Các giải pháp về phía Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 81)

Rủi ro thanh khoản được đánh giá là rủi ro nguy hiểm nhất mà một ngân hàng phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh của mình. Rủi ro thanh khoản khi xảy ra có thể đẩy ngân hàng đến phá sản nếu không ứng phó kịp thời. Tác giả xin gợi ý một số giải pháp sau:

3.2.1.1. Lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng cần nhận thức đúng mức về rủi ro thanh khoản (giải pháp về nhận thức tư tưởng).

Đây là giải pháp tầm thường nhất song lại là giải pháp cần thiết nhất. Tầm thường vì vấn đề thanh khoản luôn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng, với các thuật ngữ banqueroute hay bankruptcy là những chuyện quá xưa cũ nên các nhà lý luận thấy không cần nhắc đến nữa khi mọi người đều biết. Trên thế giới, các ngân hàng từ khi ra đời, đã chịu không ít lần đổ vỡ rồi tự hoàn thiện vươn lên để đạt mức phát triển ngày nay. Biết bao kinh nghiệm đã được ghi nhận, đúc kết, hệ thống hóa lại trong sách vở. Tại các nước phát triển, quản lý rủi ro thanh khoản đương nhiên là một bộ phận hữu cơ trong quản trị NHTM.

Cần thiết vì ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nhưng mang tính xã hội hóa rất cao khi sự hưng vong của một ngân hàng luôn ảnh hưởng đến hàng vạn khách hàng cùng vô số người khác có liên quan. Sự lan tỏa này dễ gây ảnh hưởng dây chuyền đến

toàn hệ thống ngân hàng rồi cả xã hội theo hiệu ứng domino. Các cổ đông, các nhà quản trị NH biết rõ điều này, nên luôn sẵn sàng chịu rủi ro cao để mưu lợi cục bộ (“high risks, high profits”) vì cho là Nhà nước sẽ phải chống đỡ để ổn định chính trị- kinh tế-xã hội.

Muốn đánh tan quan điểm sai lầm này, cần có thời gian đào tạo trên thực địa để mọi người có liên quan cùng nâng cao nhận thức. Mặt khác, luật pháp cần nghiêm minh trừng trị thích đáng những người cố tình gây rủi ro thiệt hại cho ngân hàng đồng thời đủ sức răn đe ngăn chận những ai đang toan tính phạm tội gây thiệt hại cho ngân hàng.

Có một khía cạnh quan trọng trong nhận thức về rủi ro thanh khoản là mọi rủi ro trong hoạt động NH từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành, rủi ro tác nghiệp… cuối cùng đều đổ về rủi ro thanh khoản khi NH không đủ tiền để hoàn trả cho người gửi tiền.

3.2.1.2. Đảm bảo đủ vốn điều lệ theo quy định của Chính phủ

Khi thành lập,MB phải đảm bảo mức vốn điều lệ cao hơn vốn pháp định, nhưng ở mức hợp lý, tương xứng với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. Một chỉ số trạng thái tiền mặt hay chỉ số chứng khoán thanh khoản quá cao có thể hạn chế khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên các chỉ số này quá thấp lại đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro thanh khoản. MB cần xây dựng phương án chuẫn bị đáp ứng lộ trình tăng vốn pháp định đã đặt ra nhưng được tạm ngưng áp dụng do hậu quả của khủng hoảng tài chính thế giới.

3.2.1.3. Xây dựng hệ thống giám sát nội bộ (ICAAP)

Đây là giải pháp mà Basel II đã khuyến cáo. MB cần thiết lập cho riêng mình một hệ thống giám sát nội bộ và không ngừng nâng cao vai trò cũng như năng lực của bộ phận này. Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ có ban hành những quy định chung

nhằm hạn chế rủi ro hệ thống và tổn hại tài chính có thể xảy ra trong kinh doanh. Trong thực tế, các ngân hàng còn phải luôn đối mặt với các rủi ro phi hệ thống bên cạnh những rủi ro thị trường. Do đó, hơn ai hết, chỉ có nội bộ ngân hàng mới nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, những khó khăn, rủi ro cụ thể mà mình gặp phải trong hoạt động.

