Đánh giá kết quả kinh doanh của MB từ 2009 đến 2013

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 56)

Năm 2012, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với ba thách thức lớn: khủng hoảng nợ công tại châu Âu, nền kinh tế Mỹ với gói cứu trợ (QE) và vách đá tài chính làm kinh tế các nước Châu Âu tăng trưởng chậm lại. Dù Chính phủ nhiều nước thực thi các giải pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng, nhưng các dấu hiệu hồi phục vẫn chưa rõ nét. Kinh tế Việt Nam trong năm 2012 có những điểm sáng nhờ hàng loạt giải pháp về quản lý nhà nước như: lạm phát được kiềm chế ở mức 6.81%, lãi suất giảm, thị trường liên ngân hàng được cứu thoát khỏi khủng hoảng thanh khoản, tỷ giá và cán cân thương mại tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, nợ công nằm trong mức kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 chỉ đạt 5.03%. Nền kinh tế còn tồn tại nhiều vấn đề như:

thị trường bất động sản chưa chuyển biến và ngày càng gây áp lực lên nền kinh tế, hàng tồn kho lớn cùng những khó khăn về vốn và thị trường khiến hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản.

Ngành ngân hàng cũng đầy biến động, nợ xấu liên tục tăng cao, 8/9 ngân hàng yếu kém được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương án tái cơ cấu kéo theo hàng loạt thay đổi trong Ban lãnh đạo sở tại. Năm 2012 cũng có nhiều sự kiện lừa đảo và vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Quá trình tái cơ cấu các ngân hàng được triển khai và đạt một số kết quả nhất định. Thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện, nợ xấu được định lượng minh bạch hơn để có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Hầu hết các ngân hàng kể cả các đơn vị lớn đều giảm lợi nhuận so với năm 2011 như NHTM Cổ phần Á Châu, NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, NHTM Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.... Triển vọng năm 2013 vẫn chưa sáng sủa do áp lực nợ xấu và việc tiếp tục tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Tăng trưởng tín dụng dự kiến thấp. Mức tăng trưởng chung khó đạt được như trước trong khi khó cắt giảm thêm chi phí hoạt động. MB vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá tốt, dù có giảm so với những năm trước nhưng vẫn ở mức cao trong ngành.

Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của MB từ 2009 đến 2013

Đơn vị: tỷ VNĐ 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản 69,008 109,623 138,831 175,610 180,381

Vốn chủ sở hữu 6,888 8,882 9,642 12,864 15,148

Thu nhập lãi thuần 1,838 3,519 5,222 6,603 6,124

Thu nhập ngoài lãi 815 569 -75 1,211 687

Tổng thu nhập hoạt động 2,654 4,088 5,147 7,813 7,660

Tổng chi phí hoạt động 784 1,254 1,881 2,697 2,746

Lợi nhuận từ HĐKD trước dự

phòng 1,869 2,834 3,266 5,117 4,914

Chi phí dự phòng rủi ro 364 546 641 2,027 1,892

Lợi nhuận trước thuế 1,505 2,288 2,625 3,090 3,021

Lợi nhuận sau thuế 1,174 1,745 1,915 2,320 2,286

ROE 17.04% 19.65% 19.86% 18.03% 15.09%

ROA 1.70% 1.59% 1.38% 1.32% 1.27%

Năm 2012, MB hoàn thành phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch và phát triển ổn định với nợ xấu được kiểm soát, không có những lợi ích nhóm liên quan, vượt qua khó khăn về thanh khoản, đồng thời tận dụng cơ hội để vươn lên trong nhóm các ngân hàng có cùng quy mô.

So với năm 2011, tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 của MB tăng lần lượt là 26% và 33%. Huy động vốn từ khách hàng (bao gồm tiền gửi và giấy tờ có giá) tăng 29%, dư nợ cho vay tăng 26%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng đến cuối năm 2012 là 11.15%, lớn hơn nhiều so với mức tối thiểu 9% theo quy định. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2012 là 1.84%, đến 30/06/2013 là 2.44%. MB luôn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do quản lý hiệu quả chi phí hoạt động nên lợi nhuận trước thuế tăng trưởng tốt qua các năm.

Năm 2012, lợi nhuận trước dự phòng tăng 57% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 9% do trích lập dự phòng rủi ro khá nhiều. MB cũng có mức sinh lời ấn tượng trong năm 2012 vượt qua nhiều ngân hàng lớn như ACB, Vietcombank, Sacombank, Eximbank…. Dù có vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lớn nhất nhưng mức sinh lời của MB thời gian qua là khá cao với ROE 15% và ROA 1.27% trong năm 2013.

