MỘT VÀI LIÊN HỆ VỚI CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ KHÁC

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 67)

6. Bố cục khoá luận

2.2. MỘT VÀI LIÊN HỆ VỚI CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ KHÁC

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước đòi hỏi của nền sản xuất xã hội hóa cao, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước với đặc điểm chung cơ bản là Nhà nước kết hợp chặt chẽ, thường xuyên với tư bản độc quyền điều tiết nền kinh tế. Nhưng sự can thiệp của Nhà nước không hoàn toàn giống nhau, do vậy đã hình thành nên những mô hình kinh tế khác nhau: mô hình chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ, mô hình kinh tế thị trường xã hội (điển hình ở Đức)và mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo định hướng hành chính ở Nhật Bản. Cả ba mô hình này đều gắn với ba trung tâm kinh tế là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Mỗi mô hình đều có những đặc trưng, những mặt tích cực và hạn chế riêng.

Mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo định hướng hành chính Nhật Bản có đặc trưng cơ bản là Nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế. Trong mô hình này, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách để phát triển kinh tế. Thứ nhất, Chính phủ vừa thực hiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tư do kinh doanh thuận lợi; vừa loại bỏ những yếu tố không hoàn thiện của thị trường. Thứ hai, Chính phủ đảm trách chi phí đầu tư cho những ngành công nghiệp không có lãi nhưng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục… Thứ ba, sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân trong phát triển kinh tế được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. Thứ tư, Chính phủ coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế quốc dân.

Mô hình này được mô tả như là “hệ thống mẫu mực của phát triển đuổi kịp” - nổi bật trước hết bởi hiệu quả cao của việc Nhà nước can thiệp vào kinh tế cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Có thể nói đây là “mô hình thật sự tối ưu trong giai đoạn xã hội công nghiệp” [29]. Mô hình đó có những ưu điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, mô hình kinh tế theo định hướng hành chính ở Nhật Bản kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống Nhật Bản với học thuyết J.M.Keynes, phát huy triệt để vai trò can thiệp, điều tiết kinh tế của Chính phủ, trong đó có sự kết nối chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với quan chức Chính phủ và giới kinh doanh, hình thành cái gọi là “tam giác quyền lực” ở Nhật Bản. Việc dựa vào các mối quan hệ chặt chẽ giữa các giới hoạt động kinh doanh với bộ máy

nhà nước đã góp phần tăng vị thế của giới quan chức Nhà nước trong đời sống kinh tế của đất nước. Chính cơ chế này đã đảm bảo sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa bộ máy Chính phủ và xí nghiệp tư nhân; đảm bảo phản ứng nhanh của các bộ đối với các nhu cầu của hoạt động kinh tế. Điều có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản là đã tạo lập được mối quan hệ thường xuyên, gần gũi giữa Chính phủ và doanh nghiệp.

Thứ hai, mô hình kinh tế Nhật Bản đối lập với mô hình kinh tế thị trường kiểu Mỹ vì vai trò của Nhà nước chi phối rất mạnh đối với nền kinh tế. Chính Nhà nước đóng vai trò thúc đẩy, tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế phát triển. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hình thức liên minh các doanh nghiệp gọi là Zaibatsu Nhật Bản, Zaibatsu ra đời nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước nguy cơ đe dọa, cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia nước ngoài và mong muốn xây dựng sức mạnh cạnh tranh quốc tế. Mỗi liên minh khoảng từ 20 - 30 doanh nghiệp lớn, bao quanh chúng là một ngân hàng chung. Các hãng lớn này đại diện cho các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế và chính các công ty của Nhật Bản thực sự đóng vai trò to lớn đối với các quá trình khôi phục và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới. Sự hình thành của các Zaibatsu được khẳng định là một sự phát triển thích hợp với môi trường kinh tế trong nước và ngoài nước ở thời kỳ đó. Chính phủ bằng sức mạnh của mình đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Zaibatsu thâm nhập thị trường mới.

Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thì vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Nhật Bản là tiến hành những cải cách và tái tổ chức mới, đặc biệt là việc phải giảm thiểu vai trò độc tôn của các Zaibatsu đã dẫn tới sự tất yếu phải giải thể các tập đoàn này. Việc giải tán các Zaibatsu đã tạo ra một hệ thống thị trường cạnh tranh cho Nhật Bản. Do đó, trong nền kinh tế đã xuất hiện một lớp doanh nhân và quản lý mới. Để tăng mức cạnh tranh trên thị

trường quốc tế và đối phó với khả năng các công ty đa quốc gia đầu tư vào thị trường Nhật Bản theo chương trình tự do hóa tư bản, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế MITI đã tích cực khuyến khích, dàn xếp nối kết các xí nghiệp lại tạo thành những công ty lớn. Quá trình tập trung hóa, độc quyền hóa diễn ra dưới sự bảo trợ về chính sách của Chính phủ đã tạo điều kiện cho sự phát triển của tập đoàn kinh tế Nhật Bản. Tập đoàn kinh tế có vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản. Để mở rộng sản xuất, tăng doanh thu, các công ty đều tìm kiếm lĩnh vực đầu tư mới; để giải quyết khó khăn về công nghệ, các công ty tiến hành các kế hoạch mở rộng đầu tư máy móc, thiết bị, bằng cách tăng lợi nhuận và mở rộng sản xuất bằng vốn vay nợ. Tập đoàn kinh tế Nhật Bản thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn, tập đoàn Mitsui với khoảng 2000 công ty và phạm vi hoạt động được mở rộng ra nhiều ngành: từ thép, đóng tàu tới ngân hàng, bảo hiểm; từ dầu khí và sản xuất đồ gia dụng tới du lịch, năng lượng hạt nhân...

