Ngoại thương

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 27)

6. Bố cục khoá luận

1.2.2.4. Ngoại thương

Chỉ trong 21 năm từ năm 1950 đến năm 1971, tổng kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản tăng 25 lần, từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng 30 lần từ 0,8 tỷ USD lên 21,0 tỷ USD; nhập khẩu tăng 21 lần từ 0,9 tỷ USD lên 19,6 tỷ USD. Đáng chú ý là các ngành công nghiệp nặng và hoá chất chiếm tới 61% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1965, tăng đáng kể so

với năm 1955 (41%). Nhật Bản đã đạt được mục tiêu tự lập về kinh tế bằng kỷ lục lần đầu tiên xuất siêu sang Mỹ trong cán cân thương mại năm 1959. Về khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Nhật Bản “nếu lấy khả năng xuất khẩu của Nhật Bản trước chiến tranh (1934 – 1936) là 100 thì năm 1955 là 71,5. Năm 1960 tăng lên 133,5. Mục tiêu tự lập kinh tế coi như đã đạt được” [12, tr.153].

Kết quả của sự phát triển trên khẳng định địa vị của Nhật trong lĩnh vực ngoại thương tư bản chủ nghĩa được nâng cao, đối sánh lực lượng trong phe các nước tư bản chủ yếu có sự thay đổi lớn. Năm 1950, phần của Nhật trong tổng xuất khẩu của thế giới tư bản mới chỉ chiếm 1,6%; năm 1972, tăng lên 7,8%. Nhật trở thành nước xuất khẩu hàng hoá lớn ngang với Anh, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ, CHLB Đức; về nhập khẩu cũng vậy, phần của Nhật tăng từ 1,4% lên 7,5% đứng hàng thứ 5 thế giới sau Mỹ, CHLB Đức, Anh, Pháp.

Trên thị trường của các nước tư bản phát triển, Nhật vẫn còn kém nhiều nước mặc dù thị trường này chiếm trên 50% tổng ngoại thương của Nhật. Đến năm 1968, Nhật đứng hàng thứ 8 sau Mỹ, CHLB Đức, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Lúcxembua về tổng giá trị trao đổi với khu vực trên. Mỹ là thị trường quan trọng nhất chiếm 1/3 tổng ngạch ngoại thương hàng năm của Nhật. Điều đó chứng tỏ trong thời kì từ năm 1950 đến năm 1970, sự bành trướng của Nhật sang các nước Tây Âu còn hạn chế.

Hướng bành trướng quan trọng nhất của Nhật là thị trường các nước đang phát triển. Tuy các nước đang phát triển mới chỉ chiếm 40% tổng ngạch ngoại thương của Nhật nhưng vị trí của Nhật trên thị trường này đều được tăng cường rõ rệt. Năm 1963, Nhật còn đứng hàng thứ 5 về tổng ngạch buôn bán với thị trường này, năm 1968 nó đã vượt các địch thủ lớn như CHLB Đức, Pháp, Anh và trở thành nước có thế lực lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và trong nhiều nước vai trò của Nhật đã vượt Mỹ. Trong khu vực các nước đang phát triển, Đông Nam Á có tầm quan trọng đặc biệt đối với tư bản độc quyền

Nhật Bản, vì riêng các nước này chiếm tới 1/3 tổng giá trị xuất, gần 20% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của Nhật. Các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 5% tổng ngạch ngoại thương của Nhật. Trong số các nước tư bản buôn bán với phe xã hội chủ nghĩa Nhật đứng hàng thứ 4.

Như vậy, chỉ trong hơn 20 năm từ một đế quốc bại trận, mất hết thuộc địa, nền ngoại thương tưởng như bị tê liệt, Nhật đã trở thành một trong những cường quốc về ngoại thương. Nó đã dẫn đầu các nước tư bản về khối lượng tiêu thụ hàng hoá sang nhiều nước và khu vực như Mỹ, Miến Điện, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Triều Tiên; cũng như về khối lượng thu hút hàng hoá, nguyên liệu từ các nước Mỹ, Úc, Liên Xô, Trung Quốc, Inđônêxia, Iran, Côoét, Ma lai, Pêru, Thái Lan… Cùng với sự tăng trưởng cao độ nói chung, ngoại thương Nhật Bản sau chiến tranh đã gia tăng mạnh mẽ. Là nước không được trời phú cho tài nguyên, do vậy để phát triển kinh tế không có một cách nào khác là phải nhập khẩu nguyên liệu, từ đó một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế là phải xuất khẩu thu ngoại tệ để duy trì nhập khẩu “không sợ quá lời mà nói rằng chỉ có gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu mới có thể đạt được tăng trưởng kinh tế cao độ” [28 ,tr.285].

Tại sao Nhật Bản giành được những thành tựu to lớn trên? Người ta có thể đưa ra rất nhiều nhân tố, nhưng một nhân tố cơ bản không thể thiếu là vai trò Nhà nước với những kế hoạch, biện pháp điều chỉnh rất hiệu quả.

Chương 2

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)