năng sẽ hệ thống hóa lại theo một trật tự cụ thể.

Hướng ra khu vực tìm kiếm sự liên kết vững chãi

Nhà nước ta luôn tranh thủ những quan hệ liên kết và hỗ trợ tích cực từ các nước bạn, đặc biệt ở khu vực ASEAN trong mọi lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội. Và nhìn từ bài học của khối liên minh Châu Âu và Ủy ban Basel thì các mối liên kết này luôn là hậu thuẩn giúp cho các nước thanh viên phát triển nhanh và bền vững.

Chúng ta đã mời các ngân hàng lớn trên thế giới tham gia góp vốn làm cổ đông chiến lược không chỉ đơn thuần để đánh bóng thương hiệu trong nước. Chúng ta rất cần họ giúp đào tạo nhân sự về kỹ năng chuyên môn đồng thời chuyển giao dần kinh nghiệm quản trị điều hành một ngân hàng hiện đại. Chúng ta đừng ngại họ thôn tính chúng ta khi nới room đầu tư cho họ, vì dù làm gì, họ vẫn phải xin một tư cách pháp nhân để trụ trên thị trường Việt Nam. Nếu cứ để họ ở vị thế dự bị với 20% vốn điều lệ như hiện nay, nhiều sai phạm trong điều hành đều dẫn đến rủi ro thanh khoản; việc Nhà nước tiếp cứu sẽ dẫn đến lạm phát làm suy yếu tiềm lực kinh tế, họ thừa thời gian đợi lúc mua rẻ ngân hàng của chúng ta.

Chúng ta có thể liên kết với các ngân hàng lớn trong khu vực để khi bị hụt thanh khoản, có thể được ứng cứu nhanh, không để lan tỏa. Khi đã hội nhập sâu, tùy theo độ mở của nền kinh tế, sẽ có hiện tượng xuất nhập khẩu khủng hoảng kinh tế-tài chính. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang hướng theo luôn vận hành theo chu kỳ. Một liên kết khu vực như thế này sẽ giúp chúng ta chuẩn bị và phòng ngừa hữu hiệu, trước mắt là về vấn đề thanh khoản trong ngân hàng.

3.2.2.2. V phía Ngân hàng Nhà nước Vit Nam

Thực hiện đầy đủ chức năng ngân hàng của các ngân hàng trong quản lý Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng trong nước.

Trong phạm vi đề tài này, NHNN Việt Nam cần đi đầu mở đường cho nghiệp vụ phát triển. Tuy việc đảm bảo tốt thanh khoản là quyền lợi và trách nhiệm riêng của mỗi NHTM, NHNN Việt Nam nên chủ động nghiên cứu tiếp thu những tinh hoa mới nhất trên thế giới rồi hoạch định lộ trình thích hợp để các ngân hàng trong nước áp dụng, nói nôm na là Việt Nam hóa các phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới bao gồm quản lý thanh khoản. Hành động này có mấy lợi ích sau:

- NHNN là nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành trong cả nước rất dễ đi học tập nghiên cứu rồi phổ biến lại.

- Tiết kiệm nhiều chi phí cùng thời gian lại đạt hiệu suất làm việc cao hơn so với việc cử vài mươi đoàn lần lượt đi học.

- Thống nhất được cách triển khai ứng dụng ngay từ đầu thay vì để hành động tự phát rồi rút kinh nghiệm sửa chữa.

- Qua đó, có thể giám sát hữu hiệu từ xa thanh khoản của các ngân hàng.

Thanh khoản là vấn đề sống còn của ngân hàng. Để ngân hàng hoạt động an toàn trong ngày, các nhà điều hành cần chuẩn bị tốt thanh khoản từ cuối ngày hoạt động trước đó qua việc cân đối các luồng tiền dự kiến ra vào ngân hàng. Ngân hàng phải ngưng giao dịch mới xác định được trạng thái thanh khoản cuối ngày rồi ước lượng thanh khoản cần thiết cho ngày kinh doanh tiếp theo. Nếu thừa thanh khoản, NHTM nộp bớt tiền về Kho Phát hành của NHNN để tiện kinh doanh ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Nếu thiếu thanh khoản, NHTM phải chuẩn bị các phương án bù đắp. NHNN cũng phải giám sát chặt khâu này trong cùng thời gian. Muốn vậy, NHNN phải đóng cửa muôn hơn giờ ngưng giao dịch của các NHTM để còn kịp cùng

nhau giải quyết các công việc hậu đài (back office). Hiện tại, NHNN Việt Nam luôn đóng cửa trước khi NHTM ngừng giao dịch nên khó giám sát chặt thanh khoản của các NHTM. NHTM nào cũng phải báo cáo trạng thái thanh khoản lên NHNN, nhưng đó chỉ còn là số liệu lịch sử đã mất thời gian tính khi đến tay lãnh đạo có trách nhiệm. Hiệu quả giám sát của NHNN vì vậy khó nâng cao.