2.2. Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 2.2.1. Khung pháp lý cho quản lý rủi ro thanh khoản

2.2.1.1. Quy định ca Nhà nước

Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Việc ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các Tổ chức tín dụng, Luật thanh tra đã góp phần hoàn thiện một bước quan trọng trong khuôn khổ pháp lý về giám sát ngân hàng. Nội dung giám sát được xây dựng trong các Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN về bảo đảm khả năng chi trả hay đánh giá tính thanh khoản của Ngân hàng, Quyết định số 06/2008/QĐ- NHNN về xếp loại NHTM cổ phần, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ

đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro…đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Các quy định này được xây dựng trên cơ sở áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy định này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và kém hiệu quả trong việc bảo đảm an toàn hoạt động và quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Khung pháp lý về quản trị ngân hàng tại Việt Nam đã có nhưng còn một số điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, như: Uỷ ban lương thưởng, Uỷ ban đề cử (đối với các vị trí nhân sự chủ chốt của ngân hàng) thuộc Hội đồng quản trị chưa phải là yêu cầu bắt buộc phải có; chưa nhấn mạnh tầm quan trọng về sự tham gia của các thành viên độc lập, không có quan hệ kinh tế với ngân hàng trong các uỷ ban thuộc Hội đồng quản trị. Các uỷ ban thuộc Hội đồng quan trị chưa có kênh báo cáo, thông tin hiệu quả và các công cụ quản lý phù hợp; hầu hết các uỷ ban chưa thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Chính sách công bố và minh bạch thông tin chưa đầy đủ.

Các chiến lược quản lý thanh khoản của hầu hết các tổ chức tín dụng còn khá chung chung. Các tổ chức tín dụng chưa có công cụ phù hợp để lượng hoá rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn (thường dưới 2 tuần), thiếu các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Dù cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản đã được xây dựng, nhưng vận hành chưa hiệu quả, vai trò của ALCO còn mờ nhạt. Các công cụ như phân tích và quản trị độ lệch thời gian, tình huống, rủi ro tập trung, ảnh hưởng của các cam kết cho vay chưa giải ngân… chưa được áp dụng phổ biến và linh hoạt. Rất ít tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch (giả định) đối phó với khủng hoảng thanh khoản, nếu có xây dựng thì cũng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục.

Cho đến nay, cùng với đà phát triển của hệ thống ngân hàng cả về quy mô, số lượng và loại hình, một số chính sách của Ngân hàng Nhà nước cũng gây tác động không tốt cho các NHTM. Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định kể từ ngày 24/09/2009 tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay là 30% (so với quy định cũ tại Quyết định 457 là 40%), buộc ngân hàng giảm mạnh cho vay trung dài hạn để tránh vi phạm quy định mới.

Thông tư mới còn quy định “nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn vốn có thời hạn còn lại trên 12 tháng”, tức là, các khoản huy động có thời hạn gốc trên 12 tháng nhưng tại thời điểm tổ chức tín dụng tính tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, các khoản huy động này có thời hạn còn lại từ 12 tháng trở xuống chỉ được tính là nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, khoản cho vay trung hạn được quy định là “khoản cho vay, cho thuê tài chính có thời hạn cho vay trên 12 tháng”, tức là, các khoản vay có thời hạn trên 12 tháng, tại thời điểm tính tỷ lệ trên, nếu có thời hạn còn lại từ 12 tháng trở xuống vẫn được tính là cho vay trung dài hạn.

2.2.1.2. Quy định ca Ngân hàng TMCP Quân đội

Với định hướng trở thành tập đoàn tài chính đa năng, việc sử dụng các công cụ tài chính, bao gồm huy động vốn qua tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, và đầu tư vào các tài sản tài chính có chất lượng cao là các hoạt động then chốt giúp MB đạt được mức chênh lệch lãi cần thiết. Ngân hàng phải duy trì cơ cấu danh mục tài sản, công nợ và nguồn vốn vì mục tiêu an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.

Trong quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng đã sử dụng hiệu quả Cẩm nang Tín dụng, trong đó ghi rõ các điều kiện và thủ tục cho vay, cùng các hướng dẫn thực hiện để chuẩn hóa hoạt động tín dụng của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản được hạn chế thông qua việc nắm giữ một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong tài khoản Nostro và tại Ngân hàng Nhà nước ở mức độ hợp lý, các khoản tiền gửi có kỳ

hạn tại các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá. Các tỷ lệ an toàn có tính đến rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro thanh khoản.

Ngân hàng thường đánh giá chênh lệch lãi suất, so sánh với các thị trường trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh kịp thời. Việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ triển khai Hệ thống quản lý vốn tập trung và hệ thống thanh toán tập trung, theo đó toàn bộ các giao dịch mua bán vốn và thanh toán của ngân hàng đều do Hội sở chính thực hiện. Việc ấy cho phép giám sát hiệu quả hơn các biến động về vốn và giảm các sai sót có thể xảy ra cũng như giảm bớt những thủ tục phức tạp không cần thiết.

