6. Bố cục khoá luận
2.1.5. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
2.1.5.1. Cơ quan thực hiện có năng lực
Bên cạnh vai trò lập kế hoạch, điều chỉnh kinh tế Nhà nước Nhật còn có vai trò tổng quát hơn trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi. Lý luận để mặc tư nhân tự do kinh doanh cho rằng, vì thị trường có thể phối hợp các hoạt động kinh tế cá nhân nên không cần các thể chế khác can thiệp; nhưng trong điều kiện Nhật Bản, Chính phủ đã có thể đảm nhận những chức năng phối hợp tốt hơn thị trường. Sự phối hợp này là nhờ có kế hoạch chính sách phù hợp nhưng điều quan trọng không thể thiếu được là có cơ quan thực hiện tốt chức năng phối hợp này. Trong số các cơ quan Chính phủ có vai trò như thế, Bộ công nghiệp và Mậu dịch quốc tế (MITI) đã thu hút sự chú ý
nhiều hơn cả. MITI giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế Nhật Bản. Nó được thành lập vào năm 1949. Nhiệm vụ chính của nó bao gồm:
Xác định những hướng ưu tiên trong sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
Đề xuất việc giúp đỡ các ngành công nghiệp chiến lược, làm rõ các nguồn vốn cần thiết, các nguồn tài nguyên và đề nghị danh sách các công ty cần được ưu tiên.
Vạch ra và xác định vị trí các trọng tâm của chính sách nghiên cứu và công nghệ, xác định phương hướng phát triển tiếp theo của các ngành công nghiệp tiên tiến.
Theo dõi tình hình cạnh tranh và đầu tư của tư bản nước ngoài ở Nhật Bản.
Kế hoạch hóa và phối hợp các chiến lược tiếp thị chủ yếu có tầm cỡ quốc gia.
Từ những năm 50, MITI luôn luôn là một cơ quan đóng vai trò là một cơ quan trung tâm vạch kế hoạch và phối hợp các chương trình kinh tế. Trong việc thực hiện nhiệm vụ vạch chính sách phát triển công nghiệp, MITI hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính, Ngân hàng phát triển Nhật Bản và các Ủy ban cơ cấu công nghiệp là một cơ quan tư vấn đặc biệt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của MITI. Những bản báo cáo của nó chủ yếu mang tính chất dự báo và luôn có ý nghĩa vạch đường lối về cơ cấu công nghiệp.
MITI còn có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo dựng cơ cấu công nghiệp nặng sau chiến tranh. Như chúng ta đã biết, đầu tư vào công nghiệp nặng thường rất lớn, do vậy điều quan trọng là không nên cùng một lúc dồn quá nhiều đầu tư vào một lĩnh vực. Nếu tình trạng này xảy ra thì công suất sẽ dư thừa, đầu tư không có lãi và tất nhiên sẽ không khuyến khích được sự đầu tư trong tương lai. MITI đã sử dụng quyền lực của mình để đình chỉ các khoản đầu tư mới, nếu thuyết phục không được MITI có thể trừng phạt những
người đầu tư ngoan cố. Trong trường hợp cần khuyến khích, MITI có thể cho vay với lãi suất thấp thông qua Ngân hàng phát triển Nhật Bản và các tổ chức bán Chính phủ khác, nó có thể đưa ra các kích thích về thuế, trợ cấp đặc biệt và cũng có thể đảm bảo cung cấp được những cơ cấu hạ tầng cần thiết.
MITI cũng còn có vai trò to lớn trong việc phối hợp ngoài lĩnh vực đầu tư. Ví như khi có tình trạng thừa công suất, MITI sẽ cho phép lập các cacten tạm thời, khác với sự dàn sếp bí mật, các cacten này sẽ buộc các thành viên của các ngành công nghiệp đó phải đi tới một hạn ngạch sản xuất và làm cho họ có thể thu được một tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của mình ngay cả trong thời kỳ suy thoái. Khi giá cả trở lại bình thường thì các cacten này sẽ giải tán.
Với những vai trò lớn lao trong phần lớn kỷ nguyên hậu chiến, MITI đã thực sự trở thành “trung tâm chỉ huy của nền kinh tế Nhật phi chỉ huy (phi kế hoạch hóa)” – có một viên chức cao cấp Nhật đã nhận xét “có một từ để chỉ những đỉnh cao chỉ huy bằng tiếng Nhật, ít ra là xuyên suốt những năm 70, đó là MITI” [23, tr.284].