Nếu MB cần thực hiện mô phỏng giả định (stress-test) cho bản thân, NHNN cũng phải làm điều này cho toàn hệ thống ngân hàng để thực hiện tốt cơ chế bơm hút các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa thanh khoản của các ngân hàng

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố thực hiện, tuy chưa thực sự hiệu quả, dù Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi ra đời đã có nhiều đổi mới về phương diện giám sát thanh tra đối với khâu quản lý thanh khoản của các Ngân hàng thương mại. Cấp giám sát chỉ có thể nắm được tình hình chi trả của ngân hàng theo báo cáo định kỳ mà không thể kiểm tra tại thời điểm. Do đó, các báo cáo giám sát này chưa mang tính xác thực cao, chưa phản ánh trung thực thực trạng hoạt động và trạng thái thanh khoản của các ngân hàng, nên không thể phục vụ nhiều cho công tác quản lý vĩ mô. Đây là sự bất cập lớn trong thanh tra giám sát khâu quản lý thanh khoản của ngân hàng thương mại.

Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát không chỉ là tăng cường tần suất kiểm tra mà còn cần đi sâu về chất lượng quản lý. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần liên kết chặt với Kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại để khai thác thông tin từ nguồn này tại bất kỳ thời điểm kiểm tra nào chứ không chờ đến lúc các Ngân hàng thương mại gửi báo cáo theo yêu cầu mới có số liệu. Được như vậy mới có thể đưa ra dự đoán sớm để cảnh báo về những rủi ro thanh khoản tiềm ẩn cho các ngân hàng thương mại.

Quản lý chặt quan hệ giữa ngân hàng với thị trường chứng khoán và quá trình cung cấp thông tin tài chính

Hoạt động ngân hàng luôn gắn chặt với hoạt động của thị trường chứng khoán nhưng Nhà nước cần giám sát chặt để ngăn chặn các quan hệ mạo hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản. Các ngân hàng không nên cho khách hàng vay để kinh doanh chứng khoán vì khi chứng khoán mất giá, khách hàng không có khả năng trả nợ, sẽ gây nợ xấu cho ngân hàng.

Ngoài ra, nếu không được luật hóa rõ ràng và giám sát chặt, thị trường chứng khoán dễ tạo điều kiện hình thành và phát triển quan hệ sở hữu chéo trong ngân hàng dần dần bóp méo hoạt động tài chính lành mạnh trong nước.

Yêu cầu "giám sát kỷ luật thị trường" và "minh bạch hóa thông tin" không chỉ đặt ra trong thị trường chứng khoán mà nó cũng rất cần thiết trong điều hành hệ thống ngân hàng. Khi sức khỏe tài chính của các ngân hàng (ví dụ như tỷ lệ nợ xấu, tổng dư nợ...) được công khai hóa, ý đồ xuyên tạc qua các tin đồn thất thiệt sẽ mất tác dụng.

Kết luận Chương 3

Thanh khoản là khâu trọng yếu quyết định sự sống còn của ngân hàng. Các phân tích thực trạng cho thấy MB đã nhận thức đúng về thanh khoản, đã quản lý tốt thanh khoản đồng thời duy trì nghiêm chỉnh các hệ số an toàn theo quy định hiện hành. Dù vậy, trong Chương 3, Luận văn xin bổ sung một số giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô, với mong muốn giúp MB làm tốt hơn nữa việc quản lý thanh khoản của ngân hàng, góp phần sớm đạt mục tiêu chiến lược trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh như đã công bố.

KẾT LUẬN

Như Crokett đã nói “thanh khoản mang tính trừu tượng cao” nên phân tích thường nặng về định tính hơn là định lượng. Tuy nhiên tác giả tin rằng ở một mức độ tương đối nào đó, chúng ta vẫn có thể lượng hóa được tính thanh khoản. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả luôn mong muốn đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể đo lường thanh khoản cùng lượng hóa các yếu tố tác động đến thanh khoản. Nhưng do trình độ chuyên môn có hạn, tác giả chưa thực hiện được. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý thuyết được học tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào đơn vị cụ thể là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, Luận văn đã thực hiện được các nội dung như sau

Thứ nhất, phân tích nội dung cơ bản về thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng và việc quản lý thanh khoản tại ngân hàng.

