Kinh nghiệm từ các sự cố trong quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 39)

Trên thế giới cũng như ngay trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều định chế tài chính có danh tiếng sụp đổ vì mất khả năng thanh toán. Báo chí từng đề cập rất tỉ mỉ; tiếc là trong khả năng hạn hẹp của mình, tác giả chỉ xin phép liệt kê lại vài trường hợp minh họa.

+ Trường hợp của Ngân hàng Barings: Nick Leeson mạo hiểm quá sâu vào đầu cơ chứng khoán, chênh lệch lỗ khiến ngân hàng mất vốn, bị Tòa án tuyên bố phá sản, được Ngân hàng Ing mua lại theo giá danh dự 1USD.

+ Trường hợp Lehman Brothers: Từ việc chứng khoán hóa các khoản tín dụng bất động sản dưới chuẩn dẩn đến mất khả năng thanh toán phải phá sản.

+ Trường hợp của Tín Nghĩa Ngân hàng tại Sài Gòn năm 1973: Ngân hàng này quá

bạo dạn đẩy lãi suất huy động vốn lên quá cao gần 40%/năm vượt xa các ngân hàng khác #4%/năm, không thể cho vay ra được, lại còn tung ra sản phẩm có thể rút tiền bất cứ nơi đâu khi công nghệ chưa theo kịp trong giao dịch trực tuyến nên bị lừa đảo, chịu tổn thất nặng, phải bị Ngân hàng Trung ương rút giấy phép hoạt động vào cuối tháng 04/1973.

+ Trường hợp NHTM Cổ phần Á Châu: Lần đầu vào tháng 10/2003, trước tin đồn Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt bỏ trốn, người gởi ồ ạt đến rút tiền gây náo động trên nhiều đường phố tại Tp. Hồ Chí Minh, khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải vất vả đi gom hàng ngàn tỷ đồng tiền mặt hổ trợ trong mấy ngày liền kèm nhiều biện pháp

khác mới cô lập không để vụ việc lây lan thành khủng hoảng hệ thống, giữ được thương hiệu ngân hàng.

Lần tiếp theo vào tháng 08/2012, khi hai Ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt, lại có hiện tượng rút tiền ồ ạt, nhưng nhờ kinh nghiệm, Ngân hàng Nhà nước ứng phó tốt, nhanh chóng làm chủ tình hình.

Dù do nguyên nhân ngoại sinh – từ tin đồn ngoài xã hội – hay từ nguyên nhân nội sinh – các rủi ro đạo đức, tác nghiệp, vận hành, thị trường, tín dụng, kỳ hạn khi phát sinh kết hợp, đều cộng hưởng với nhau để đổ về rủi ro thanh khoản. Quá một ngưỡng nhất định, rủi ro thanh khoản sẽ vượt khỏi tầm khống chế của người điều hành. Lúc ấy, nếu không tích cực tập trung biện pháp ứng phó kịp thời – không loại trừ sự hổ trợ từ cả hệ thống tài chính-ngân hàng, nhất là của Ngân hàng Trung ương – việc thiếu hụt thanh khoản nhanh chóng dẫn đến mất khả năng thanh toán, rồi phá sản. Ở Việt Nam, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thường can thiệp, không để bất cứ tổ chức tín dụng nào phá sản, để ổn định kinh tế trong nước.

Sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước không thể kéo dài mãi được theo tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước. Chức năng can thiệp hỗ trợ phải trả về cho Bảo hiểm Tiền gởi với khả năng hạn chế hơn nhiều. Mọi thủ tục sẽ phải noi theo thông lệ tập quán quốc tế.

Kết luận Chương 1

Chương 1 đưa ra một lý thuyết tổng quan về thanh khoản, rủi ro thanh khoản và hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản tại các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng trình bày một số bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả hy vọng nghiên cứu sẽ làm rõ hơn sự khác nhau giữa hai thuật ngữ "tính lỏng" và "tính thanh khoản", cũng như cung cấp một cở sở lý thuyết làm nền tảng cho những phân tích đánh giá ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)