Chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 49)

6. Bố cục khoá luận

2.1.3.3. Chính sách đầu tư

Cũng như chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư cũng góp phần không nhỏ vào việc điều tiết kinh tế của Nhà nước. Trước tiên Nhà nước thực hiện chính sách đầu tư ổn định. Trong khi đầu tư tư nhân lên xuống thất thường, tăng vọt trong những năm phồn thịnh, sụt xuống trong những năm khủng hoảng thì đầu tư Nhà nước lại tương đối ổn định, giảm xuống trong những năm phồn vinh nhằm tránh cho nền kinh tế phát triển quá nóng và tăng trong những năm khủng hoảng nhằm dịu mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng.

Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng năm 1958, đầu tư vào tư bản cố định của tư nhân giảm xuống chỉ còn 96,6% so với trước, ngược lại đầu tư vào tư bản cố định của Nhà nước lại tăng hơn năm trước 20,2%; trong cuộc khủng hoảng năm 1965 cũng vậy, đầu tư tư nhân giảm xuống còn 99,2% so với năm trước, đầu tư của Nhà nước lại tăng hơn trước 10%. Năm 1967, trước tình hình kinh doanh quá nóng, Nhà nước gần như giữ nguyên mức đầu tư vào tư bản cố định (99,3%) so với năm trước trong khi đó đầu tư vào tư bản cố định của tư nhân lại tăng hơn năm trước 26%.

Bên cạnh đó, Nhà nước chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của sản xuất và xã hội, vào xây dựng những công trình khoa học mới cũng như nghiên cứu những công trình khoa học lớn. Việc đầu tư vào lĩnh vực này thường không dẫn đến tình trạng tăng nhanh một cách trực tiếp lượng hàng hóa trên thị trường mà chủ yếu là thu hút vật tư và lao động thừa trên thị trường, do đó làm giảm nhẹ áp lực cuộc khủng hoảng. Mặt khác, những ngành Nhà nước đầu tư đều đòi hỏi khối lượng tư bản lớn, vốn chu chuyển chậm, hiệu quả kinh tế thấp nhưng lại là những ngành cơ bản, không thể thiếu được trong thực hiện tái sản xuất mở rộng và phát triển những ngành công nghiệp mới, có năng suất cao.

Như vậy là đầu tư của Nhà nước không những có tác dụng giảm nhẹ thiệt hại của các tổ chức độc quyền trong cuộc khủng hoảng chu kì mà còn tác

dụng mở đường giúp các tổ chức độc quyền phát triển những ngành sản xuât “rất hời” như ngành hoá lọc dầu, điện tử, nguyên tử…

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)