Tuy nhiên, Basel II cũng nhận định hệ thống giám sát nội bộ này lại dựa vào khả năng phán đoán chủ quan, đòi hỏi cán bộ chuyên trách này phải có năng lực chuyên môn cao và bản lĩnh nhất là khi cần thử nghiệm các mô phỏng giả định (stress test). Hiện nay, MB đã thành lập Ủy ban Quản trị rủi ro chịu trách nhiệm giám sát nội bộ tương tự như ICAAP, nhưng vai trò và chức năng còn mờ nhạt. Do đó giải pháp này cần được xem xét nghiêm túc và áp dụng triệt để hơn.

Vấn đề quan trọng không phải lập các Ủy ban cho đủ hình thức để báo cáo mà phải đảm bảo cho Ủy ban này làm việc hiệu quả. Ý kiến tư vấn của Ủy ban dễ bị gạt ra ngoài nếu Hội đồng Quản trị chủ trương chạy theo lợi nhuận, bỏ qua an toàn thanh khoản (hiểu ngầm là có NHNN Việt Nam đứng phía sau). Ở cấp chi nhánh, mọi công việc đều dồn cho Phòng Kiểm tra nội bộ (hay một định danh tương tự nếu có) bất kể họ có đủ sức đảm đương nổi hay không. Khi sự cố xảy ra, mọi tổn thất phát sinh dễ được quy kết cho hạn chế về năng lực chuyên môn.

Khả năng thanh toán và tính thanh khoản là hai vấn đề khác nhau dù thanh khoản được biểu hiện phần nào qua khả năng thanh toán. Thanh khoản là khả năng đáp ứng tức thì và đầy đủ mọi nhu cầu chi trả cần thiết cho hoạt động của đơn vị. Một ngân hàng được quản lý kém hay bất ngờ bị động có thể nhất thời bị hụt thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán về lâu dài. Một ngân hàng đã có dấu hiệu bị mất khả năng thanh toán, nếu khéo che đậy, trước mắt vẫn thể hiện thanh khoản dồi dào.

3.2.1.4. Vận dụng phương pháp, công cụ quản lý rủi ro thanh khoản khoa học của thế giới

Theo Thông tư 13 và các văn bản sửa đổi liên quan, việc quản lý rủi ro thanh khoản cần tuân thủ chuẩn mực quốc tế, cụ thể như sau :

- Xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý.

- Xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản. Mô hình này phải giả định các tình huống mô phỏng (Stress - testing) để phân tích khả năng chi trả và tính thanh khoản.

Để đáp ứng các đòi hỏi khắt khe ấy, MB phải nghiên cứu áp dụng những phương pháp, công cụ quản trị rủi ro thanh khoản tiên tiến trên thế giới, có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạt động của MB. Tuy việc áp dụng các công cụ cùng phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới là quyền lợi và trách nhiệm của chính MB, nhưng điều này không đơn giản với MB riêng lẻ. Việc nghiên cứu ứng dụng cần sự phối hợp giữa nhà khoa hoc, nhà quản trị cùng nhà lập pháp khi các phương pháp quản trị này cần những hệ thống thu thập và theo dõi dữ liệu thích hợp có thể đòi hỏi điều chỉnh hệ thống hạch toán hiện hành trong ngành ngân hàng. Khi khung kế toán hiện tại chưa tương thích, MB phải tạo lập cơ sở dữ liệu bằng thủ công sẽ khó đáp ứng yêu cầu quản trị tiên tiến như mong muốn.

3.2.1.5. Lập quỹ dự phòng và tiến hành các cuộc kiểm tra sức ép

MB nên sử dụng quỹ dự phòng như là một công cụ quản lý thanh khoản và tiến hành các cuộc kiểm tra sức ép. MB cần một danh mục tài sản dự phòng an toàn hơn, tránh chạy theo tỷ suất sinh lợi quá cao, cũng giảm bớt tính ỷ lại vào Ngân hàng Nhà nước khi hụt thanh khoản, vì việc bơm thêm phương tiện thanh toán để cứu ngân hàng luôn tạo ra áp lực lạm phát, cho dù sau đó sẽ có biện pháp thu hút tiền về song cũng khó thu hồi đủ lượng đã tung ra.

Kiểm tra sức ép là một công cụ bắt mạch và phát hiện sớm những dấu hiệu không tốt có thể xảy ra trong hoạt động tiền tệ tương lai. Nên tập trung kiểm tra sức ép vào sự kết hợp của những đặc tính và những cú sốc trên thị trường, để chọn ra những gợi ý về sự gián đoạn thị trường rộng hơn.

