Vai trò phát huy và sử dụng nhân tố con người vào phát triển kinh

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 57)

6. Bố cục khoá luận

2.1.6. Vai trò phát huy và sử dụng nhân tố con người vào phát triển kinh

tế

Như chúng ta đã biết Nhật Bản là nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên và diện tích đất đai nên việc phát huy nhân tố con người vào phát triển kinh tế là điều hết sức cần thiết. Mặt khác, sau chiến tranh Nhật Bản là một nước có dân số đông, năm 1947 dân số Nhật Bản là 78 triệu người “có mật độ khá cao chứng trên 200 người/km2” [14, tr.38]. Về cơ bản dân số đông là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vì đó là nguồn cung cấp và dự trữ lao động dồi dào, là một trong ba nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất. Xuất phát từ thực tế trên, Nhà nước Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới hai đã có nhiều chính sách cụ thể để làm sao nuôi dưỡng dân chúng trong điều kiện tốt nhất có thể.

Chính phủ đã tìm cách cải thiện triệt để các điều kiện ăn uống, dinh dưỡng và sức khỏe của dân chúng bằng nhiều nghiên cứu và phổ biến thông tin về chế độ dinh dưỡng của lương thực trên khắp các địa phương. Chính phủ đã ban hành những luật xúc tiến việc nghiên cứu khoa học ăn uống và khuyến khích cải tiến dinh dưỡng cho phù hợp với người Nhật, giúp đỡ đào tạo những chuyên gia về dinh dưỡng. Vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em được đặc biệt chú ý. Cụ thể tại hầu hết các trường học từ nhà trẻ đến hết giáo dục bắt buộc và một phần ở các trường Đại học đều có chương trình tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh. Kinh phí bữa ăn do Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương trợ cấp và do cha mẹ học sinh đóng góp. Điều quan trọng của “Chương trình bữa ăn trưa cho học sinh” là các nhà dinh dưỡng Nhật Bản giáo dục được cho học sinh về tầm quan trọng và tác dụng của dinh dưỡng, cung cấp , cung cấp cho các em kiểu mẫu về những bữa ăn đủ dinh dưỡng,

phù hợp lứa tuổi. Hàng năm, những chương trình nghiên cứu dinh dưỡng lại đưa ra những tiêu chuẩn dinh dưỡng phù hợp cho từng lứa tuổi ở Nhật Bản. Các đội tự nguyện được tổ chức làm nhiệm vụ tuyên truyền ở các địa phương về ăn uống dinh dưỡng và hợp vệ sinh thông qua nhiều hình thức trong đó chú ý nhất là hình thức “những chiếc xe bếp ăn”.

Trong lĩnh vực sức khỏe, tỷ lệ tổng sản phẩm quốc dân chi cho y tế đã tăng lên nhanh trong nhiều năm sau khi tạo dựng được chế độ chăm sóc sức khỏe cho toàn dân vào cuối những năm 50, rồi được giữ vững trừ các năm 1973 đến 1975, khi nó được gia tăng để theo kịp với mức lạm phát trong khi tổng sản phẩm quốc dân vẫn giữ ở mức cũ. Tính tổng quát “tỷ lệ của tổng sản phẩm quốc dân dành cho chăm sóc sức khỏe đã tăng từ 2,6% năm 1961 lên 4,3% năm 1975 và trong khi tổng sản phẩm quốc dân tăng 7 lần thì chi phí cho chăm sóc sức khỏe tăng gấp 12 lần trong cùng thời kì” [14, tr.46]. Chi phí của Nhật Bản cho chăm sóc sức khỏe, kể cả tỉ lệ bác sỹ, y tá, bệnh viện và giường bệnh so với dân số vào giữa những năm 70 đã cao hơn mức trung bình các nước Tây Âu.