Như vậy, sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế Nhật Bản thể hiện rất rõ quá trình kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại của nền công nghiệp phương Tây với tính truyền thống của nền văn minh Nhật Bản và điều đó cho phép Nhật Bản đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế.

Thứ ba, mô hình kinh tế thị trường theo định hướng hành chính Nhật Bản còn có những đảm bảo cho người lao động. Đó là chế độ làm việc suốt đời. Chế độ này có nghĩa là người công nhân được được tuyển ngay từ khi rời ghế nhà trường, liên tục làm việc cho một công ty cho đến lúc về hưu ở độ tuổi nhất định, thường là 55 tuổi. Sự cam kết của các công ty với người lao động được Chính phủ ủng hộ bằng các khoản trợ cấp đào tạo lại, trợ cấp bù lỗ do giữ nhân viên lại mà không sa thải vào lúc khó khăn, hoặc trợ cấp thất nghiệp và bằng cách giúp đỡ tổ chức lại một công ty sắp bị phá sản hoặc bằng

cách tìm một đối tác sáp nhập để có thể giữ lại được những nhân viên suốt đời đó. Tuy nhiên, nếu công ty phá vỡ cam kết, thì họ sẽ bị Chính phủ khiển trách, công luận phê phán, nhân viên không tôn trọng, công đoàn sẽ gây sức ép và sẽ bị khó khăn trong những lần tuyển mộ sau. Chính vì vậy mà ở Nhật tỷ lệ thất nghiệp rất thấp.

Mô hình kinh tế này còn mang lại nhiều thành công đó là duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đưa tới sự “thần kì” Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tuy nhiên mô hình kinh tế theo định hướng hành chính Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới hai cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, sự can thiệp thái quá của Nhà nước với nền kinh tế đã hạn chế chức năng của thị trường tự do, cản trở việc hình thành những đổi mới cơ bản của nền kinh tế. Do đó đã kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Thứ hai, xã hội Nhật Bản là xã hội hạn chế tiêu dùng do phần lớn thu nhập của dân chúng đã gửi vào quỹ tiết kiệm. Chủ nghĩa tư bản Nhật không những kìm hãm mức lương mà còn hạn chế cả chế độ bảo hiểm xã hội của công nhân. Hầu hết công nhân ở xí nghiệp nhỏ đều không được hưởng chế độ này, Công nhân ở các xí nghiệp lớn, chế độ bảo hiểm cũng rất lạc hậu “50% tiền thuốc, phụ cấp tai nạn lao động tối đa không quá 60% tiền lương, tiền trợ cấp hưu trí không đủ sống khi về già…” [10, tr.62]. Chính vì vậy để đảm bảo cuộc sống tối thiểu trong những lúc ốm đau, khi về già, muốn cho con cái đi học… người công nhân không có cách nào khác phải gửi tiết kiệm vào quỹ tiết kiệm, các ngân hàng. Cuộc sống khổ cực đã buộc họ phải sống tằn tiện, chắt chiu. Dần dần, điều đó gần như trở thành một thói quen của người Nhật. Bên cạnh đó sản xuất ở Nhật Bản chủ yếu dựa vào xuất khẩu, trong khi nguồn nguyen – nhiên liệu đa phần nhập khẩu từ bên ngoài nên khi kinh tế thế giới suy sụp nền kinh tế Nhật Bản cũng sup sụp theo.

Ngày nay, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa sâu rộng, môi trường kinh doanh ngày càng có tính cạnh tranh hơn, đòi hỏi mọi quốc gia, doanh nghiệp cũng như từng cá nhân phải năng động, sáng tạo và tự chủ hơn. Do đó, mô hình Nhật Bản một thời được nhiều người ngưỡng mộ, nay đã dần dần trở nên khiếm khuyết, kìm hãm sự vận động tiến lên của nền kinh tế, vai trò của các chủ thể kinh tế tiếp tục giảm, nó không còn phù hợp khi chuyển sang giai đoạn xã hội hậu công nghiệp. Đặc biệt khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 tràn tới Nhật Bản, Nhật Bản bị nhấn vào khủng hoảng kinh tế toàn diện. Xuất phát từ thực tế đó,Nhật Bản tiến hành phi điều chỉnh nền kinh tế nhằm mục đích giảm xuống mức tối thiểu sự can thiệp của Nhà nước, đưa nền kinh tế trở lại hoạt động theo cơ chế tự điều chỉnh, dựa trên những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đích thực, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Mô hình chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ hay còn gọi là mô hình chủ nghĩa tư bản tự do phi điều tiết. Khác với sự can thiệp sâu của Nhà nước vào kinh tế như trong mô hình kinh tế của Nhật Bản, mô hình kinh tế này coi sự can thiệp của Nhà nước rất hãn hữu các mối quan hệ kinh tế đều được giải quyết thông qua thị trường là chính. Do đó, mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do nguyên nhân chủ yếu từ sự trục trặc hay sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường. Trong mô hình này, thị trường lao động có tính linh hoạt cao và các luật lệ về thị trường lao động đều thiên về bảo hộ người chủ tư bản hơn là người lao động làm thuê.