Trích lập dự phòng rủi ro là việc rất bình thường nhằm đảm bảo hoạt động an toàn ổn định cho ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, do đặc thù của đất nước, Bộ Tài chính chỉ mới cho phép trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Việc trích lập dự phòng cho các loại rủi ro khác, dù cần thiết, trước mắt, vẫn chưa được phép thực hiện. NHNN Việt Nam phải kiên trì thuyết phục mới mong Bộ Tài chính thay đổi quan điểm trong tương lai.

3.2.1.6. Quản lý thông tin và sẵn sàng ứng phó với các tin đồn

Từ các sự cố về thanh khoản xảy ra đối với Ngân hàng Á Châu đều lan truyền từ tin đồn thất thiệt, MB cần lập một bộ phận chuyên ứng phó với các tin đồn liên quan đến tài chính ngân hàng. Do hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, ngân hàng phải xử lý thật chuẩn các thông tin đang nắm giữ. Thông tin về khách hàng phải được tuyệt đối giữ bí mật theo nguyên tắc nghề nghiệp, nhưng cần minh bạch hóa tình hình tài chính của bản thân ngân hàng để mọi người có liên quan như khách hàng, các đối tác chiến lược, các cổ đông và nhà đầu tư, các cơ quan giám sát hiểu tường tận. Điều này, một mặt góp phần hạn chế các tin đồn tai ác vô căn cứ, mặt khác, thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ hệ thống tài chính lành mạnh của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đây cũng là đòi hỏi tiên quyết của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi NHTM cổ phần niêm yết ra sàn. Nhưng điều này hoàn toàn đi ngược với nguyên tắc bí mật tuyệt đối thông tin về tài chính-ngân hàng ở thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây.

3.2.1.7. Nâng cao năng lực tài chính của MB

Đến cuối Quý 1 năm 2013, MB có ngót 10.000 tỷ đồng vốn điều lệ và hơn 14.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, thuộc nhóm NHTM cổ phần hàng đầu. Áp lực cạnh

tranh ở thời kỳ hội nhập vào nền tài chính thế giới và khu vực thúc đẩy MB phải tiếp cận ngay với các phương pháp quản trị hiện đại của các NHTM trên thế giới luôn cả việc quản trị thanh khoản và rủi ro thanh khoản. Các phương pháp quản trị này chỉ có thể được ứng dụng trên nền tảng công nghệ tiên tiến. MB chỉ có thể hiện đại hóa công nghệ của mình khi có đủ năng lực tài chính mới mua được các phần mềm kỹ thuật trị giá hàng chục triệu USD. Giá trị đầu tư to lớn này, sau đó sẽ được khấu hao dần, theo chi phí hoạt động trong từng niên độ kế toán. Hiện đại hóa ngân hàng là một quá trình không có điểm dừng khi khoa học công nghệ trên toàn thế giới tiến như vũ bão chưa nói đến tương quy mô NH hiện tại giữa Việt Nam với một số nước lân cận. Mức vốn của MB vừa nêu thực sự còn khá khiêm tốn.

3.2.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.2.2.1. Kiến nghđối vi Chính Ph

Đổi mới nhận thức về luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập

Hệ thống quản lý kinh tế phải được chuyển đổi dần theo cơ chế thị trường, nếu vẫn duy trì theo lối quản lý hành chánh thì khó phát huy được tác dụng của các phần mềm quản lý rủi ro tiên tiến. Ngoài ra cần đưa chuẩn mực kế toán trong nước tiêp cận chuẫn mực quốc tế để thống nhất cách tạo cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ cho các phần mềm tiên tiến về quản trị rủi ro trong ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, Singapore là nước khống chế tốt nhất những tác hại của khủng hoảng nhờ có hệ thống pháp luật tốt nhất. Do ảnh hưởng từ tồn tại của quá khứ, người Việt Nam hiểu rằng “mình chỉ được làm điều gì mà pháp luật chính thức cho phép”. Nhận thức này trái ngược với quan điểm mới về pháp luật ở nhiều nước là “được phép làm bất cứ điều gì mà pháp luật chưa minh thị cấm đoán hay hạn chế”. Điều này giúp khơi dậy tính tiên phong chủ động cần có ở các doanh nghiệp kể cả ngân hàng.