Ngoài đầu tư cho sản xuất, nhập khẩu các thiết bị y tế và các loại thuốc men hữu hiệu mới, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng dịch cũng được giới quan chức Nhật Bản quan tâm đặc biệt. Việc kiểm tra các cửa hàng ăn, bệnh viện có tuân tuân thủ các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và vệ sinh được tiến hành thường xuyên. Các nhân viên y tế thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho thanh thiếu niên, thường xuyên tiêm chủng các loại vác xin cho học sinh và trẻ em. Các phương tiện truyền thông cũng có vai trò tích cực trong việc phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản thường cung cấp những kiến thức chi tiết cho các bà mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Nhờ các hoạt động trên mà sức khỏe của người dân Nhật sau chiến tranh được cải thiện rõ rệt cả về chiều cao, trọng lượng và tuổi thọ. Tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh đã giảm mạnh, từ 16,17% sau chiến tranh xuống còn hơn 6% vào đầu những năm 70. Chiều cao và trọng lượng cở thể của thanh thiếu niên Nhật Bản đã được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ của người dân Nhật Bản được nâng cao không kém tuổi thọ của các nước công nghiệp phát triển khác “Năm 1955 tuổi thọ của người Nhật là 63,5 – 67,8 thì đến năm 1970 tăng lên 69,3 – 74,7 và năm 1975 là 71,8 – 77, trong đớ độ tuổi trung bình của Mỹ năm 1975 là 68,7 – 76,5” [14, tr48]. Đây là những yếu tố quan trọng để có nguồn lao động khỏe mạnh đủ khả năng tham gia sản xuất phát triển kinh tế.

Như trên đã đề cập, dân số đông là một điều kiện cần thiết và thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng nạn thất nghiệp cao, tỉ lệ tăng dân số nhanh trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn cũng tạo ra nguy cơ kìm hãm tăng trưởng kinh tế và giảm chất lượng lao động. Không thể dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng dư thừa và tăng dân số như trước, nhưng kinh tế - xã hội sẽ không thể phát triển nếu không giải quyết vấn đề dân số. Đó là thách thức to lớn đặt ra cho Chính phủ và các nhà dân số học.

Vì vậy Chính phủ coi việc giảm tốc độ tăng dân số là một trong những vấn đề ưu tiên giải quyết để tạo đà cho tái thiết đất nước và phát triển kinh tế. Năm 1948, Luật Bảo vệ và Ưu sinh được ban hành, việc phá thai được hợp pháp hóa ở một trong những điều kiện nhất định và ngày càng được nới rộng. Năm 1952, chương trình kế hoạch hóa gia đình và các hoạt động liên quan của Bộ Y tế và phúc lợi xã hội được triển khai trên toàn quốc. Chương trình này đặt mục tiêu trước hết là đem lại hạnh phúc cho người dân. Đi đôi với việc tuyên truyền các biện pháp y tế (thông tin hướng dẫn về phòng tránh thai, cung cấp rộng rãi các phương tiện phòng tránh thai…), chương trình thông

qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoạt động xã hội nâng cao nhận thức của dân chúng về nguy cơ của vấn đề tăng dân số quá nhanh, về tác dụng của việc giảm dân số.