2.1.5.2. Pháp luật và trật tự
Điểm cuối cùng cần đề cập đến vai trò tích cực của Nhà nước Nhật Bản trong việc tạo dựng môi trường kinh tế thuận lợi cho tăng trưởng là hệ thống pháp luật và khả năng duy trì trật tự xã hội bằng pháp luật. Một thực tế được mọi người thừa nhận là hệ thống pháp luật ở Nhật rất chặt chẽ và người dân Nhật Bản tôn trọng pháp luật hơn người dân ở nhiều nước khác. Nhà nước đã hình thành được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp với từng thời kỳ. Pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Ở Nhật, không ít những vụ các Thứ trưởng và Bộ trưởng cũng như các quan chức cấp cao của Chính phủ phải ra tòa hoặc vào tù vì phạm tội. Nhờ luật pháp nghiêm minh mà ở Nhật không những có tỷ lệ phạm tội thấp nhất thế giới, mà tỷ lệ vụ án được phát hiện cũng thuộc loại cao nhất thế giới. Để có được trật tự xã hội ổn định thì ngoài hệ
thống pháp luật, những quan chức Chính phủ phải là những người làm gương và nghiêm túc thực hiện. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển cho thấy vấn đề luật pháp và trật tự nảy sinh trước hết không phải vì thiếu luật mà vì các quan chức Chính phủ sử dụng quyền lực của mình một cách tùy tiện để làm giàu cho bản thân. Ở Nhật Bản cũng có nhiều vụ tham nhũng liên quan đến các quan chức song về cơ bản họ là những người trong sạch.
Trật tự xã hội còn được duy trì từ những thể chế và giá trị truyền thống nhất định. Chẳng hạn hệ thống gia đình truyền thống là một thể chế được Chính phủ giữ lại và khuyến khích. Có người cho rằng hệ thống gia đình với tất cả sự cứng nhắc và không linh hoạt của nó sẽ gây ra trở ngại cho hiện đại hóa xí nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là việc tuyển mộ và di chuyển lao động. Song nếu xét kỹ hơn ta thấy rõ hệ thống gia đình Nhật Bản đã đóng góp vào kiểu hợp tác mới giữa con người và con người; mặt khác nó góp phần phát triển quan hệ gia trưởng giữa chủ và thợ vốn là một đặc điểm của các quan hệ công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh.
Vai trò duy trì pháp luật và trật tự của Nhà nước nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi có sự đóng góp của nhiều nhân tố. Thứ nhất, là do lịch sử cai trị xã hội bằng pháp luật một cách nghiêm ngặt từ thời chính quyền Tokugawa đã tạo cho nhân dân thói quen tuân thủ các nhà chức trách. Thứ hai, là bộ máy quan chức Chính phủ được nhân dân kính trọng thậm chí nể sợ. Ở Nhật Bản, nhân dân được quyền tự do của mình từ Chính phủ, còn Chính phủ cho tới gần đây vẫn giữ độc quyền về quyền lực và ban quyền tự do cho người khác. Đó là điều khác hẳn với các nước phương Tây, ở đó các chính phủ tiếp nhận quyền lực của họ từ nhân dân. Thứ ba, sức mạnh trên của Nhà nước có lẽ bắt nguồn từ truyền thống phong kiến của Nhật Bản, song điều chắc chắn là do Chính phủ đã thu hút được những người có năng lực,
làm cho bộ máy quan chức này trở thành một tổ chức tinh hoa, được nhân dân thừa nhận.
2.1.6. Vai trò phát huy và sử dụng nhân tố con người vào phát triển kinh tế tế
Như chúng ta đã biết Nhật Bản là nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên và diện tích đất đai nên việc phát huy nhân tố con người vào phát triển kinh tế là điều hết sức cần thiết. Mặt khác, sau chiến tranh Nhật Bản là một nước có dân số đông, năm 1947 dân số Nhật Bản là 78 triệu người “có mật độ khá cao chứng trên 200 người/km2” [14, tr.38]. Về cơ bản dân số đông là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vì đó là nguồn cung cấp và dự trữ lao động dồi dào, là một trong ba nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất. Xuất phát từ thực tế trên, Nhà nước Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới hai đã có nhiều chính sách cụ thể để làm sao nuôi dưỡng dân chúng trong điều kiện tốt nhất có thể.