Quản lý tốt thanh khoản là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của từng NHTM luôn cả MB. Vậy mà đang có tư tưởng chờ đợi NHNN thống nhất chỉ đạo thực hiện. Thanh khoản trong ngân hàng là vấn đề rất bức xúc nên MB cần tự lo liệu hầu đảm bảo an toàn cho bản thân. Với cách làm tự phát này, cơ quan quản lý Nhà nước thực sự khó tổng hợp, nhưng qua thời kỳ mở đường, các cơ quan chức năng sẽ hệ thống hóa lại theo một trật tự cụ thể.

Hướng ra khu vực tìm kiếm sự liên kết vững chãi

Nhà nước ta luôn tranh thủ những quan hệ liên kết và hỗ trợ tích cực từ các nước bạn, đặc biệt ở khu vực ASEAN trong mọi lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội. Và nhìn từ bài học của khối liên minh Châu Âu và Ủy ban Basel thì các mối liên kết này luôn là hậu thuẩn giúp cho các nước thanh viên phát triển nhanh và bền vững.

Chúng ta đã mời các ngân hàng lớn trên thế giới tham gia góp vốn làm cổ đông chiến lược không chỉ đơn thuần để đánh bóng thương hiệu trong nước. Chúng ta rất cần họ giúp đào tạo nhân sự về kỹ năng chuyên môn đồng thời chuyển giao dần kinh nghiệm quản trị điều hành một ngân hàng hiện đại. Chúng ta đừng ngại họ thôn tính chúng ta khi nới room đầu tư cho họ, vì dù làm gì, họ vẫn phải xin một tư cách pháp nhân để trụ trên thị trường Việt Nam. Nếu cứ để họ ở vị thế dự bị với 20% vốn điều lệ như hiện nay, nhiều sai phạm trong điều hành đều dẫn đến rủi ro thanh khoản; việc Nhà nước tiếp cứu sẽ dẫn đến lạm phát làm suy yếu tiềm lực kinh tế, họ thừa thời gian đợi lúc mua rẻ ngân hàng của chúng ta.

Chúng ta có thể liên kết với các ngân hàng lớn trong khu vực để khi bị hụt thanh khoản, có thể được ứng cứu nhanh, không để lan tỏa. Khi đã hội nhập sâu, tùy theo độ mở của nền kinh tế, sẽ có hiện tượng xuất nhập khẩu khủng hoảng kinh tế-tài chính. Nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang hướng theo luôn vận hành theo chu kỳ. Một liên kết khu vực như thế này sẽ giúp chúng ta chuẩn bị và phòng ngừa hữu hiệu, trước mắt là về vấn đề thanh khoản trong ngân hàng.

3.2.2.2. V phía Ngân hàng Nhà nước Vit Nam

Thực hiện đầy đủ chức năng ngân hàng của các ngân hàng trong quản lý Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng trong nước.

Trong phạm vi đề tài này, NHNN Việt Nam cần đi đầu mở đường cho nghiệp vụ phát triển. Tuy việc đảm bảo tốt thanh khoản là quyền lợi và trách nhiệm riêng của mỗi NHTM, NHNN Việt Nam nên chủ động nghiên cứu tiếp thu những tinh hoa mới nhất trên thế giới rồi hoạch định lộ trình thích hợp để các ngân hàng trong nước áp dụng, nói nôm na là Việt Nam hóa các phương pháp quản trị tiên tiến trên thế giới bao gồm quản lý thanh khoản. Hành động này có mấy lợi ích sau:

- NHNN là nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành trong cả nước rất dễ đi học tập nghiên cứu rồi phổ biến lại.

- Tiết kiệm nhiều chi phí cùng thời gian lại đạt hiệu suất làm việc cao hơn so với việc cử vài mươi đoàn lần lượt đi học.

- Thống nhất được cách triển khai ứng dụng ngay từ đầu thay vì để hành động tự phát rồi rút kinh nghiệm sửa chữa.

- Qua đó, có thể giám sát hữu hiệu từ xa thanh khoản của các ngân hàng.

Thanh khoản là vấn đề sống còn của ngân hàng. Để ngân hàng hoạt động an

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 81)