Quản lý thanh khoản dựa vào tài sản Nợ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 33)

Ngân hàng có thể đi vay trên thị trường tiền tệ (liên ngân hàng) để bù đắp sự tạm thời hụt thanh khoản. Phương án ứng phó này thường được chọn vào cuối ngày sau phiên giao hoán (clearing) cuối cùng, khi không còn có thể bán chứng khoán, hay kịp thời gian huy động thêm nguồn vốn. Các nghiệp vụ thường được sử dụng bao gồm: vay qua đêm (Over night), vay thanh toán bù trừ của Ngân hàng Trung Ương,...

Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản nợ được hầu hết các ngân hàng lớn sử dụng rộng rãi, có thể đáp ứng đến 100% nhu cầu thanh khoản của họ. Một số hình thức được sử dụng như:

+ Vay từ các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng và/hoặc tái chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương.

+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác của cá nhân và tổ chức kinh tế.

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Hạn chế của chiến lược này là ngân hàng bị phụ thuộc vào thị trường cho vay khi giải quyết thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao). Người điều hành thanh khoản sẽ cân nhắc chênh lệch giữa lãi suất cho vay và đi vay khi quyết định chọn phương án ứng phó. Lãi suất rẻ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng có thể là lợi bất cập hại. Kỳ hạn vay trên thị trường này thường rất ngắn (theo ngày hay tuần); việc dùng nguồn này để cho vay lại, tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, sớm đẩy ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn của rủi ro kỳ hạn, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Việc vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn tài chính khiến Ngân hàng Trung ương sớm chú ý rồi giám sát đặc biệt. Khi thông tin này lan rộng, người gửi tiền sẽ rút ồ ạt, ngân

hàng phải tốn thêm chi phí huy động vốn. Các ngân hàng khác sẽ thận trọng hơn trong quan hệ với ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản để tránh bị ảnh hưởng lây.

1.2.4.3 Chiến lược cân đối thanh khon gia tài sn Có và tài sn Nợ (Quản lý thanh khoản cân bằng).

Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn cùng chi phí cơ hội khi duy trì thanh khoản bằng tài sản có, phần lớn ngân hàng đã dung hòa trong việc chọn lựa chiến lược thanh khoản, đồng thời kết hợp cả hai chiến lược trên thành chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng. Nội dung của chiến lược này là nhu cầu thanh khoản thường ngày được đáp ứng từ dự trữ (tiền mặt tại quỹ, các chứng khoán khả mại và tiền gửi tại các ngân hàng khác). Các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán (theo thời vụ, chu kỳ và xu hướng) được hỗ trợ từ các hạn mức tín dụng thỏa thuận trước với các ngân hàng đại lý hoặc những nhà cung cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản đột xuất khó lường trước sẽ được đảm bảo từ việc vay ngắn hạn tên thị trường tiền tệ. Nhu cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định nghiêm túc và được tài trợ từ các cam kết tín dụng cùng chứng khoán có thể chuyển hóa nhanh thành tiền khi có nhu cầu thanh khoản.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn các phương án dự phòng khác nhau khi vận dụng chiến lược quản lý thanh khoản cân bằng

+ Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản + Thời hạn nhu cầu thanh khoản

+ Khả năng thâm nhập thị trường tài sản nợ + Chi phí và rủi ro

+ Dự báo lãi suất

+ Các quy định liên quan đến nguồn thanh khoản.

1.3. Giới thiệu về quy định cơ cấu vốn và giám sát ngân hàng Basel 2. 1.3.1. Các chuẩn mực của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản 1.3.1. Các chuẩn mực của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) bao gồm các thành viên Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ. Hàng năm, BCBS lập một diễn đàn về việc hợp tác thường xuyên trong các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng. Những năm gần đây, diễn đàn này đã thành lập bộ tiêu chuẩn đầy đủ về giám sát hoạt động ngân hàng, bao gồm Hiệp định Basel 2.

Basel 2 đưa ra một loạt các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng. Basel 2 bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo 3 mức:

Cấp độ I: Quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và

rủi ro hoạt động.

Cấp độ II: Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát.

Cấp độ III: Yêu cầu các ngân hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản liên

quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường.

Basel 2 có phạm vi áp dụng rộng không chỉ các ngân hàng quốc tế mà cả các công ty mẹ. Đối với rủi ro tín dụng, Basel 2 đưa ra các lựa chọn. Cụ thể, 2 phương pháp được đề xuất là phương pháp chuẩn và phương pháp phân hạng nội bộ. Hiệp ước Basel 2 còn đề cập đến các vấn đề chính gồm những quy định liên quan đến tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường.

