Một số khía cạnh thiếu sót của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 36)

Basel 2 là một khuôn mẫu quy định về cơ cấu vốn an toàn cho thị trường ngân hàng và cũng là một trong những giải pháp cho vấn đề liên quan đến tính thanh khoản. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ, Basel đã nổi lên một số khía cạnh thiếu sót.

Khía cạnh thứ nhất, Basel 2 yêu cầu ngân hàng duy trì dự trữ vốn để đối phó với những rủi ro từ hoạt động ngoại bảng, cho dù những rủi ro đó là ngắn hạn và dưới một

năm. Đây là một yêu cầu cần thiết nhằm bảo đảm hỗ trợ thanh khoản khi khách hàng đến rút tiền, tuy nhiên mức độ bắt buộc duy trì dự trữ còn hạn chế. Thị trường ngày càng mở rộng và các sản phẩm tài chính mới trở nên phức tạp hơn, rủi ro từ hoạt động ngoại bảng cũng gia tăng lên. Do đó, sẽ tốt hơn nếu các ngân hàng có thể gia tăng mức độ vốn dự trữ.

Khía cạnh thứ hai, chính là việc bổ sung sự giám sát kỷ luật của thị trường. Xuất phát từ quá trình chứng khoán hóa đang diễn ra mạnh mẽ và mục đích cải thiện cho sự thiếu hụt thông tin của các nhà đầu tư, Basel 2 gợi ý về một hệ thống mở cửa, cho phép người tham gia thị trường biết được những thông tin về rủi ro thiệt hại, quá trình giám sát nội bộ và vốn điều chỉnh của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có một thỏa hiệp cụ thể nào được thực hiện.

Khía cạnh thứ ba là ý tưởng về một cơ sở vốn mạnh sẽ giúp hạn chế tác động của cú sốc thanh khoản. Vốn đầy đủ có thể là hình thức tái bảo hiểm cho những người tham gia thị trường. Kể từ cuối thập niên 80, các định chế tài chính đã dựa vào lượng vốn mạnh để giải quyết những rủi ro tài chính có thể đẩy ngân hàng đến khó khăn. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít ngân hàng trường vốn hóa phải đối mặt với vấn đề thanh khoản trong những điều kiện bất lợi ở đợt khủng hoảng vừa qua. Vốn mạnh chưa phải là an toàn tuyệt đối mà quan trọng là lượng vốn đó có tính lỏng như thế nào. Do đó, thanh khoản là một phần bổ sung của chỉ số khả năng thanh toán.

Khía cạnh cuối cùng là Basel 2 muốn củng cố thêm những ứng dụng quản lý rủi ro ngân hàng. Những tổ chức tài chính được yêu cầu thiết lập một hệ thống giám sát nội bộ (ICAAP); hệ thống nội bộ này sẽ xác định toàn bộ vốn họ cần để đối phó với những rủi ro gặp phải, ngoài các rủi ro ngoại bảng. Những nhà giám sát nội bộ này có nhiệm vụ xác định mức độ rủi ro nào được chấp nhận phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhận dạng những rủi ro ngân hàng cần đối phó, gọi là “Quá trình đánh giá và thể hiện kiểm soát” (SREP). Họ có thể yêu cầu ngân hàng tăng vốn điều lệ nhằm mục đích

giảm thiểu rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, một điểm hạn chế là Basel 2 lại quá đề cao mức độ của việc tự do quyết định trong quá trình giám sát này.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)