Thực tế khó khăn sau chiến tranh và các biện pháp tuyên truyền tích cực trên đã khiến người dân Nhật Bản rất có ý thức cần thiết về việc giảm sinh. Sau một thời gian thực hiện chính sách dân số Nhật Bản đã đạt được kết quả khả quan. Trong vòng 10 năm, từ năm 1947 đến năm 1975 tỉ lệ sinh đẻ đã giảm còn 1,7 %. Cùng với tỉ lệ sinh đẻ giảm, tốc độ tăng dân số cũng giảm tương ứng. Từ chỗ tăng 2,84% vào năm 1945, đã giảm còn 1,01% năm 1965. Có thể nói, Nhật Bản sau chiến tranh đã giải quyết thành công vấn đề tăng dân số. Nếu các nước Tây Âu phải mất hơn 50 năm mới chuyển sang được thời kì tăng trưởng dân số thấp thì Nhật Bản chỉ mất 10 năm. Đây chính là một yếu tố thuận lợi cho việc tập trung nâng cao chất lượng dân số và phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng giáo dục vì cho rằng con người là yếu tố quyết định tăng trưởng; giáo dục là công cụ hiệu quả để dậy cho công chúng biết quy tắc xã hội, làm cho họ thấm nhuần tinh thần dân tộc, phát triển khả năng tri thức và tài khéo léo của họ. Chính vì vậy mà tỷ trọng chi cho giáo dục và văn hóa luôn giữ ở mức cao đạt 12,3% năm 1955; 12,1% năm 1960; 12,7% năm 1965; 11,4% năm 1970 và 12,6% năm 1975. Điều đó chứng tỏ Chính phủ Nhật Bản rất tha thiết với sự nghiệp giáo dục đào tạo và họ cũng nhận thức rõ một điều là nếu giao phó hoàn toàn công việc giáo dục cho khu vực tư nhân thì học phí sẽ cao sẽ có nhiều người không đi học được hoặc không theo hết số năm phải đến trường. Chính phủ còn tạo điều kiện để tạo ra trình độ đồng đều cho học sinh cả nước. Chính phủ ưu tiên đầu tư cho những trường nghèo và có điều kiện hạn chế trong việc nâng cao học vấn cho học sinh ở đó, chứ không quá tập trung cho các trường điểm ở

các thành phố lớn như ở một số nước khác. Do nỗ lực phục hồi và nhanh chóng “đuổi kịp” các nước phương Tây nên chính sách khoa học giáo dục kĩ thuật, giáo dục và đào tạo của Nhật không quá ưu tiên cho việc nghiên cứu khoa học cơ bản, cho sáng tạo, cho việc đào tạo những nhà nghiên cứu sâu mà tập trung vào việc nâng cao dân trí nói chung và đào tạo ra một đội ngũ đông đảo những người lao động có hiểu biết chung để tiếp thu, cải tiến và nâng cao tri thức và kĩ thuật nhập khẩu.

Nhờ những biện pháp tích cực trên mà Nhật Bản đã nhanh chóng nâng cao được trình độ học vấn của nhân dân và đông đảo những người lao động linh hoạt có kỉ luật, tinh thần tập thể, đạo đức, nền học vấn chung vững chắc làm nền tảng cơ sở cho việc tiếp thu khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Năm 1967, 99% trẻ em đều được đi học theo hệ 9 năm, 75% trẻ em đi học đã học lên hệ 12 năm, ở các thành phố lớn hơn, tỉ lệ này còn cao hơn. Ở Tokyo: 89,6%, Osaka: 82,3%, số thanh niên ra trường có trình độ đại học lên tới gần 30%. So với các nước có nền kinh tế phát triển khác, Nhật Bản ngay từ những năm 70 đã là nước có số dân có trình độ học vấn cao. Trong những năm 70, so với các nước, Nhật Bản có tỉ lệ mù chữ thấp nhất 0,7%.

Trình độ học vấn và kĩ thuậ của lực lượng lao động Nhật ngày càng cao “Trong gần 1 triệu người bước vào lực lượng lao động Nhật Bản sau khi rời ghế nhà trường năm 1955, có 60% mới chỉ đạt trình độ giáo dục bắt buộc 9 năm và chưa đầy 9% có trình độ đại học. Trong khi đó tới năm 1975, tỉ lệ người mới tham gia giáo dục có trình độ giáo dục bắt buộc giảm còn 6% và tỉ lệ đại học và cao đẳng đạt tới 35%” [14, tr.62].

Cho tới đầu những năm 70, hầu hết các công nhân trực tiếp sản xuất ở hiện trường đều đã tốt nghiệp trung học bậc cao. Nhờ có học lực như vậy mà công nhân Nhật Bản dễ dàng tiếp thu những điều giảng dạy và có thể tự vận

dụng kiến thức đã có vào giải quyết những vấn đề liên quan, giúp cải thiện quá trình sản xuất, tiếp thu và cải tiến nhanh kĩ thuật nhập khẩu…

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)