Về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR), Basel 2 đề cập đến vấn đề vốn tự có của tổ chức tín dụng, nó phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại. Vốn điều lệ của ngân hàng càng cao, chứng tỏ ngân hàng có quy mô hoạt động lớn và ngược lại, nếu vốn điều lệ của ngân hàng ít thì quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại cũng nhỏ. Hệ số CAR phản ánh độ an toàn của ngân hàng thương mại. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Ở Việt Nam theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ này là 9%, còn theo chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến thì vẫn là 8%.

Về quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý, Hiệp ước Basel 2 quy định các quy tắc giám sát, quản trị và hướng dẫn quản lý rủi ro đối với các ngân hàng. Quá trình giám sát và quản trị này không những nhằm mục đích khẳng định việc các ngân hàng duy trì một mức vốn phù hợp đối với toàn bộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật để quản lý rủi ro tốt hơn.

1.3.2. Một số khía cạnh thiếu sót của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản

Basel 2 là một khuôn mẫu quy định về cơ cấu vốn an toàn cho thị trường ngân hàng và cũng là một trong những giải pháp cho vấn đề liên quan đến tính thanh khoản. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ, Basel đã nổi lên một số khía cạnh thiếu sót.

Khía cạnh thứ nhất, Basel 2 yêu cầu ngân hàng duy trì dự trữ vốn để đối phó với những rủi ro từ hoạt động ngoại bảng, cho dù những rủi ro đó là ngắn hạn và dưới một

năm. Đây là một yêu cầu cần thiết nhằm bảo đảm hỗ trợ thanh khoản khi khách hàng đến rút tiền, tuy nhiên mức độ bắt buộc duy trì dự trữ còn hạn chế. Thị trường ngày càng mở rộng và các sản phẩm tài chính mới trở nên phức tạp hơn, rủi ro từ hoạt động ngoại bảng cũng gia tăng lên. Do đó, sẽ tốt hơn nếu các ngân hàng có thể gia tăng mức độ vốn dự trữ.

Khía cạnh thứ hai, chính là việc bổ sung sự giám sát kỷ luật của thị trường. Xuất phát từ quá trình chứng khoán hóa đang diễn ra mạnh mẽ và mục đích cải thiện cho sự thiếu hụt thông tin của các nhà đầu tư, Basel 2 gợi ý về một hệ thống mở cửa, cho phép người tham gia thị trường biết được những thông tin về rủi ro thiệt hại, quá trình giám sát nội bộ và vốn điều chỉnh của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có một thỏa hiệp cụ thể nào được thực hiện.

Khía cạnh thứ ba là ý tưởng về một cơ sở vốn mạnh sẽ giúp hạn chế tác động của cú sốc thanh khoản. Vốn đầy đủ có thể là hình thức tái bảo hiểm cho những người tham gia thị trường. Kể từ cuối thập niên 80, các định chế tài chính đã dựa vào lượng vốn mạnh để giải quyết những rủi ro tài chính có thể đẩy ngân hàng đến khó khăn. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít ngân hàng trường vốn hóa phải đối mặt với vấn đề thanh khoản trong những điều kiện bất lợi ở đợt khủng hoảng vừa qua. Vốn mạnh chưa phải là an toàn tuyệt đối mà quan trọng là lượng vốn đó có tính lỏng như thế nào. Do đó, thanh khoản là một phần bổ sung của chỉ số khả năng thanh toán.

Khía cạnh cuối cùng là Basel 2 muốn củng cố thêm những ứng dụng quản lý rủi ro ngân hàng. Những tổ chức tài chính được yêu cầu thiết lập một hệ thống giám sát nội bộ (ICAAP); hệ thống nội bộ này sẽ xác định toàn bộ vốn họ cần để đối phó với những rủi ro gặp phải, ngoài các rủi ro ngoại bảng. Những nhà giám sát nội bộ này có nhiệm vụ xác định mức độ rủi ro nào được chấp nhận phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhận dạng những rủi ro ngân hàng cần đối phó, gọi là “Quá trình đánh giá và thể hiện kiểm soát” (SREP). Họ có thể yêu cầu ngân hàng tăng vốn điều lệ nhằm mục đích

giảm thiểu rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, một điểm hạn chế là Basel 2 lại quá đề cao mức độ của việc tự do quyết định trong quá trình giám sát này.

Thật ra, rủi ro thanh khoản được các nhà quản trị ngân hàng nhận thức từ lâu và rất được quan tâm theo dõi ứng phó, dù nó có thể chưa mang nội dung được hệ thống và khái quát như hiện nay, nên Ủy ban Basel không cần phân tích sâu hơn nữa mà chỉ gói gọn qua yêu cầu về an toàn vốn ở hệ số CAR.

1.4. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam ngày nay về quản lý rủi ro thanh khoản thanh khoản

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, một lần nữa làm nổi bật tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro thanh khoản tại các định chế tài chính ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế mới nổi.