Thứ hai, sơ lược về tình hình kinh doanh và khâu quản lý thanh khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, từ đó phân tích những hạn chế và tồn tại.

Thứ ba, gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý thanh khoản cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội và rộng hơn nữa cho các ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng. Do vậy, sự sụp đổ của một ngân hàng, nếu không được xử lý tốt có thể lan nhanh và kéo hàng loạt ngân hàng khác sụp đổ theo. Do đó việc bảo đảm ngân hàng luôn duy trì thanh khoản tốt nhất là nhiệm vụ vô cùng quan trọng tại thời điểm này. Tác giả hy vọng các đề tài nghiên cứu tiếp theo sẽ có nhiều hướng phát triển rộng hơn, cụ thể là đưa ra được mô hình lượng hóa các yếu tố tác động đến thanh khoản, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực và khả thi hơn để giúp nền tài chính cùng hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển lành mạnh.

Thuyết minh 31/12/2010 31/12/2009 đồng đồng TÀI SẢN Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 3 868.769.873.509 541.132.000.000 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước ("NHNN") 4 746.005.667.493 1.427.595.000.000 Tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng ("TCTD") khác 5 33.652.250.631.951 24.062.971.000.000 Chứng khoán kinh doanh 1.689.789.092.689 618.513.000.000

Chứng khoán kinh doanh 6 1.821.189.752.307 684.106.000.000 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh

doanh 11.1 (131.400.659.618) (65.593.000.000)

Cho vay và ứng trước khách hàng 48.058.249.668.998 29.140.759.000.000

Cho vay và ứng trước khách hàng 7 48.796.585.937.368 29.587.941.000.000 Dự phòng rủi ro cho vay và ứng trước

khách hàng 8 (738.336.268.370) (447.182.000.000)

Chứng khoán đầu tư 15.563.524.920.278 9.674.239.000.000

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 9.1 5.542.696.104.278 6.257.726.000.000 Chứng khoán đầu tư giữđến ngày đáo hạn 9.2 10.158.967.400.000 3.647.619.000.000 Dự phòng giảm giá chứng khoán 11.2 (138.138.584.000) (231.106.000.000)

Góp vốn, đầu tư dài hạn 12 1.576.913.876.526 891.469.000.000

Đầu tư vào công ty liên kết 10.1 50.105.197.659 63.815.000.000

Đầu tư góp vốn dài hạn khác 10.2 1.610.833.597.318 883.100.000.000 Dự phòng giảm giá đầu tư góp vốn dài

hạn 11.3 (84.024.918.451) (55.446.000.000)

Tài sản cốđịnh 12 1.223.530.233.803 623.041.000.000

Tài sản cốđịnh hữu hình 12.1 263.359.380.126 265.133.000.000

Nguyên giá tài sản cốđịnh 560.805.729.269 461.612.000.000 Hao mòn tài sản cốđịnh (297.446.349.143) (196.479.000.000)

Tài sản cốđịnh vô hình 12.2 960.170.853.677 357.908.000.000

Nguyên giá tài sản cốđịnh 1.028.744.602.074 399.204.000.000 Hao mòn tài sản cốđịnh (68.573.748.397) (41.296.000.000)

Bất động sản đầu tư 13 130.764.689.032 355.138.000.000

Nguyên giá bất động sản đầu tư 130.865.341.716 355.408.000.000 Hao mòn bất động sản đầu tư (100.652.684) (270.000.000)

Tài sản Có khác 6.113.398.675.518 1.673.431.000.000

Các khoản lãi và phí phải thu 1.513.270.537.572 609.036.000.000 Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn

lại 22.2 8.493.526.750

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 103.486.973.913 46.477.000.000 Các khoản phải thu 14 4.147.386.633.046 802.234.000.000

Tài sản Có khác 430.049.610.769 216.644.000.000

Các khoản dự phòng cho các tài sản Có

nội bảng khác (89.288.606.532) (960.000.000)

Phụ lục A BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Thuyết minh 31/12/2010 31/12/2009 đồng đồng NỢ PHẢI TRẢ Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 15 8.768.803.309.362 4.708.749.000.000 Tiền gửi và vay các TCTD khác 16 16.916.652.463.609 11.696.905.000.000 Tiền gửi của khách hàng 17 65.740.838.159.412 39.978.447.000.000 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay 18 117.008.142.000 474.629.000.000 Phát hành giấy tờ có giá 19 5.410.642.439.980 2.420.537.000.000 Các khoản nợ khác 2.928.141.918.254 2.233.513.000.000

