Các chỉ số theo quy định của Ngân hàng Nhàn ước

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 68)

Bảng 2.11: Chỉ tiêu thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tiêu chuẩn Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động (H1) 12.52% 10.60% 8.11% 9.49% 10.22% H1≥5% Vốn tự có/ Tổng tài sản Có (H2) 9.98% 8.10% 6.95% 7.33% 8.40% H2≥5% CAR 10.14% 7.70% 6.86% 6.21% 6.36% CAR≥9%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của MB

Hệ số giới hạn huy động vốn (H1) thường được gọi là Hệ số Cook

Hệ số này cho ta biết giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng, tránh tình trạng huy động vốn quá nhiều, vượt mức bảo vệ của vốn tự có, làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy động của NHTM phải ≤ 20 lần vốn tự có. Điều đó có nghĩa H1≥5%.

Nhìn chung, hệ số giới hạn huy động của MB vẫn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mức huy động vốn phù hợp với sức bảo vệ của vốn tự có. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vốn tự có trước những rủi ro là chưa cao. Trong giai đoạn 2010- 2011, hệ số H1 có sụt giảm do nguồn vốn huy động tăng mạnh, trong khi vốn tự có gia tăng chậm hoặc hầu như không gia tăng.

Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (tỷ lệ đòn bẩy) (H2)

Hệ số này đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của ngân hàng. Khi rủi ro xuất hiện, ngân hàng phải đối mặt với tài sản sụt giảm. Sự sụt giảm này càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Hệ số này cho phép ta đánh giá mức độ sụt giảm nhất định của tài sản so với vốn tự có của ngân hàng.

Ở Việt Nam, để đảm bảo an toàn kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua Quyết định 107/QĐ/NH5 ngày 09/06/2012 buộc các tổ

chức tín dụng phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có với tổng giá trị tài sản ở mức 5%.

Năm 2012, hệ số H2 tăng 0.38% so với năm 2011 do những khó khăn ngành ngân hàng gặp phải. Tình hình kinh tế không khả quan, khiến cho vay giảm mạnh kéo giảm tài sản của MB. Tình hình vẫn chưa cải thiện trong năm 2013, tuy Ngân hàng vẫn đáp ứng những yêu cầu về an toàn vốn theo quy định, dù ở mức thấp.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Theo các Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và số 22/2011/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước: “Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ)”.

Ngoài việc duy trì tỷ lệ vốn riêng lẻ, tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất)”.

Hệ số CAR của MB < 9% là có rủi ro lớn trong điều kiên môi trường vĩ mô của Việt Nam nên mới có mức quy định cao hơn Basel . Vốn chủ sở hữu của ngân hàng còn khá thấp. Vốn chủ sở hữu được xem là tấm đệm giúp ngân hàng chịu đựng các rủi ro thị trường cũng như các rủi ro chủ quan trong hoạt động của ngân hàng (rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức…). Khi rủi ro xảy ra dẫn đến thiệt hại tài chính, sẽ làm mất lợi nhuận rồi tiếp theo làm giảm dần vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu ít ỏi sẽ sớm bị tiêu hao hết, ngân hàng sẽ bị phá sản. Một ngân hàng sụp đổ sẽ gây sụp đổ dây chuyền cả hệ thống ngân hàng theo hiệu ứng Domino. Vốn chủ sở hữu của MB không đủ sức bảo vệ cho ngân hàng trước rủi ro có thể do:

- Vốn tự có của ngân hàng quá thấp so với quy mô sử dụng vốn của ngân hàng - Ngân hàng dự trữ vốn quá ít, đưa nhiều vốn vào kinh doanh

- Ngân hàng cho vay tín chấp khá nhiều, lại đầu tư nhiều vào chứng khoán doanh nghiệp hơn là vào chứng khoán của Chính phủ

Tuy nhiên việc nâng cao CAR khó khả thi hiện nay. Chính phủ rất muốn nâng vốn điều lệ của các NHTM lên 5.000 tỷ đồng theo lộ trình, nhưng chưa khả thi.

Một số ngân hàng lớn trên thế giới cụ thể là Wachovia Bank N.A. vào tháng 9/2008 đã từng tuyên bố CAR của họ đạt 13,75% so với chuẫn 8% của Basel, nhưng chỉ vài tuần sau đó ngân hàng này phải M&A vào ngân hàng Wells Fargo. Hệ số CAR cao cũng chưa hẳn là đã tốt nếu không huy động được nguồn vốn hay huy động được mà không cho vay được làm giảm các hệ số sinh lợi R.O.A., R.O.E. của ngân hàng gây ấn tượng không tốt. Sauk hi cân nhắc, NHNNVN chỉ yêu cầu các NHTM trong nước đảm bảo mức CAR tối thiểu 9%.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)