Chính phủ đã tìm cách cải thiện triệt để các điều kiện ăn uống, dinh dưỡng và sức khỏe của dân chúng bằng nhiều nghiên cứu và phổ biến thông tin về chế độ dinh dưỡng của lương thực trên khắp các địa phương. Chính phủ đã ban hành những luật xúc tiến việc nghiên cứu khoa học ăn uống và khuyến khích cải tiến dinh dưỡng cho phù hợp với người Nhật, giúp đỡ đào tạo những chuyên gia về dinh dưỡng. Vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em được đặc biệt chú ý. Cụ thể tại hầu hết các trường học từ nhà trẻ đến hết giáo dục bắt buộc và một phần ở các trường Đại học đều có chương trình tổ chức bữa ăn trưa cho học sinh. Kinh phí bữa ăn do Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương trợ cấp và do cha mẹ học sinh đóng góp. Điều quan trọng của “Chương trình bữa ăn trưa cho học sinh” là các nhà dinh dưỡng Nhật Bản giáo dục được cho học sinh về tầm quan trọng và tác dụng của dinh dưỡng, cung cấp , cung cấp cho các em kiểu mẫu về những bữa ăn đủ dinh dưỡng,
phù hợp lứa tuổi. Hàng năm, những chương trình nghiên cứu dinh dưỡng lại đưa ra những tiêu chuẩn dinh dưỡng phù hợp cho từng lứa tuổi ở Nhật Bản. Các đội tự nguyện được tổ chức làm nhiệm vụ tuyên truyền ở các địa phương về ăn uống dinh dưỡng và hợp vệ sinh thông qua nhiều hình thức trong đó chú ý nhất là hình thức “những chiếc xe bếp ăn”.
Trong lĩnh vực sức khỏe, tỷ lệ tổng sản phẩm quốc dân chi cho y tế đã tăng lên nhanh trong nhiều năm sau khi tạo dựng được chế độ chăm sóc sức khỏe cho toàn dân vào cuối những năm 50, rồi được giữ vững trừ các năm 1973 đến 1975, khi nó được gia tăng để theo kịp với mức lạm phát trong khi tổng sản phẩm quốc dân vẫn giữ ở mức cũ. Tính tổng quát “tỷ lệ của tổng sản phẩm quốc dân dành cho chăm sóc sức khỏe đã tăng từ 2,6% năm 1961 lên 4,3% năm 1975 và trong khi tổng sản phẩm quốc dân tăng 7 lần thì chi phí cho chăm sóc sức khỏe tăng gấp 12 lần trong cùng thời kì” [14, tr.46]. Chi phí của Nhật Bản cho chăm sóc sức khỏe, kể cả tỉ lệ bác sỹ, y tá, bệnh viện và giường bệnh so với dân số vào giữa những năm 70 đã cao hơn mức trung bình các nước Tây Âu.
Ngoài đầu tư cho sản xuất, nhập khẩu các thiết bị y tế và các loại thuốc men hữu hiệu mới, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng dịch cũng được giới quan chức Nhật Bản quan tâm đặc biệt. Việc kiểm tra các cửa hàng ăn, bệnh viện có tuân tuân thủ các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và vệ sinh được tiến hành thường xuyên. Các nhân viên y tế thường xuyên tổ chức khám sức khỏe cho thanh thiếu niên, thường xuyên tiêm chủng các loại vác xin cho học sinh và trẻ em. Các phương tiện truyền thông cũng có vai trò tích cực trong việc phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Đài phát thanh và truyền hình Nhật Bản thường cung cấp những kiến thức chi tiết cho các bà mẹ về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Nhờ các hoạt động trên mà sức khỏe của người dân Nhật sau chiến tranh được cải thiện rõ rệt cả về chiều cao, trọng lượng và tuổi thọ. Tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh đã giảm mạnh, từ 16,17% sau chiến tranh xuống còn hơn 6% vào đầu những năm 70. Chiều cao và trọng lượng cở thể của thanh thiếu niên Nhật Bản đã được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ của người dân Nhật Bản được nâng cao không kém tuổi thọ của các nước công nghiệp phát triển khác “Năm 1955 tuổi thọ của người Nhật là 63,5 – 67,8 thì đến năm 1970 tăng lên 69,3 – 74,7 và năm 1975 là 71,8 – 77, trong đớ độ tuổi trung bình của Mỹ năm 1975 là 68,7 – 76,5” [14, tr48]. Đây là những yếu tố quan trọng để có nguồn lao động khỏe mạnh đủ khả năng tham gia sản xuất phát triển kinh tế.
