Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 26)

6. Bố cục khoá luận

1.2.2.3. Giao thông vận tải

Giao thông vận tải trong những năm 1950 đến năm 1960, tốc độ phát triển trung bình hàng năm ở Nhật là 4,4 %, từ năm 1960 đến năm 1969 gấp 3 lần đạt 12,1 %. Nếu lấy chỉ số phát triển năm 1950 là 100 thì năm 1969 là 406 gấp 4 lần trong gần 20 năm. Trong đó phát triển mạnh nhất là vận tải đường biển.

Trong chiến tranh, ngành vận tải đường biển Nhật bị tổn thất nghiêm trọng. Nhưng sau chiến tranh nó đã được phục hồi và phát triển nhanh, đặc biệt trong những năm đầu thập kỉ 70. Tháng 6 năm 1968, Nhật vẫn còn đứng hàng thứ 5 trên thế giới về vận tải đường biển với tổng trọng tải là 19,58 triệu tấn. Bước sang năm 1969, Nhật nâng trọng tải của đội tàu biển lên 28,98 triệu tấn, vượt cả Anh đứng hàng thứ hai thế giới sau Libêria. Trong 5 năm, từ năm

1970 đến năm 1974 Nhật tăng thêm 20,5 triệu tấn, vươn lên đứng hàng đầu về vận tải biển trong thế giới tư bản. Điều đó góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhật, tạo thế phát triển cho toàn bộ nền kinh tế lúc đó.

Vận tải hàng không được phục hồi và phát triển khá nhanh, mặc dù trong chiến tranh ngành này bị tổn thất nặng nề. Năm 1965, Nhật đã đứng hàng thứ 6 (tính theo người/ km) và hàng thứ 8 (tính theo tấn/ km) trong tổng số 110 nước tham gia tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Trong cơ cấu giao thông vận tải, ô tô đang chiếm địa vị ngày càng trội hơn đường sắt. Trong tài khoá 1969 – 1970, số ô tô đăng kí hoạt động trên đất Nhật Bản lên tới 15,3 triệu chiếc. Nhưng đường ô tô lại phát triển chậm.

Sau chiến tranh, ngành đường sắt được phục hồi và phát triển chậm. Trong chiến tranh đường sắt (không kể đường sắt địa phương), ở Nhật đã dài tới 20056 km, mặc dù bom Mỹ phá huỷ không nhiều mất khoảng 400 km, nhưng đến năm 1951, Nhật mới phục hồi lại được mức năm 1944, đến năm 1968, tổng số đường sắt là 20775 km. Số đầu máy hầu như không tăng: năm 1961 là 5013 chiếc, năm 1968 là 5016 chiếc. Do đó lượng vận tải hành khách cũng không tăng được bao nhiêu. Sự phát triển chậm chạp của ngành đường sắt ảnh hưởng lớn đến giao thông vận tải trong nước, nên từ năm 1969 Nhật đã bắt tay xây dựng một số tuyến đường sắt dài, đường ngầm qua biển để nối các đảo, các khu trung tâm công nghiệp với nhau.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)