Từ năm 2008, tại công văn số 8738/NHNN-CNH ngày 25/09/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép MB áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại các khoản cho vay khách hàng theo điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo hệ thống này, cac khoản vay của MB sẽ được đánh giá và phân loại dựa trên cả hai yếu tố là định tính và định lượng.

Theo đó các khoản cho vay được phân loại theo mức độ rủi ro như sau

STT Xếp hạng Nhóm nợ Mô tả

1 AAA Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

AA Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

A Nhóm 1 Nợ đủ tiêu chuẩn

BBB Nhóm 2 Nợ cần chú ý

BB Nhóm 2 Nợ cần chú ý

B Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

CCC Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn

CC Nhóm 4 Nợ nghi ngờ

C Nhóm 4 Nợ nghi ngờ

Theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN, về việc phân loại nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, MB đã điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ đối với một số khoản vay của các khách hàng được đánh giá là sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi cơ cấu lại kỳ hạn nợ đồng thời giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản vay này như đã được phân loại theo quy định trước khi cơ cấu lại.

Dự phòng cụ thể

Rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ quy định. Dự phòng cụ thể được trích lập dựa trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Dự phòng chung

Theo Quyết định số 493/QĐ-NHNN, dự phòng chung được trích lập cho những tổn thất chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Ngân hàng phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

2.2.2. Quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

2.2.2.1. V nhân s và t chc

Hội đồng quản lý rủi ro: trực thuộc Hội đồng Quản trị, thực hiện giám sát tất cả các loại rủi ro trong toàn ngân hàng, qua đó sẽ có sự khái quát tổng thể về rủi ro, nhằm đưa ra được các chính sách đồng bộ, hợp lý, hiệu quả nhất. Hội đồng quản lý rủi ro có nhiệm vụ:

• Đảm bảo rằng tuyên bố chính sách rủi ro về mỗi loại rủi ro được chuẩn bị để Hội đồng Quản trị phê duyệt.

• Đảm bảo rằng chính sách rủi ro đã được thực hiện nghiêm chỉnh. • Quản lý nguồn vốn của ngân hàng.

• Đảm bảo xây dựng các hạn mức rủi ro thị trường và tín dụng.

• Quản lý Hồ sơ rủi ro tổng thể của rủi ro tác nghiệp trong các mảng kinh doanh.

• Rà soát hoạt động của Ủy ban quản lý rủi ro.

Ban điều hành: xây dựng quy trình hướng dẫn xác định lãi suất cho vay của từng sản phẩm tín dụng

Ủy ban quản lý rủi ro: trực thuộc Ban điều hành, có nhiệm vụ:

• Giám sát một cách tích cực quá trình quản lý rủi ro trong ngân hàng HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng Quản lý rủi ro

BAN ĐIỀU HÀNH BỘ PHẬN KIỂM TOÁN Ủy ban QLRR thị trường Ủy ban QLRR tác nghiệp Ủy ban QLRR tín dụng P.QLRR thị trường tại TSC P.QLRR tác nghiệp tại TSC P.QLRR tín dụng tại TSC P.QLRR tại Chi nhánh

• Chịu trách nhiệm xây dựng khung quản lý rủi ro

Thành viên Ủy ban quản lý rủi ro bao gồm: Tổng giám đốc (làm Chủ tịch), trưởng các Phòng Quản lý rủi ro và các phòng ban liên quan. Ủy ban hoạt động thông qua các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường.

Phòng Quản lý rủi ro TSC: có trách nhiệm giúp Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro.

• Hỗ trợ Ban điều hành, giúp Ban điều hành chứng minh với các cơ quan quản lý, kiểm toán và các cấp quản lý cao hơn rằng công tác quản lý rủi ro đã được thực hiện

• Làm đầu mối, chủ động triển khai vào thực tế, đến các bộ phận, các chi nhánh, đơn vị, phòng ban các khâu trong quản lý rủi ro của ngân hàng.

Phòng quản lý rủi ro chi nhánh:

• Giúp ban giám đốc chi nhánh thực hiện quản lý rủi ro, thực hiện các báo cáo liên quan đến quan đến quản lý rủi ro.

• Triển khai hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh dưới sự hướng dẫn, giám sát của phòng quản lý rủi ro TSC

Bộ phận Kiểm toán: chức năng kiểm toán nội bộ độc lập với quá trình quản lý rủi ro, nhằm kiểm tra tính hiệu quả của chính sách và khung quản lý rủi ro. Ban kiểm

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)