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần SMBC Nhật Bản phần SMBC Nhật Bản

Ngân hàng thương mại cổ phần Sumitomo Mitsui (SMBC-Nhật Bản) thành lập năm 1919, không chỉ là một trong những NHTM hàng đầu của Nhật Bản, có uy tín và tiềm lực tài chính trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà còn là một trong những ngân hàng hàng đầu thế giới về quy mô và mức độ tín nhiệm. SMBC đã thực hiện chiến lược quản lý rủi ro tiêu biểu như sau:

Thứ nhất, để quản lý thanh khoản, SMBC luôn duy trì một lượng vốn cấp 1 và cấp 2 bằng 30% tổng tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản.

Thứ hai, SMBC còn chủ động thiết lập Hội đồng quản lý chiến lược ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản phát sinh bằng cách vay những nguồn vốn khả dụng tức thời trên thị trường tiền tệ và kêu gọi ngân hàng tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro thanh khoản. Ngoài ra SMBC còn thực hiện hợp nhất tài khoản (đơn giản hóa việc giám sát và quản lý các khoản phải thu và phải trả, đồng thời giúp kịp thời huy động vốn), tập

trung tiền mặt tự động (tự động huy động tiền nhàn rỗi từ các tài khoản phụ vào một tài khoản chính)

Thứ ba, SMBC luôn chủ động trong khâu phòng chống rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, SMBC còn thực hiện chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán rủi ro.

1.4.2. Kinh nghiệm từ các sự cố trong quản lý rủi ro thanh khoản

Trên thế giới cũng như ngay trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều định chế tài chính có danh tiếng sụp đổ vì mất khả năng thanh toán. Báo chí từng đề cập rất tỉ mỉ; tiếc là trong khả năng hạn hẹp của mình, tác giả chỉ xin phép liệt kê lại vài trường hợp minh họa.

+ Trường hợp của Ngân hàng Barings: Nick Leeson mạo hiểm quá sâu vào đầu cơ chứng khoán, chênh lệch lỗ khiến ngân hàng mất vốn, bị Tòa án tuyên bố phá sản, được Ngân hàng Ing mua lại theo giá danh dự 1USD.

+ Trường hợp Lehman Brothers: Từ việc chứng khoán hóa các khoản tín dụng bất động sản dưới chuẩn dẩn đến mất khả năng thanh toán phải phá sản.

+ Trường hợp của Tín Nghĩa Ngân hàng tại Sài Gòn năm 1973: Ngân hàng này quá

bạo dạn đẩy lãi suất huy động vốn lên quá cao gần 40%/năm vượt xa các ngân hàng khác #4%/năm, không thể cho vay ra được, lại còn tung ra sản phẩm có thể rút tiền bất cứ nơi đâu khi công nghệ chưa theo kịp trong giao dịch trực tuyến nên bị lừa đảo, chịu tổn thất nặng, phải bị Ngân hàng Trung ương rút giấy phép hoạt động vào cuối tháng 04/1973.

+ Trường hợp NHTM Cổ phần Á Châu: Lần đầu vào tháng 10/2003, trước tin đồn Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt bỏ trốn, người gởi ồ ạt đến rút tiền gây náo động trên nhiều đường phố tại Tp. Hồ Chí Minh, khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải vất vả đi gom hàng ngàn tỷ đồng tiền mặt hổ trợ trong mấy ngày liền kèm nhiều biện pháp

khác mới cô lập không để vụ việc lây lan thành khủng hoảng hệ thống, giữ được thương hiệu ngân hàng.

Lần tiếp theo vào tháng 08/2012, khi hai Ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải bị bắt, lại có hiện tượng rút tiền ồ ạt, nhưng nhờ kinh nghiệm, Ngân hàng Nhà nước ứng phó tốt, nhanh chóng làm chủ tình hình.

Dù do nguyên nhân ngoại sinh – từ tin đồn ngoài xã hội – hay từ nguyên nhân nội sinh – các rủi ro đạo đức, tác nghiệp, vận hành, thị trường, tín dụng, kỳ hạn khi phát sinh kết hợp, đều cộng hưởng với nhau để đổ về rủi ro thanh khoản. Quá một ngưỡng nhất định, rủi ro thanh khoản sẽ vượt khỏi tầm khống chế của người điều hành. Lúc ấy, nếu không tích cực tập trung biện pháp ứng phó kịp thời – không loại trừ sự hổ trợ từ cả hệ thống tài chính-ngân hàng, nhất là của Ngân hàng Trung ương – việc thiếu hụt thanh khoản nhanh chóng dẫn đến mất khả năng thanh toán, rồi phá sản. Ở Việt Nam, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thường can thiệp, không để bất cứ tổ chức tín dụng nào phá sản, để ổn định kinh tế trong nước.

Sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước không thể kéo dài mãi được theo tiến

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội MB Bank (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)