Các khoản lãi, phí phải trả 659.699.608.182 390.481.000.000

Thuế phải trả 22 295.491.452.026 153.238.000.000

Các khoản nợ khác 20 1.831.893.672.609 1.486.407.000.000 Dự phòng cho cam kết ngoại bảng 21 141.057.185.437 203.387.000.000

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 99.882.086.432.617 61.512.780.000.000 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn và các quỹ Vn ca TCTD 23 7.553.764.812.500 6.172.886.000.000 Vốn điều lệ 7.300.000.000.000 5.300.000.000.000 Thặng dư vốn cổ phần 253.764.812.500 869.685.000.000 Vốn khác 3.201.000.000 Qu ca TCTD 23 547.241.775.737 317.879.000.000 Li nhun chưa phân phi 23 781.337.351.316 397.307.000.000 TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.882.343.939.553 6.888.072.000.000 LỢI ÍCH CỦA CỔĐÔNG THIỂU SỐ 23 858.766.957.627 607.436.000.000 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ, VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ LỢI ÍCH CỦA CỔĐÔNG THIỂU SỐ 109.623.197.329.797 69.008.288.000.000

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Thuyết minh 31/12/2010 31/12/2009 đồng đồng Cam kết bảo lãnh 10.166.345.691.403 5.908.394.000.000 Cam kết thư tín dụng 42.942.887.609.848 19.392.604.000.000 Các cam kết cho vay chưa giải ngân 4.581.820.000.000 2.123.426.000.000

Thuyết minh 31/12/2011 31/12/2010 đồng đồng TÀI SẢN Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 5 917.417.870.812 868.769.873.509 Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước ("NHNN") 6 6.029.092.624.509 746.005.667.493 Tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng ("TCTD") khác 7 41.666.763.671.267 33.652.250.631.951 Chứng khoán kinh doanh 8 826.196.437.581 1.689.789.092.689

Chứng khoán kinh doanh 8 1.194.306.537.316 1.821.189.752.307

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 13.1 (368.110.099.735)

(131.400.659.618)

Cho vay và ứng trước khách hàng 57.952.296.461.413 48.058.249.668.998

Cho vay và ứng trước khách hàng 9 59.044.836.949.430 48.796.585.937.368 Dự phòng rủi ro cho vay và ứng trước khách

hàng 10 (1.092.540.488.017)

(738.336.268.370)

Chứng khoán đầu tư 11 19.412.920.211.865 15.563.524.920.278

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 11.1 14.868.663.336.722 5.542.696.104.278 Chứng khoán đầu tư giữđến ngày đáo hạn 11.2 5.003.694.000.000 10.158.967.400.000

Dự phòng giảm giá chứng khoán 13.2 (459.437.124.857)

(138.138.584.000)

Góp vốn, đầu tư dài hạn 12 1.781.279.481.134 1.576.913.876.526

Đầu tư vào công ty liên kết 12.1 154.575.056.628 50.105.197.659

Đầu tư dài hạn khác 12.2 1.732.006.129.236 1.610.833.597.318 Dự phòng giảm giá góp vốn đầu tư, đầu tư dài hạn 13.3 (105.301.704.730) (84.024.918.451) Tài sản cốđịnh 14 1.551.406.310.100 1.223.530.233.803 Tài sản cốđịnh hữu hình 14.1 470.820.208.461 263.359.380.126

Nguyên giá tài sản cốđịnh 886.936.819.824 560.805.729.269

Hao mòn tài sản cốđịnh (416.116.611.363)

(297.446.349.143)

Tài sản cốđịnh vô hình 14.2 1.080.586.101.639 960.170.853.677

Nguyên giá tài sản cốđịnh 1.203.436.820.745 1.028.744.602.074

Hao mòn tài sản cốđịnh (122.850.719.106) (68.573.748.397) Bất động sản đầu tư 15 147.138.579.986 130.764.689.032 Nguyên giá bất động sản đầu tư 147.138.579.986 130.865.341.716 Hao mòn bất động sản đầu tư (100.652.684) Tài sản Có khác 8.546.980.659.779 6.113.398.675.518

Các khoản lãi và phí phải thu 1.618.383.424.772 1.513.270.537.572

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 86)