Như trên đã đề cập, dân số đông là một điều kiện cần thiết và thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng nạn thất nghiệp cao, tỉ lệ tăng dân số nhanh trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn cũng tạo ra nguy cơ kìm hãm tăng trưởng kinh tế và giảm chất lượng lao động. Không thể dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng dư thừa và tăng dân số như trước, nhưng kinh tế - xã hội sẽ không thể phát triển nếu không giải quyết vấn đề dân số. Đó là thách thức to lớn đặt ra cho Chính phủ và các nhà dân số học.
Vì vậy Chính phủ coi việc giảm tốc độ tăng dân số là một trong những vấn đề ưu tiên giải quyết để tạo đà cho tái thiết đất nước và phát triển kinh tế. Năm 1948, Luật Bảo vệ và Ưu sinh được ban hành, việc phá thai được hợp pháp hóa ở một trong những điều kiện nhất định và ngày càng được nới rộng. Năm 1952, chương trình kế hoạch hóa gia đình và các hoạt động liên quan của Bộ Y tế và phúc lợi xã hội được triển khai trên toàn quốc. Chương trình này đặt mục tiêu trước hết là đem lại hạnh phúc cho người dân. Đi đôi với việc tuyên truyền các biện pháp y tế (thông tin hướng dẫn về phòng tránh thai, cung cấp rộng rãi các phương tiện phòng tránh thai…), chương trình thông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoạt động xã hội nâng cao nhận thức của dân chúng về nguy cơ của vấn đề tăng dân số quá nhanh, về tác dụng của việc giảm dân số.
Thực tế khó khăn sau chiến tranh và các biện pháp tuyên truyền tích cực trên đã khiến người dân Nhật Bản rất có ý thức cần thiết về việc giảm sinh. Sau một thời gian thực hiện chính sách dân số Nhật Bản đã đạt được kết quả khả quan. Trong vòng 10 năm, từ năm 1947 đến năm 1975 tỉ lệ sinh đẻ đã giảm còn 1,7 %. Cùng với tỉ lệ sinh đẻ giảm, tốc độ tăng dân số cũng giảm tương ứng. Từ chỗ tăng 2,84% vào năm 1945, đã giảm còn 1,01% năm 1965. Có thể nói, Nhật Bản sau chiến tranh đã giải quyết thành công vấn đề tăng dân số. Nếu các nước Tây Âu phải mất hơn 50 năm mới chuyển sang được thời kì tăng trưởng dân số thấp thì Nhật Bản chỉ mất 10 năm. Đây chính là một yếu tố thuận lợi cho việc tập trung nâng cao chất lượng dân số và phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng giáo dục vì cho rằng con người là yếu tố quyết định tăng trưởng; giáo dục là công cụ hiệu quả để dậy cho công chúng biết quy tắc xã hội, làm cho họ thấm nhuần tinh thần dân tộc, phát triển khả năng tri thức và tài khéo léo của họ. Chính vì vậy mà tỷ trọng chi cho giáo dục và văn hóa luôn giữ ở mức cao đạt 12,3% năm 1955; 12,1% năm 1960; 12,7% năm 1965; 11,4% năm 1970 và 12,6% năm 1975. Điều đó chứng tỏ Chính phủ Nhật Bản rất tha thiết với sự nghiệp giáo dục đào tạo và họ cũng nhận thức rõ một điều là nếu giao phó hoàn toàn công việc giáo dục cho khu vực tư nhân thì học phí sẽ cao sẽ có nhiều người không đi học được hoặc không theo hết số năm phải đến trường. Chính phủ còn tạo điều kiện để tạo ra trình độ đồng đều cho học sinh cả nước. Chính phủ ưu tiên đầu tư cho những trường nghèo và có điều kiện hạn chế trong việc nâng cao