Mô hình này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết kinh tế của Adam Smith và vai trò của Nhà nước đối với kinh tế luôn được điều chỉnh. Mô hình chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ xuất hiện ở Anh từ thế kỉ XVIII. Sau năm 1776, Mỹ cũng đã áp dụng mô hình này và rất thành công. Mô hình này đề cao sức

mạnh vạn năng của thị trường và phát huy vai trò của nó trong nhiều thập niên, đặc biệt trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Nhưng sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, các nước tư bản đã tự điều chỉnh bằng biện pháp sử dụng ngân sách Nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế, tăng cường vai trò của Nhà nước. Đến đầu thập kỉ 70, khi nền kinh tế bị suy thoái các nước theo mô hình này lại quay trở lại với mô hình kinh tế thị trường tự do. Chủ nghĩa tự do mới đã được vận hành ngay tại Mỹ, các nước Tây Âu và hàng loạt nước khác. Mô hình kinh tế này tiếp tục được phát triển cho tới đầu thế kỉ XXI.

Mô hình chủ nghĩa tư bản Anh - Mỹ đã tạo điều kiện cho Anh, Mỹ trở thành những nước đi đầu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận các công ty Anh , Mỹ đạt tới mức tối đa.

Trong khi mô hình kinh tế này đem lại lợi nhuận tối đa cho các công ty trong khi thu nhập của người công nhân bình thường lại rất thấp. Vào khoảng những năm 80, thu nhập của Hội đồng quản trị các công ty gấp 35 lần của người công nhân bình thường thì đến đầu thế kỉ XXI tăng lên 157 lần. Chính vì vậy mà nó tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

Mô hình kinh tế thị trường xã hội ra đời trong bối cảnh của nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai và là kết quả của sự thỏa hiệp giữa bốn trường phái lớn theo đuổi những chủ trương khác nhau về khôi phục nền kinh tế nước Đức thời hậu chiến. Mô hình kinh tế thị trường xã hội được Thủ tướng Đức Lutvich Erhard đề xướng năm 1949.

Đặc trưng của mô hình này là kết hợp chặt chẽ giữa tự do cá nhân và phúc lợi xã hội. Kích thích tự do cạnh tranh nhưng vẫn lưu ý tới sự hài hòa giữa các nhóm xã hội. Chủ nghĩa tư bản đề cao khẩu hiệu hiệp thương nhất trí giữa nhà tư bản và các nhóm xã hội. Mô hình này là một dạng biến thể của mô hình kinh tế thị trường tự do. Nhưng nội dung thực chất là sự gắn kết trên

cơ sở thị trường một cách hợp lý giữa các mặt kinh tế – xã hội và chính trị. Coi các thị trường chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ và coi luật pháp, nhà nước, đạo đức… không hề kém quan trọng hơn so với các chính sách kinh tế, tài chính.

Mô hình kinh tế này cũng đã đưa nước Đức từ thời kỳ đen tối sau chiến tranh trong vòng chưa đầy một thập kỷ trở thành trung tâm kinh tế của châu Âu. Nhưng mô hình này lại kìm hãm sự phát triển của các công ty, suy giảm động cơ làm việc, tạo ra sự trì trệ của xã hội và thúc đẩy tình trạng lạm phát.

Bên cạnh những điểm khác biệt của mỗi mô hình như đã nêu trên, giữa ba mô hình này cũng có những điểm tương đồng rất cơ bản.

Thứ nhất, cả ba mô hình kinh tế thị trên “đều được xây dựng và vận hành dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi là: sở hữu tư nhân, lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị trường và tự do dân chủ theo kiểu phương Tây” [30].

Thứ hai, trên thực tế cả ba mô hình này đều sử dụng rộng rãi sự điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, vai trò điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước luôn được thay đổi linh hoạt, theo những hình thức và phương pháp phù hợp.

Chính phủ ở các nước này đều sử dụng những biện pháp can thiệp có chủ đích nhằm trợ giúp một số ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển dài hạn của nền kinh tế, hoặc kiểm soát, hạn chế sự phát triển của những doanh nghiệp, những ngành gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế” [30].

Thực tế trên cho thấy, thực tiễn và lý luận về mô hình kinh tế thị trường hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp; các mô hình trên đều được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia nên

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)